Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Gia tăng tình trạng tài xế chèo kéo du khách đi xe dịp cận lễ

Phóng viên - 19/04/2017 | 8:12 (GTM + 7)

VOVGT – Khi nhắc đến du lịch Việt Nam, nhiều du khách tỏ ra ngao ngán vì tình trạng bị các tài xế như taxi, xe ôm, xích lô chèo kéo…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Lễ hội Té nước Songkran của Thái Lan đã bắt đầu trước sự nô nức của du khách thập phương mong muốn được té nước vào người nhau để cầu may mắn, được cưỡi voi và đặc biệt không thể bỏ qua cơ hội được đi xe Tuk Tuk. Ở nước ta, cũng chỉ còn hơn 15 ngày nữa sẽ đến 2 ngày lễ lớn trong năm với nhiều hoạt động phong phú, ý nghĩa...

Thế nhưng, tại sao khi nhắc đến du lịch Việt Nam, nhiều du khách lại tỏ ra ngao ngán, lo ngại khi thăm thú các địa danh, thắng cảnh dù nơi đây có rất nhiều phương tiện để di chuyển linh động như taxi, xe ôm, nhất là xích lô - một trong những đặc trưng rất độc đáo của Sài Gòn mà trước đó, họ rất háo hức và sẵn lòng trải nghiệm?

Ảnh minh họa

Ý kiến của một người dân: “Mình đã từng bị chèo kéo ở Bến xe miền Tây. Khi xe dừng lại bến, vừa bước xuống là nhiều xe kéo tới chèo kéo mình. Có nhiều người thô lỗ tới mức họ kéo áo mình luôn, trong khi mình đã nhắc đi nhắc lại là không đi. Khi đó, mình cảm thấy rất khó chịu…”. Một người khác cho biết thêm: “Mình có khá nhiều người bạn nước ngoài. Trong một lần dẫn đám bạn đi tham quan quận 3, nhóm của tụi mình đã bị các cò taxi trước bảo tàng Di tích chiến tranh chèo kéo. Lúc đó bạn mình rất khó chịu, mình không biết phải giải thích như thế nào. Mà thật sự mình thấy rất xấu hổ về chuyện đó”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Đó là cảm xúc và suy nghĩ của chính những nạn nhân hoặc là người từng chứng kiến nạn chèo kéo, chặt chém du khách của một bộ phận cò taxi, xe ôm, xe xích lô hoạt động riêng lẻ hay theo nhóm tại các địa điểm du lịch, bến xe đông đúc.

Dễ thấy, dù là ai, là người Việt hay khách nước ngoài, người điềm đạm hay khó tính đều sẽ cảm thấy rất khó chịu, thậm chí bực tức hoặc hoảng sợ trước sự chèo kéo thô bạo bằng cả ngôn từ và hành động đó. Tình trạng này luôn tái diễn và gia tăng mạnh vào những ngày nghỉ, dịp lễ lớn trong năm.

Tháng 7/2015, nhiều đơn vị báo chí liên tục phản ánh tình trạng chèo kéo, chặt chém du khách của một băng nhóm “xích lô dù” có tổ chức. Băng nhóm này gồm 10 đối tượng, hoạt động công khai, ngang nhiên, o ép, trấn lột tiền của du khách hàng triệu đồng cho một quãng đường rất ngắn chỉ vài km tại khu vực đường Lê Lai, Lê Lợi, gần vòng xoay Quách Thị Trang hoặc các cửa chợ Bến Thành (quận 1). Khi được giật dây, báo động sự xuất hiện của lực lượng tuần tra, băng nhóm này nhanh chóng túa vào các con hẻm nhỏ để lẩn tránh khiến việc xử lý gặp nhiều khó khăn.

Tại khu vực sân bay, tình hình cũng rất phức tạp bởi đội quân taxi, xe ôm luôn “trực chiến” chèo kéo du khách. Bất chấp những biển cấm, đội quân này vẫn hoạt động nhộn nhịp, có “ranh giới ngầm” và “lãnh địa” riêng. Dĩ nhiên, vào những dịp lễ, sân bay và khu vực xung quanh vốn đã quá tải nay cộng thêm tình trạng này khiến tình hình giao thông thêm hỗn loạn và phức tạp gấp nhiều lần.

