Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Chu Đức: Thứ tư 15/05/2024, 10:12 (GMT+7)

Khoảng hơn 2 tháng trở lại đây, các tỉnh miền Tây Nam Bộ xuất hiện nhiều đợt xâm nhập mặn vào sâu nội đồng cùng các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, hệ thống sông Tiền, sông Hậu.

Dù chính quyền các địa phương đã có những giải pháp để đảm bảo nước sạch nhưng ở những nơi xa điểm cấp nước, bà con rất vất vả vì thiếu nước.

 Trong bối cảnh đó, nhiều hoạt động thiện nguyện kêu gọi hỗ trợ, tiếp nước sinh hoạt, nước uống đã được tổ chức để “giải khát” cho bà con ở những vùng sâu, vùng xa so với điểm cấp nước.

Một trong số đó là nhóm Thiện nguyện Tâm an Bình Dương với hàng trăm mét khối nước gửi tới bà con. 

Những chuyến xe nước sạch nghĩa tình là chương trình thiết thực của nhóm Tâm An Bình Dương gửi tới bà con ở vùng hạn mặn Tiền Giang

Những chuyến xe nước sạch nghĩa tình là chương trình thiết thực của nhóm Tâm An Bình Dương gửi tới bà con ở vùng hạn mặn Tiền Giang

“Không có nước, chúng tôi phải đi xin nước người ta/Hôm nay là lần đầu tiên có xe tới tặng nước, nếu mà mình mua thì cả bình cả nước là bốn mấy ngàn đấy. Còn đi đổi nước thì mỗi lần 12 ngàn. Làm thiện nguyện thế này, tuổi trẻ làm thế là quý lắm. Vừa nãy tôi mới lên mới biết, bất ngờ lắm”.

Vừa rồi là những chia sẻ của bà con tại những ấp ở vùng sâu, vùng xa điểm cấp nước, điều kiện giao thông khó khăn ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, một trong những địa phương chịu nắng hạn gay gắt và xâm nhập mặn nặng nề.

Họ rất cảm động trước chương trình “Những chuyến xe nước sạch nghĩa tình” của nhóm thiện nguyện Tâm An Bình Dương. Bởi lẽ, tình cảnh của họ khi được tặng nước đúng theo nghĩa đen của câu nói: “Nắng hạn gặp mưa rào”.

Do nắng gắt và hạn mặn hoành hành, bà con ở vùng sâu vùng xa điểm cấp nước đang ngóng các chuyến xe tặng nước uống từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân và các nhóm thiện nguyện

Do nắng gắt và hạn mặn hoành hành, bà con ở vùng sâu vùng xa điểm cấp nước đang ngóng các chuyến xe tặng nước uống từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân và các nhóm thiện nguyện

Chị Võ Thị Phương Thảo, khu Hòa Thơm 2, thị trấn Tân Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang chia sẻ, hiện nay đã là tháng thứ ba nắng hạn trên địa bàn. Bà con ở vùng sâu, vùng xa rất khó khăn về nước sạch: “Nước thì cũng không còn dự trữ ở hồ máy luôn, bà con rất cần. Cây trồng này kia đều không còn nước để tưới. Chủ yếu mỗi ngày bà con đều chờ đợi mạnh thường quân cho nước như hôm nay. Còn cây trồng, vật nuôi thì đều không đủ nước, ao hồ đều khô cạn hết rồi”.

Chị Phương Thảo là người kết nối, khảo sát và giới thiệu cho nhóm thiện nguyện Tâm An Bình Dương tới nhiều địa bàn đặc biệt khó khăn, như ấp Kinh Giữa 1, Trại Cá, Ruộng Cạn, Ấp Xóm Tựu, Bồ Đề, Ấp Ông Gồng, Bà Lãnh, Ấp Pháo Đài, Phú Tân, Phú Đông, Bến Chùa, Cù Lao…

