Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hàng không chuyển từ chở khách sang chở hàng để bù đắp thua lỗ

Phóng viên - 08/04/2020 | 15:10 (GTM + 7)

Hiện nhiều hãng hàng không đang tạm thời chuyển sang vận tải hàng hóa do sự ảm đảm trong mảng vận tải hành khách bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Những chiếc máy bay "ế khách" nằm xếp hàng tại một sân bay ở California, Mỹ. Ảnh: AP

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành, ngành du lịch và hàng không thế giới đang trong trạng thái vô cùng ảm đạm. Theo hiệp hội vận tải hàng không thế giới, tính từ cuối tháng 1 đến nay, đã có hơn 185 nghìn chuyến bay bị hủy bỏ. Nhiều hãng hàng không như Air France, KLM đã phải giảm công suất tới 90%.

Các hãng hàng không của Mỹ như Delta (Đen-ta) Airlines công bố cắt giảm công suất khoảng 40%. Hãng American Airlines sẽ giảm 75% số chuyến bay quốc tế từ giữa tháng 3 đến tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái. 

Nhà kinh tế trưởng Brian Pearce của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế cho biết: “Hàng không thế giới đang trong cơn khủng hoảng. Các hãng hàng không đang phải tìm nhiều phương pháp để tự cứu bản thân như cắt giảm nhân sự, cắt giảm chi phí. Nhưng họ cần nhiều hơn thế”.

Đóng băng hoạt động, cắt giảm nhân sự chỉ là những giải pháp tạm thời. Khi diễn biến của dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp thì việc cầm cự lâu dài là điều mà các hãng cần chú ý tới, không đơn giản là chỉ chờ viện trợ từ chính phủ.

Mới đây, hãng hàng không Delta Airlines cho biết công ty sẽ cung cấp dịch vụ chở hàng bằng các máy bay chở khách để tăng doanh thu trong khi chờ Thượng viện Mỹ bỏ phiếu về khoản viện trợ 58 tỷ USD cho ngành hàng không. Các chuyến bay này sẽ thực hiện nhiệm vụ chở hàng tới khoảng 70 địa điểm bên ngoài nước Mỹ.

Tương tự, hãng hàng không American Airlines cách đây 2 tuần cũng thông báo kế hoạch tương tự khi chuyển đổi một vài máy bay chở khách Boeing 777-300 của hãng thành máy bay chở hàng. Theo tờ Bloomberg, lần gần nhất một máy bay của American Airlines cất cánh mà không có hành khách là từ năm 1984.

Chuyển sang mảng vận tải hàng hóa là một trong những giải pháp để các hãng hàng không bù lỗ. Ảnh: Shine 

Không chỉ tại Mỹ, hãng hàng không Korean Air của Hàn Quốc cũng bắt đầu dùng các máy bay chở khách để chở hàng trên một số tuyến bay. Đại diện Korean Air cho biết “hãng đang tìm kiếm những cơ hội mới trên thị trường trong bối cảnh thế giới đang có quá nhiều những thay đổi không thể dự báo trước”. Korean Air cũng cho biết thêm, hầu hết các máy bay của hãng hiện đều đã ngừng bay.

Việc chuyển đổi máy bay chở khách thành máy bay chở hàng là giải pháp tình thế đang được hàng không thế giới thực hiện để bù đắp thua lỗ. Chưa kể, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá xăng dầu có thể nói là đang giảm thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Điều này phần nào giảm bớt chi phí nhiên liệu cho các chuyến bay. 

Jones Shah - Giám đốc Flexport, một công ty vận tải hàng hóa tại Mỹ cho biết với kế hoạch hiện tại, việc chuyển đổi vận tải hành khách sang vận tải hàng hóa có thể giúp hàng không thế giới kiếm lại một chút doanh thu. Ông này cũng dự đoán các hãng hàng không sẽ phải duy trì tình trạng này lâu dài, bởi dù dịch Covid-19 có kết thúc, cũng sẽ phải mất vài tháng để mọi thứ trở lại bình thường.

Ông Alexandre de Juniac, Tổng Giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cũng có quan điểm tương tự: “Với những hậu quả do dịch bệnh để lại, ngành hàng không sẽ có sự sụt giảm đáng kể. Chúng tôi dự đoán ngành hàng không sẽ bắt đầu dấu hiệu hồi phục từ quý 3 năm 2020, sẽ mất khoảng vài tháng, có lẽ là tới hết quý 4”.

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Hàng chục năm qua người dân sống tại ấp An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đoạn dưới dạ cầu Cái Bé phải sống chung với mùi hôi và khói bụi từ các cơ cở chế biến bột cá.

// //