Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hỏa hoạn nghiêm trọng, đừng để nỗi đau thêm dài

Phóng viên - 06/04/2021 | 5:41 (GTM + 7)

Chỉ trong mấy ngày gần đây, liên tiếp những vụ cháy thương tâm xảy ra trong khu vực dân cư tại Hà Nội và TP.HCM làm 12 người thiệt mạng. Hậu quả to lớn này đang đặt ra những thách thức trong công tác phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư.

Vậy cần làm gì để thay đổi ý thức, tăng cường phòng cháy, chữa cháy (PCCC) sao cho hiệu quả, để không tái diễn những nỗi đau tương tự.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hiện trường vụ cháy thương tâm tại ngôi nhà trên phố Tôn Đức Thắng, khiến 4 người tử vong (Ảnh: Lao động)

Hai vụ hỏa hoạn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người xảy ra mới đây đều có chung đặc điểm là nạn nhân không có đường thoát thân. Tại vụ cháy ở Thủ Đức, TP.HCM, số xe máy để phía trước nhà, nơi có cửa thoát hiểm duy nhất đã bắt lửa, chặn lối thoát.

Còn vụ cháy xảy ra tại phố Tôn Đức Thắng, cả khu vực sân thượng và các cửa sổ đều được hàn kín. Hậu quả khiến các nạn nhân tử vong trong sự bất lực của những người xung quanh.

Nghe thông tin về vụ cháy khiến 4 người tử vong tại ngôi nhà trên phố Tôn Đức Thắng, anh Trần Trung Kiên ở Khu tập thể Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cảm thấy rất lo lắng bởi nhà anh cũng như nhiều gia đình trong khu tập thể này đều làm “chuồng cọp” để chống trộm:

“Nhà em, nhà ở ngoài hay trên này thì đều “chuồng cọp” hết! Tâm lý chung của đại đa số mọi người ở khu tập thể này không đề phòng khả năng cháy, vì tỷ lệ xảy ra quá thấp”.

Không chỉ có “chuồng cọp” bịt lối thoát hiểm mà tại đây, ô tô dừng đỗ tràn lan trong ngõ “chặn” đường xe cứu hỏa, còn người dân, những người vừa sử dụng nhà ở vừa làm nơi kinh doanh, buôn bán thì vẫn thờ ơ, chủ quan với việc PCCC:

"Bảo là lo ngại thì cũng chẳng biết thế nào là lo được! Cửa hàng nhà mình bé, sử dụng điện ít nên cũng chẳng lo lắng!"

"Các nhà cao tầng, “chuồng cọp” này thường chỉ có một lối, không lối thoát. Công an cứ đi tuyên truyền, chính quyền cứ nhắc nhở, nhưng thực trạng nó vẫn xảy ra, khó khắc phục!"

"Ô tô ở đâu họ cứ đến đỗ cả ngày, 2-3 hàng, xe cứu hỏa có muốn cứu ở trong này cũng không vào được!"

Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an phân tích, các vụ hỏa hoạn vừa qua đều có nguyên nhân không mới, song hậu quả lại đặc biệt nghiêm trọng:

“Các vụ cháy thường xảy ra vào đêm, lúc mọi người không chú ý nên khi hỏa hoạn thì không biết hoặc cháy lớn mới biết. Lúc đó, người trong nhà không bình tĩnh, hoảng loạn. Thêm nữa, các gia đình thường chỉ có 1 cửa ra vào, đêm thì lại khóa nhiều lớp cửa”.

Hàn kín không gian thoáng của ngôi nhà hoặc gia cố thêm các “chuồng cọp” với mục đích bảo đảm an ninh, tăng diện tích... là vấn nạn cố hữu ở các căn nhà cũ sau nhiều lần cải tạo, cơi nới, các căn hộ khu tập thể và thậm chí là những ngôi nhà cao tầng vừa xây mới.