Theo anh Phạm Thái Bình, đại diện nhóm Tâm An Bình Dương, với những thông tin nắm được thông qua các fanpage địa phương, người dân sở tại, nhóm đã tổ chức liên tiếp 5 đợt tặng nước trong 1 tháng qua cho bà con ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Điểm khác biệt của nhóm so với các nhóm khác là chủ yếu chuyển nước uống, thay vì nước sinh hoạt, và có triển khai các phương tiện như xe tải cỡ nhỏ, xe 7 chỗ, xe ba gác, máy cày để vận chuyển nước vào sâu nhất có thể các khu dân cư: “Một số đoàn đi xe lớn chỉ cho nước ở đường lớn. Còn mấy xã đường chỉ 1 mét mấy đến 2 mét thôi, nên xe lớn không vào được. Nhóm đã hỏi những người kết nối sống ở đó để tìm hiểu thì được biết xe chỉ khoảng 2 tấn, dưới 3 tấn là vào được. Nhóm đã sử dụng những chiếc xe nhỏ để đi vào những vùng giao thông khó khăn”.

Trong hơn 1 tháng qua, nhóm Tâm An Bình Dương thực hiện 5 đợt tặng nước với tổng cộng 130 mét khối nước uống đến tận tay bà con thiếu nước.

Trong hơn 1 tháng qua, nhóm Tâm An Bình Dương thực hiện 5 đợt tặng nước với tổng cộng 130 mét khối nước uống đến tận tay bà con thiếu nước.

Dù mới thành lập từ năm 2023, nhưng đến nay, Thiện nguyện Tâm An Bình Dương đã quy tụ được hơn 40 thành viên, đa số là các bạn trẻ. Nhóm có nhiều hoạt động ý nghĩa, hiệu quả như tặng quà, hỗ trợ học bổng cho trẻ em nghèo, hoàn cảnh khó khăn, sửa nhà cho người hoàn cảnh đặc biệt. Qua đó, thu hút được các nhà hảo tâm, cộng đồng xã hội cùng chung tay gánh vác.

Anh Phạm Thái Bình cho biết, các “chuyến xe nước sạch nghĩa tình” do nhóm tổ chức đã tặng tổng cộng 130 mét khối nước cho bà con ở Tiền Giang. Niềm vui, nụ cười hạnh phúc của bà con khi xách nước về chính là động lực để nhóm tiếp tục kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng, tìm ra những giải pháp phù hợp nhất để hỗ trợ bà con: “Về bình nước, nhóm mua theo công ty. Có công ty hỗ trợ giá nước cho nhóm. Bình 21 lít thì không cho người dân được, vì đi xong về sẽ phải trả lại cho công ty. Chủ yếu là cho loại can 30 lít, với nước suối cho người già, trẻ nhỏ, những người không thể bưng được loại 30 lít, nó nặng quá. Nhóm chuyển tặng lốc nước suối 24 chai. Người dân chỗ đó rất vui khi nhóm chúng tôi xuống. Có người cho đu đủ, thanh long hay chuối biếu đoàn”

Là người kết nối và cũng tham gia cùng Nhóm Thiện nguyện Tâm An Bình Dương trao nước cho bà con, chị Võ Thị Phương Thảo cảm thấy bản thân đã có sự thay đổi nhận thức về những điều mà trước đây nghĩ là bình thường: “Từ ngày em đi bên thiện nguyện này, em cảm thấy giọt nước rất quý giá. Thực sự, khi chưa có hạn, mình dùng rất hoang phí. Bình thường không có gì, nhưng hạn xuống rồi, thì mình thấy giọt nước rất quý. Khi mà đổ nước ra, mình cảm thấy rất tiếc”

Trong khi đó, nhờ trực tiếp đi cùng các chuyến xe nước sạch nghĩa tình, anh Phạm Thanh Bình thấu hiểu được nỗi vất vả, gian truân của bà con vùng hạn mặn. Anh có sự trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động: “Nhờ những chuyến đi này, tôi thấy người dân ở dưới đó rất cần nước. Họ trân quý những giọt nước mình mang xuống. Mấy ngày trời họ uống nước rất dè xẻn. 5 lần đi chúng tôi đều thu được kinh nghiệm cho những chuyến tiếp theo. Đây là những hoạt động rất ý nghĩa, chúng tôi được tiếp cận trực tiếp với người dân dưới đó, hiểu được những khó khăn của những người ở vùng hạn mặn, khi không có nước sử dụng”

Thông điệp của nhóm là 'san sẻ yêu thương, ở đâu có khó khăn, ở đó có những bước chân thiện nguyện, dấu ấn của những người trẻ'.

Thông điệp của nhóm là 'san sẻ yêu thương, ở đâu có khó khăn, ở đó có những bước chân thiện nguyện, dấu ấn của những người trẻ'.

Ngay lúc này, khi những chuyến tiếp nước hiện tại chưa xong, những chuyến tiếp theo đã nằm trong kế hoạch của nhóm Tâm An Bình Dương. Nhiều chuyến xe sẽ tới những địa điểm cách trở về giao thông, phải đi phà qua, xuyên đường đất nhỏ hẹp mới tới được, nơi bà con vẫn đang mỏi mòn chờ nước.

“San sẻ yêu thương, ở đâu có khó khăn, ở đó có những bước chân thiện nguyện” - Đó cũng là thông điệp mà những người trẻ trong nhóm muốn gửi gắm đến cộng đồng.         

---

Các bạn thân mến.

Nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bữa cơm bán trú ‘bất ổn’ ở trường chuẩn Lương Định Của giờ ra sao?

Bữa cơm bán trú ‘bất ổn’ ở trường chuẩn Lương Định Của giờ ra sao?

Sau loạt bài về câu chuyện “Quá nhiều bất ổn ở ngôi trường chuẩn” của VOV Giao thông cách đây nửa tháng, nhiều phụ huynh bày tỏ tán thành với những phản ánh là đúng sự thật, và bữa cơm bán trú của các em có chút chút cải thiện.

Chuyện về chiếc máy bay huấn luyện và tuần tra lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam

Chuyện về chiếc máy bay huấn luyện và tuần tra lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam

Ở tuổi 50, ông Trần Hải Đăng đã có một quyết định táo bạo: cùng các đồng sáng lập khởi nghiệp bằng việc sản xuất chiếc máy bay huấn luyện tuần tra TP-150.

Hà Nội cấm phương tiện gây ô nhiễm bằng cách nào?

Hà Nội cấm phương tiện gây ô nhiễm bằng cách nào?

Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Tuy nhiên, quyết tâm này không dễ thực hiện khi công tác chuẩn bị chưa sẵn sàng.

Bếp chay 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Bếp chay 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Với tất cả tâm huyết và lòng nhân ái, suốt 2 năm qua, vợ chồng ông Mạch Phú Cường và bà Nguyễn Thị Kim Lan ở quận Cái Răng, TP. Cần Thơ cần mẫn chuẩn bị những phần cơm chay ấm nóng, mang đến cho những bệnh nhân nghèo và người nuôi bệnh tại các bệnh viện ở TP. Cần Thơ...

Nhớ thời cà phê vợt

Nhớ thời cà phê vợt

Với những ai thích cà phê thì cà phê vợt luôn có sức hấp dẫn riêng. Không chỉ đơn thuần là một loại thức uống, mỗi ly cà phê vợt còn chứa đựng những câu chuyện và kỷ niệm khó quên của một thời đã qua.

Xe điện trẻ em vẫn 'tung hoành' ở phố đi bộ Hồ Gươm

Xe điện trẻ em vẫn "tung hoành" ở phố đi bộ Hồ Gươm

Dù đã có lệnh cấm, nhưng dịch vụ cho thuê ô tô điện, xe cân bằng và đặc biệt là xe drift, dòng xe biến tướng từ xe điện vẫn ngang nhiên hoạt động ở phố đi bộ Hồ Gươm.

Hàng me thì thầm

Hàng me thì thầm

Không chỉ mang trong mình những ký ức lãng mạn với lá me bay, mà những cây me trăm tuổi còn tồn tại ở Hà Nội, còn mang trong mình nhiều câu chuyện lịch sử - xã hội đáng nhớ, đáng ngẫm.