Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vậy tiến độ cải tạo lại chung cư cũ, chung cư nguy hiểm cấp D đang được HN tổ chức thực hiện thế nào? Liệu người dân có còn cảnh mòn mỏi chờ cả thập niên mà vẫn chưa thể quay về?
Theo ghi nhận của phóng viên, tại các chung cư nguy hiểm cấp D thuộc địa bàn quận Ba Đình, hầu hết người dân đã được chính quyền di dời đến nơi tạm cư để chuẩn bị thực hiện công tác tháo dỡ và xây mới, hiện chỉ còn số ít hộ dân tại Nhà G6A Thành Công còn sinh hoạt tại đây. Chia sẻ với phóng viên, một số hộ dân cho biết:
"Nhà nước quan tâm, ưu tiên cải tạo công trình tập thể càng sớm cho dân càng tốt, vì nhà tập thể ngày xưa xuống cấp lắm rồi."
"Chúng tôi biết ở thế này khổ lắ, cũng muốn cải tổ nhưng phải đúng như lời hứa ban đầu, chỉ sợ đầu voi đuôi chuột, đi thì đi mất rồi về thì không có chỗ về."
"Vấn đề bà con quan tâm nhất là nhà đầu tư, làm sao phải chọn được nhà đầu tư có năng lực, xây dựng đúng thời gian, chất lượng công trình đảm bảo tốt."
Trao đổi với VOVGT, ông Lê Trí Dũng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Ba Đình cho biết, trên địa bàn có 4 nhà chung cư nguy hiểm cấp độ D. Hiện nay UBND quận Ba Đình đã hoàn thành công tác di dời đối với 3 chung cư, đó là Tập thể Bộ Tư pháp, C8 Giảng Võ, nhà A Ngọc Khánh.
Đối với Tập thể nhà G6A Thành Công đã di dời 29/49 hộ gia đình, trong đó có 28 hộ nhận nhà tạm cư và 1 hộ nhận tiền tự lo chỗ ở; còn lại 20 hộ chưa nhận phương án di dời. Vừa qua UBND quận đã ban hành Quyết định cưỡng chế di dời, đồng thời tiếp tục tuyên truyền, vận động, đến nay nhiều hộ dân đã tự di dời đồ đạc ra khỏi nhà và có một hộ gia đình đã làm đơn nhận tiền tự lo tạm cư.
Liên quan đến nguyện vọng được gặp gỡ nhà đầu tư của người dân, ông Lê Trí Dũng cho biết: "Về việc lựa chọn nhà đầu tư, theo Nghị định 69/2021 người dân sẽ lựa chọn nhà đầu tư tại Hội nghị nhà chung cư. Để làm được điều này trước tiên phải lập quy hoạch chi tiết các khu chung cư.
Trên cơ sở đó các nhà đầu tư quan tâm đến cải tạo chung cư cũ sẽ lập tổng mặt bằng và phương án kiến trúc, cơ cấu quy hoạch để đưa ra lấy ý kiến các hộ dân; đồng thời sẽ làm các bước thỏa thuận với các hộ dân về hệ số K, tái định cư trở lại, di dân trong thời gian bao lâu, việc hỗ trợ trong quá trình di dời như thế nào, đây là việc giữa chủ đầu tư và người dân."
Cũng theo ông Lê Trí Dũng, trên cơ sở ủy quyền của UBND Thành phố, UBDN quận Ba Đình đang thực hiện xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư và lựa chọn hệ số K dựa trên cơ sở Nghị định 69. Về công tác lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, hiện các khu tập thể: Ngọc Khánh, Thành Công, Giảng Võ, Liễu Giai đã đo đạc xong hiện trạng, được Sở Tài nguyên Môi trường thẩm định bản đạc và đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt dự toán quy hoạch chi tiết, UBND quận phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận cũng đã tổ chức đấu thầu, hiện các đơn vị tư vấn đang triển khai lập quy hoạch chi tiết; riêng khu tập thể Liễu Giai đang lựa chọn đơn vị tư vấn.
Đối với 2 khu chung cư cũ cấp độ D là nhà A Ngọc Khánh và nhà G6A Thành Công đã thực hiện việc lập tổng mặt bằng và cơ cấu quy hoạch, đang trình TP phê duyệt phù hợp với quy hoạch chi tiết chung của toàn khu. Sau khi được phê duyệt UBND quận Ba Đình sẽ kêu gọi các nhà đầu tư vào để lên phương án đối với các hộ gia đình nằm trong khu vực cải tạo lại chung cư cũ, đẩy nhanh tiến độ gặp gỡ, đối thoại và lựa chọn các nhà đầu tư của người dân.
Dự kiến trong quý II này sẽ hoàn tất việc xây dựng và được thành phố phê duyệt tiêu chí lựa chọn nhà đầu, phấn đấu cuối năm nay hoặc đầu năm sau sẽ khởi công xây dựng lại từ 1-2 khu chung cư theo chỉ đạo của Bí thư thành ủy HN.
Tại quận Đống Đa, chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng cũng là một trong 6 chung cư cũ nguy hiểm cấp D của Hà Nội cần phải di dời và cải tạo gấp, đến nay 100% hộ dân tại đây đã đồng thuận và di dời đến khu nhà tạm cư. Về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Ông Hà Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết, chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng có đặc thù riêng, là nhà thuộc sở hữu nhà nước cho thuê.
Vì thế mới đây UBND quận đã có Tờ trình gửi UBND thành phố về việc “cho phép tính giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê làm căn cứ xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ công tác cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cấp D 51 Huỳnh Thúc Kháng”.
"Thực tế các căn hộ thuộc chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng đã được các cơ quan quản lý, xem xét hồ sơ về nguồn gốc nhà đất, thống nhất với quận Đống Đa và liên ngành để báo cáo thành phố về cơ chế giá bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê làm căn cứ xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Hiện nay thành phố đã chỉ đạo các sở ngành và quận Đống Đa đánh giá rà soát để đảm bảo tính khách quan cũng như quyền lợi liên quan, trên cơ sở đó quận sẽ xây dựng dự thảo công khai và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và tạm cư để phục vụ cho công tác cải tạo lại Chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng. Mục tiêu trong quý IV/2024 sẽ khởi công xây dựng lại chung cư này."
Ông Hà Anh Tuấn cũng khẳng định, trên cơ sở rà soát các dữ liệu về nguồn gốc sử dụng, dữ liệu đánh giá hiện trạng cũng như nguồn gốc, quyền nghĩa vụ liên quan của các hộ dân và các quy định ở các thời kỳ đối với các căn hộ tại Chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng, UBND quận Đống Đa mới có căn cứ để xác định cơ chế về giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước. Sau khi xác định được giá bán nhà ở cũ, từ đó mới có cơ sở để xây dựng dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, với mục tiêu xây dựng phương án tối ưu và phù hợp nhất để đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân.
Trước đó, công tác quy hoạch tổng mặt bằng của dự án đã được Sở Quy hoạch kiến trúc thành phố phê duyệt; người dân cũng đã lựa chọn chủ đầu tư triển khai, thực hiện dự án này. Dự kiến cuối quý IV/2024 sẽ khởi công xây dựng lại khu chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng.
Sự quyết tâm của chính quyền HN thì đã rõ, tuy nhiên cần tiếp tục có sự đồng thuận của người dân, chia sẻ với các cơ quan nhà nước, nhà đầu tư cùng tập trung phối hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng cải tạo nhà chung cư nguy hiểm cấp độ D nói riêng và các chung cư cũ của HN nói chung.
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.
Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.
Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.
Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.
Chiều 23/12, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 thông tin với báo chí về quá trình triển khai và vận hành tuyến metro số 1 trong 2 ngày 22 - 23/12.