Cách làm này dù có phần hiệu quả trong phòng, chống trộm nhưng lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn công trình, đặc biệt gây mất an toàn trong phòng cháy, chữa cháy. Phần vật liệu các gia đình sử dụng thường bằng sắt thép, bê tông kiên cố, gây cản trở tiếp cận hiện trường khi hỏa hoạn xảy ra để dập lửa và giải cứu nạn nhân.

Đại tá Lê Văn Hiến, Phó Trưởng Công an quận Đống Đa cho biết, mặc dù lực lượng Công an đã phối hợp các cơ quan liên quan tuyên truyền, tổ chức ký cam kết đến từng hộ dân, nhưng đối với những ngôi nhà ống không có lối thoát hiểm thì nguy cơ xảy ra cháy sẽ vẫn còn chực chờ, và còn cháy thì còn thương vong: 

“Các nhà mà có chuồng cọp thì phải phá dỡ hoặc cắt một phần tạo thành những cửa sổ có khóa để khi cần thiết có thể thoát nạn được. Lực lượng PCCC sẽ kiên quyết hơn yêu cầu người dân có phương án, giải pháp an toàn phòng cháy, nhất là khắc phục các điều kiện về phương án thoát hiểm để đường cùng có thể thoát ra ngoài đảm bảo tính mạng, những gia đình cố tình vi phạm sẽ bị xử lý”.

Trao đổi về vấn đề này, KTS Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, chúng ta đã có những quy định cụ thể về mật độ xây dựng và việc phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư. Nhưng thực tế, có rất nhiều nơi đã tự ý cơi nới, quây kín ngôi nhà.

Theo KTS Trần Huy Ánh, cần làm rõ và nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương và lực lượng chức trách trong công tác PCCC để đảm bảo hiệu quả việc phòng cháy tại chỗ và chữa cháy ban đầu:

“Trong quản trị đô thị, trong xây dựng và tổ chức hoạt động tại địa phương phải có kế hoạch, việc làm cụ thể hơn để tổ chức sống an toàn trong khu dân cư. Sau những vụ hỏa hoạn lớn như thế chúng ta cần suy nghĩ về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc giám sát, hướng dẫn người dân, vận động bà con để loại trừ những nguy cơ hỏa hoạn rình rập”.

Ngoài việc người dân còn chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của công tác phòng chống cháy nổ; quy hoạch và cơ sở hạ tầng khu dân cư còn tồn tại nhiều bất cập, thì cũng cần phải nói tới nhiều vi phạm về phòng cháy chữa cháy, chưa được các cơ quan quan tâm giải quyết dứt điểm và còn nhiều trường hợp không chấp hành nghiêm những quy định về phòng cháy, chữa cháy mà chưa bị xử lý.

Sự lơ là, chủ quan của người dân đối với “giặc lửa” là nghịch lý và là nguyên nhân chính gây nhiều vụ cháy lớn (Ảnh: Zing)

Trong thời gian gần đây, tình hình cháy, nổ trên địa bàn cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng diễn biến phức tạp. Nhiều vụ cháy nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra, gây hậu quả thảm khốc về tính mạng và tài sản.

Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, các vụ hỏa hoạn này xuất phát từ “Những nghịch lý chết người".

Từ những vụ cháy nổ lớn gây thiệt hại đáng tiếc về người và của cho thấy những nghịch lý khiến nguy cơ mất an toàn PCCC luôn ở mức báo động:

Nghịch lý là người dân phòng trộm mà quên phòng cháy, khi lối thoát an toàn trong trường hợp xảy ra cháy nổ tại nhà dân bị bịt kín bằng “chuồng cọp” để chống trộm. Vì mối lo trộm cắp mà mọi người quên đi rằng mỗi gia đình cần ít nhất 1 lối thoát hiểm để phòng cháy nổ không may xảy ra.

