Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hành trình hơn 30 năm thay đổi số phận cho những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ

Phóng viên - 08/12/2021 | 19:19 (GTM + 7)

Bắt đầu từ cái tên "Tổ bán báo xa mẹ", rồi "Gia đình trẻ em mồ côi xa mẹ", hơn 30 năm qua, hơn 600 đứa trẻ mồ côi đã được ông Vũ Tiến và bà Vũ Thị Ngọc Oanh nuôi dưỡng trưởng thành.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Không như những mái ấm khác, những đứa trẻ mồ côi, lang thang được ông bà nuôi nấng như chính những đứa con của mình, ai cũng được đi học đầy đủ, được dạy múa, hát, được định hướng nghề nghiệp, trở thành người thiện lương, sống có ích cho xã hội…

Hơn 30 năm trước, những đứa trẻ lang thang ở ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội) tìm đến quán Hoa Phượng- quán của ông Vũ Tiến và bà Vũ Thị Ngọc Oanh, tại địa chỉ 65 phố Quán Sứ, Hà Nội để xin ăn.

Dù điều kiện kinh tế ở thời điểm đó không hề khá giả, song, cứ có trẻ xin ăn là ông bà cho. Dần dần, số trẻ đến với quán của ông bà ngày một nhiều lên.

Nuôi dạy những đứa trẻ trở thành công dân tốt là ước nguyện của ông Vũ Tiến
Nuôi dạy những đứa trẻ trở thành công dân tốt là ước nguyện của ông Vũ Tiến

Nhớ về những năm tháng ấy, bà Vũ Thị Ngọc Oanh không khỏi bồi hồi: “Bấy giờ tôi không bán cơm, nhưng tôi mua bánh mì về cho mọi người. Mới đầu chỉ có 2-3 đứa trẻ, sau đó thì số lượng tăng dần theo thời gian.

Và khi các cháu đến đông, tôi vẫn cho, vẫn giúp. Ngoài cho ăn ra, quần áo của trẻ có rách rưới thì tôi lấy quần áo của con tôi cho. Lúc đầu chỉ dăm ba cháu, sau đó tăng lên, 8, 9, 10, 15, 17 đứa trẻ. Trẻ đến xin lúc nào là tôi cho ăn lúc đó.”

Cứ thế, thành thông lệ, 6h chiều mỗi ngày, những đứa trẻ ấy lại tập trung tại quán Hoa Phượng để ăn cơm. Không chỉ vậy. Bà Oanh còn mở lớp học xoá mù chữ cho chúng.

Cũng từ những lần xin - cho ấy, tình yêu thương của ông bà đối với những đứa trẻ cơ nhỡ ngày một lớn dần lên, và “Tổ bán báo xa mẹ” ra đời. Vậy là từ năm 1989, bà giáo Oanh, một giáo viên về hưu có kinh nghiệm giáo dục trẻ nhỏ, bắt tay cùng chồng trong việc "trồng người" tại gia. 

Những ngày đầu mới hình thành, ‘Tổ bán báo xa mẹ’ có khoảng 20 trẻ bụi đời tham gia. Tất cả đều ở độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi. Nhưng sau đó, lượng trẻ em lang thang tìm đến, xin gia nhập tổ bán báo mỗi ngày một đông. Có thời điểm lên đến hàng trăm trẻ. Mỗi đứa trẻ có một hoàn cảnh, một tính cách khác nhau.

Vì vậy, việc quản lý, hoặc đôi khi chỉ là giải quyết mâu thuẫn giữa những đứa trẻ cũng khiến ông Tiến bà Oanh phải đau đầu: “Có những đứa hầu như không có ai giáo dục, nó bật khỏi nhà, đi lang thang, trộm cắp. Mà trong số đó không phải đứa nào cũng ngoan, cũng có những đứa hỗn hào với chúng tôi, láo lắm. T

ôi chỉ có phạt bằng viết kiểm điểm chứ còn tôi không đánh, tôi phân tích và bắt viết kiểm điểm. Cũng có những đứa trẻ hỗn láo với chúng tôi, xong về sau chúng thấy được và quay trở lại xin lỗi. Đối với tất cả những đứa trẻ này, nó chỉ xin lỗi 1 câu và tôi cho qua hết, tôi tha lỗi. Cho nên ngay từ ban đầu tôi không đồng ý với ông Tiến là vì con người phức tạp, nó không phải là tĩnh vật”.

Đầu năm 1996, ông bà Tiến - Oanh quyết định dừng việc cho trẻ đi bán báo. Thay vào đó, hai ông bà đưa lũ trẻ về ngôi nhà ở Ngô Văn Sở, Phường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để nuôi dạy chúng ăn học, nên người.