Trực tiếp khảo sát tại khu vực trước cổng trường THPT Lê Quý Đôn, giao cắt giữa Nguyễn Thị Minh Khai và Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phóng viên tận mắt chứng kiến một xe ôm cho xe lên vỉa hè tiếp cận hai du khách nước ngoài đang tản bộ. Khi du khách từ chối, tỏ vẻ khó chịu vì bị chèo kéo, làm phiền, người lái xe ôm bực tức lách lên phía trước rồi quay người lại, phun nước bọt xuống chân hai du khách rồi hả hê lao đi trước sự bất ngờ và ngao ngán của cả du khách cùng những người xung quanh.

Đây chỉ là một số trường hợp điển hình, có thể nói, còn rất nhiều vụ việc tương tự xảy ra hàng ngày, hàng giờ tại các điểm tham quan, địa danh thu hút đông khách du lịch trong, ngoài nước. Và những người chịu ảnh hưởng trực tiếp ngoài du khách chính là đơn vị kinh doanh vận tải, vận chuyển hành khách công cộng chân chính đang hoạt động tích cực.

Chia sẻ về vấn đề này, anh Ngọc Duy, hướng dẫn viên du lịch Saigontourist cho biết: “Ở khu vực Tp. HCM, người ta không hoạt động riêng lẻ nữa mà có một số tổ chức gom một nhóm 50 bác xích lô thành nhóm. Cụ thể có CLB Cylo City Tour của Tp. HCM. Thì khi mà người ta làm việc như vậy, lúc công ty du lịch book, họ mới đạp, đặc biệt là họ sẽ chạy theo giờ, khách du lịch cũng an tâm hơn phần nào vì có người tổ chức. Người ta sẽ không phải đi riêng lẻ, không phải book giờ hay phải trả tiền 1 cách khó chịu nữa. Và các bác các xích lô không phải tranh nhau về lượt khách nên mình cảm thấy nó hiệu quả”.

Anh Ngọc Duy nói:

Nắm được tâm lý phấn khởi, hào hứng khi được khám phá một đất nước xinh đẹp, có nền văn hóa đa dạng với những địa danh khá nổi tiếng của du khách, nhưng để đảm bảo an toàn cho khách, các đơn vị tổ chức tham quan đều phải sinh hoạt trước với họ những đều họ chắc chắn sẽ phải đối mặt, anh Ngọc Duy chia sẻ thêm về những phàn nàn tiêu cực từ phía du khách: “Việc họ cảm thấy bất bình về những hành động như vậy thì xảy ra rất nhiều. Khi khách không đi, nhiều người lái taxi, xe ôm hay xích lô bắt đầu dùng những lời nói thô tục, những hành động không hay lắm như là nhổ nước bọt ngay vào chân du khách. Đó là cái việc mà tôi thường nghe những khách du lịch của mình phàn nàn rất nhiều..."

Anh Ngọc Duy chia sẻ thêm:

Cho rằng, những hình ảnh chèo kéo du khách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh du lịch của thành phố, GS - TS Vũ Gia Hiền – chuyên gia tâm lý Hội tâm lý giáo dục TP HCM – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Văn hóa du lịch nhìn nhận: “Trong thời gian tới, trong những ngày lễ  thì taxi, xe ôm... là những lực lượng vận tải rất cần cho du khách nhưng cần phải giữ kỷ cương. Đặc biệt là phải lịch sự, đàng hoàng, chứ còn chèo kéo như vậy thì bê tha quá. Chưa nói đến là làm những điều không hay cho những du khách đến thành phố..."

GS - TS Vũ Gia Hiền nói:

Việc quản lý các đối tượng để hạn chế nạn chèo kéo, chặt chém vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, GS - TS Vũ Gia Hiền chia sẻ thêm: “Thật sự chúng ta thấy, lực lượng xe ôm, đội ngũ xe taxi cũng tự phát quá nhiều. Vừa qua thì cũng có xây dựng những hiệp hội nhưng do nghề này mang tính tự do, rồi quản lý không chặt chẽ vì vậy dẫn đến nhiều việc, nhiều khi chúng ta không lường trước được những gì sẽ xảy ra".

GS - TS Vũ Gia Hiền chia sẻ thêm:

Theo Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích TNXP, trong 10 năm (2006-2016) thực hiện nhiệm vụ, đến nay đội trật tự du lịch, bảo vệ du khách đã xử lý gần 4.900 trường hợp. Trong đó, can thiệp buộc các đối tượng hàng rong, taxi, xe ôm, xích lô, đánh giày có hành vi trấn lột, lừa gạt, thu quá giá hoàn lại tiền cho du khách 65 trường hợp. Dù vậy, không ít đối tượng manh động đã chống trả các trật tự viên, tiếp tục tái phạm và liều lĩnh hơn trong những lần vi phạm sau. Bởi lẽ, mức phạt hành chính đối với họ vẫn chỉ là “một chút tổn thất”.

Ảnh minh họa – Tuổi trẻ

Trong cụm từ tìm kiếm về chủ đề “Những điều khách du lịch không muốn nhớ khi rời Việt Nam”, các bình luận tiêu cực của du khách về nạn chèo kéo, chặt chém, o ép giá, trấn lột, cướp giật tài sản.... luôn khiến những ai yêu mến đất nước này đều phải chạnh lòng.

Trong khi những nghiệp đoàn, hiệp hội và đội ngũ taxi, xích lô, xe ôm có tổ chức vẫn cố gắng nâng cao mạng lưới liên kết, hình ảnh, tác phong chuyên nghiệp, tạo dựng uy tín và lợi ích kinh tế lâu dài thì một bộ phận những người hoạt động tự do vẫn ngang nhiên o ép, trấn lột du khách theo kiểu ăn xổi ở thì”, tham lam và thiếu văn hóa trong kinh doanh.

Họ hả hê với những đồng tiền chẳng tốn quá nhiều công sức để có được trong khi du khách gặp nạn chỉ biết ú ớ, cắn chặt môi nuốt bực tức vào bụng để tránh phát sinh thêm chuyện không hay, các đơn vị hoạt động chân chính thì vẫn cứ phải sốt ruột, lo lắng vì bị vạ lây....

Thời đại phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội bùng nổ mạnh mẽ, chẳng có mấy khách du lịch cả trong và ngoài nước mang theo sự háo hức cũng như tiền bạc đến một đất nước khác để trải nghiệm, chuốc lấy sự bực tức, nỗi ám ảnh về tình trạng mất an toàn cho bản thân. Những bình phẩm, đánh giá trải nghiệm du lịch của họ sẽ ảnh hưởng đến quyết định của đông đảo khách du lịch khác.

Đó là lý do Việt Nam đứng thứ 5 trong các nước ASEAN về số lượng khách du lịch quốc tế, với 7,94 lượt năm 2015, nhưng chỉ bằng 27% số lượng khách của Thái Lan (29,88 triệu), bằng 31% so với Malaysia (25,70 triệu), 52% so với Singapore (15,23 triệu) theo số liệu từ Tổng cục Du lịch.

Như vậy, để bắt kịp với nền du lịch các nước bạn, chúng ta phải nghiêm túc cùng nhau đẩy lùi từng vấn đề tiêu cực để thay đổi dần hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. “Hài lòng khách đến, đẹp dạ khách đi” chính là cách mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài cho tất cả những người làm dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, hãy chủ động bảo vệ mình và trình báo cho đơn vị chuyên trách với số điện thoại đường dây nóng trước các vấn đề tiêu cực về du lịch của từng tỉnh thành đã được công bố rộng rãi.

Chiếc váy "Tuk Tuk Thailand" độc đáo đã giúp hoa hậu Thái Lan vượt qua 356 mẫu thiết kế khác, giành chiến thắng bất ngờ về trang phục quốc gia đẹp nhất trong khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ Thái Lan 2015, mà vốn dĩ, chiếc xe Tuk Tuk của đất nước Chùa Vàng cũng đã nổi tiếng, gắn liền với hình ảnh du lịch quốc gia này. Và, không cần phải xuất hiện trong một đấu trường nhan sắc tầm cỡ, xe xích lô hay bất kỳ phương tiện khác tại Việt Nam....đều có thể ghi dấu ấn đậm nét trong mắt bạn bè du lịch quốc tế bởi sự thú vị, độc đáo của từng loại xe, sự niềm nở, ân cần của các bác tài chân thành, dí dỏm và luôn niềm nở phục vụ hành khách. Một mùa du lịch nữa lại tới, và hy vọng rằng tất cả chúng ta, đặc biệt là những người tham gia dịch vụ du lịch đều sẽ nỗ lực để việc mưu sinh - quyền lợi cá nhân song hành cùng với sự phát triển du lịch, hình ảnh của đất nước.

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Hàng chục năm qua người dân sống tại ấp An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đoạn dưới dạ cầu Cái Bé phải sống chung với mùi hôi và khói bụi từ các cơ cở chế biến bột cá.

// //