Nghịch lý là người dân có thể chi nhiều tiền để mua sắm trang thiết bị hiện đại trong gia đình nhưng không bỏ ra vài trăm nghìn đồng để mua những thiết bị báo cháy, bình chữa cháy... Suy nghĩ chủ quan với việc trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy “việc đó để sau” khiến khi xảy ra sự cố thì công tác chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Những nghịch lý này tạo nên những ngôi nhà được lắp đặt lồng sắt, bịt kín mặt tiền, chặn hết các phương án thoát nạn khẩn cấp. Khi xảy ra hỏa hoạn, căn nhà như chiếc lồng kiên cố nhốt các nạn nhân trong đó. Lực lượng cứu hỏa và người dân dù đã rất cố gắng tìm cách giải cứu, nhưng đành bất lực.

Để hóa giải những nghịch lý vừa nêu, để những nỗi đau do hỏa hoạn gây ra được kìm chế thì công tác tuyên truyền vận động người dân cần phải được đưa lên hàng đầu; đồng thời với hướng dẫn, xử lý những vi phạm về công tác PCCC. Một khi từng người dân có ý thức rõ về hiểm họa cháy, nổ sẽ chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng, tránh. 

Qua theo dõi cho thấy hỏa hoạn có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, cho dù đang mùa mưa hay mùa khô; ở bất cứ nơi nào, dù chung cư cao tầng hay nhà phố riêng biệt. Vì thế, công tác vận động, tuyên truyền về công tác PCCC vừa cần thường xuyên, liên tục để kịp thời nhắc nhở người dân.

Mặt khác phải linh hoạt, sâu sát tới từng địa bàn với những đặc điểm xây dựng, kinh doanh, sinh hoạt cụ thể. Nội dung tuyên truyền có lẽ không nên dừng lại ở việc thông tin về các quy định của pháp luật về PCCC mà cần trực quan, sinh động để người dân tích cực tham gia học tập, nắm vững các kiến thức phòng ngừa, đặc biệt là những kỹ năng xử lý tình huống cháy nổ từ ban đầu.

Bên cạnh đó, mỗi nhà, mỗi gia đình phải chủ động trong việc tự hình dung, xây dựng phương án xử lý sự cố cháy nổ trong nhà mình. Ví dụ nếu đám cháy xảy ra ở tầng 1, các thành viên trong gia đình sẽ chọn thoát nạn ra lối nào... Hoặc khi cháy ở tầng 3 thì di chuyển xuống tầng 1, cách xử lý khi cháy trong đêm...

Những kế hoạch, phương án này phải phổ biến cho từng thành viên trong gia đình và được ghi nhớ để khi tình huống cháy xảy ra có thể chủ động thoát nạn.

Thực tế đã cho thấy, sự lơ là, chủ quan của người dân đối với “giặc lửa” là nghịch lý và là nguyên nhân chính gây nhiều vụ cháy lớn. Vì thế, những hậu quả do cháy nổ gây ra phải luôn được cảnh báo bởi sự chủ quan hay thiếu hiểu biết sẽ tiếp tục phải trả giá bằng mạng sống của nhiều người.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

Hà Nội kiến nghị cho trông giữ xe ôtô ở lòng đường, vỉa hè, gầm cầu cạn

Hà Nội kiến nghị cho trông giữ xe ôtô ở lòng đường, vỉa hè, gầm cầu cạn

Với số lượng xe cá nhân gia tăng nhanh chóng, theo quy hoạch diện tích đất cho giao thông tĩnh Hà Nội phải đạt 4%/diện tích đất đô thị nhưng hiện mới chỉ đạt 0,6% nên thiếu điểm trông giữ xe.

Vinasun Taxi thay đổi 700 xe hybrid trong năm 2024

Vinasun Taxi thay đổi 700 xe hybrid trong năm 2024

Trong nỗ lực vượt qua khó khăn và gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường, Vinasun Taxi quyết định sẽ chuyển đổi 700 phương tiện hiễn hữu sang xe hybrid cũng như đề xuất đưa xe điện 3 bánh đi vào hoạt động.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng trong hôm nay

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng trong hôm nay

Ngân hàng Nhà nước thông báo, hôm nay sẽ tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC.

// //