‘Tổ bán báo xa mẹ’ được đổi tên thành ‘Gia đình nuôi dạy trẻ mồ côi xa mẹ’, có vai trò như một gia đình thay thế, giúp trẻ có cuộc sống ổn định, được yêu thương, được học hành đầy đủ.

Thời gian trôi đi, 30 năm qua, hơn 600 đứa trẻ với nhiều hoàn cảnh khác nhau đã được ông bà nuôi nấng, bảo ban nên người. Các em không chỉ được học văn hoá, mà còn học hát, chơi nhạc cụ. Lớn hơn chút nữa, thì ông bà cho đi học nghề. Đứa học lái xe, đứa  học làm bánh, làm may, mỗi đứa đều có một nghề mưu sinh, đủ trưởng thành và tự lập, có thể tự lo cho bản thân mình.

Bới hơn ai hết, ông Tiến hiểu rằng, con đường duy nhất giúp những đứa trẻ bất hạnh vượt lên trên số phận chính là được học hành: “Việc tôi nuôi dạy các trẻ em nghèo khó, mồ côi, lang thang không còn là nuôi dạy không đâu. Nếu ai hiểu thế là nhầm, thực tế là tôi đang nuôi và đào tạo ra những công dân lương thiện, có trí tuệ.

Tôi không muốn một trẻ em nào mà nghèo đói, bất hạnh như tôi. Cay đắng. Tôi không muốn một đứa trẻ nào mà gặp phải hoàn cảnh như tôi, cơm không có ăn, áo không đủ mặc, tối nay không biết ngủ ở đâu, ở vỉa hè nào, ở chợ nào, nằm như thế nào, nằm bằng cái gì, không có… Thế cho nên đấy là mục đích của tôi,nuôi các cháu 30 năm, mà đấy là tiền của tôi. Tôi không xin ai cả”.

Hiện tại, trong căn nhà ở Ngô Văn Sở, ông Tiến và bà Oanh vẫn đang nuôi ăn học cho 4 đứa trẻ, Trang, Hồng, Hùng và Tuyền. Cũng như những thế hệ trước đã rời xa mái ấm nay, các em vẫn từng ngày được ông bà nuôi nấng, dạy dỗ.

Mái ấm "Xa Mẹ" của những đứa trẻ lang thang.
Mái ấm "Xa Mẹ" của những đứa trẻ lang thang.

Trần Hữu Hùng, một đứa trẻ mới 14 tuổi nhưng đã có tới hơn 8 năm ở với gia đình ông Tiến. Bố bị tâm thần, mẹ mất sớm từ khi Hùng mới 2 tuổi, em được bà và bác gửi lên nhà ông vì không có điều kiện nuôi dưỡng, vì vậy, gia đình ông Tiến đã trở thành những người thân của em.

“Ông bà nuôi em ở đây, bọn em được ăn đầy đủ, ông bà cho đi học, dạy các kiến thức cho mình hiểu biết hơn. Ông bà dạy bọn em học đàn, tập múa, học hát và học cả làm bánh mì. Ở đây thì tốt hơn ở quê bọn em rất là nhiều…”, Hùng tâm sự.

Cho đến bây giờ, vợ chồng ông Tiến, bà Oanh vẫn còn nhớ như in từng đứa trẻ mà mình đã cưu mang, giúp đỡ. Có nhiều người hiện đã thành đạt, có chuỗi cửa hàng, bất động sản, có người đã trở thành những đầu bếp chuyên nghiệp ở nhà hàng lớn, có người đã tốt nghiệp thạc sĩ và có việc làm ổn định, thường xuyên quay về với gia đình bà để cùng với bà giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn...

Giờ đây, khi đã bước vào tuổi 80, thành quả tuyệt vời nhất của ông bà là được nhìn thấy những đứa trẻ lớn lên, hạnh phúc: “Từ năm 2018 trở về trước, mùa hè là những trẻ trưởng thành cùng với chúng tôi tổ chức 1 trại hè. Những trẻ ngày trước chúng tôi nuôi, bây giờ có vợ có con thì mang cả vợ con, chồng con đi trại hè cùng với chúng tôi và các cháu bé ở đây.

Hàng năm là tập trung 2 lần, lần thứ nhất là sau Tết âm lịch, ngày 16 tháng Giêng, lần thứ 2 là vào tháng 6, tháng mà con cái của chúng cũng được nghỉ hè. Các cô, các cậu bây giờ lớn lắm, 38, 40, ngoài 40 là về đây sum họp. Ngày 16 tháng Giêng là ngày hội của Xa mẹ, của những trẻ trưởng thành. Mùa hè đi trại hè thì đông lắm, phải mấy xe vì mấy trăm người, vợ chồng, con cái về hết, đi cùng, vui lắm…”

---

Các bạn thân mến, nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông.

Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 


 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //