Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu: Hãy để thị trường lao động tự quyết

Phóng viên - 14/05/2019 | 7:14 (GTM + 7)

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa đề xuất, từ năm 2021 tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tăng dần cho đến khi nam đủ 62 tuổi và nữ đủ 60 tuổi.

Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tăng dần cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nội dung này hiện đang thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Trong đó, một số ý kiến cho rằng, việc tăng độ tuổi nghỉ hưu đối với người lao động cần có lộ trình và cần phân loại đối tượng áp dụng phù hợp. 

Ngay khi đề xuất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động, dự luận đã bày tỏ nhiều ý kiến khác nhau:

"Nền kinh tế nước ngoài đổ xô vào Việt Nam đầu tư rất nhiều, lực lượng lao động họ cần rất nhiều, mình nâng độ tuổi nghỉ hưu lên đồng nghĩa với việc mình tạo cơ hội việc làm cho nhiều người hơn”.

“Tôi thấy nếu tăng tuổi nghỉ hưu đối với nữ lên 60 tuổi có vẻ không hợp lý lắm, bởi vì tôi cũng thấy có tuổi một chút sức khỏe cũng suy giảm và không nhanh nhẹn trong công việc được nữa cho nên nếu duy trì đến 60 tuổi thì cũng không biết có duy trì được công việc hay không”.

“Mình thấy không hợp lý lắm vì tùy thuộc đặc thù từng ngành nghề chứ không phải nghề nào cũng thế được. Người làm nghề về các tính năng kỹ thuật chẳng hạn, lúc đấy mắt mờ chân chậm rồi làm làm sao”.

"Cũng không đồng tình với quyết định này cho lắm bởi vì em thấy tăng tuổi nghỉ hưu như vậy khá là cao. Cái tuổi hơi lớn quá rồi thì công việc cũng không có đảm bảo cho lắm”.

PGS.TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân, Công đoàn, Tổng liên đoàn lao động VN cho rằng, việc kéo dài tuổi lao động cần được xem xét kỹ lưỡng, thậm chí phải thí điểm việc tăng độ tuổi lao động có làm tăng tỷ lệ thất nghiệp không, có tăng tình trạng thiếu việc làm không, có tăng quỹ bảo trợ thất nghiệp cho những người đang có công ăn việc làm không… để rút kinh nghiệm mới phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ tăng trưởng. 

Tức là sau vài năm nữa, khi thị trường lao động Việt Nam ổn định hơn, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi mới nên xem xét tăng thêm độ tuổi người lao động. Như vậy, sau năm 2021 cũng khó tăng độ tuổi nghỉ hưu. Bởi như hiện nay, nếu tăng độ tuổi lao động, số người thất nghiệp sẽ tăng lên, hệ quả về mặt xã hội sẽ khó lường hết được, bởi họ sẽ tìm mọi cách, kể cả cực đoan để có việc làm:

“Tệ nhất là thất nghiệp lại rơi vào các em, các cháu vừa đào tạo xong, có học hành, có trình độ, có chuyên môn nghề nghiệp bài bản thế mà các em lại không có công ăn việc làm thì không phải chỉ các em ấy thiệt thòi, không phải chỉ nền kinh tế mất đi một cơ hội cho các em ấy mà còn để lại một di chứng rất lớn, vì nó ảnh hưởng đến xã hội rât nhiều, thậm chí nặng hơn về mặt xã hội là ảnh hưởng về chính trị nữa”.

Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng cho rằng, điều quan trọng là phải nâng tỷ lệ lao động được qua đào tạo và giải quyết việc làm cho số lao động này trước khi nghĩ đến việc kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với người lao động:

“Hiện nay trong đội ngũ khoảng hơn 50 triệu người lao động thì số người qua đào tạo là dưới 25%. Đây là vấn đề chúng ta phải tính toán để nâng lên trong thời gian sắp tới”.

Mặc dù tán thành với việc tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động, song luật sư Đoàn Văn Báu, Phó trưởng khoa tâm lý, Đại học An ninh nhân dân cũng cho rằng, cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng lao động, tỷ lệ thất nghiệp, năng suất lao động bình quân của cả nước mới đủ cơ sở thuyết phục. Và điều này chỉ có được khi kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019 được công bố:

“Tại sao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lại đề xuất sớm như vậy thay vì chờ đến tháng 7/2019, thì sẽ công bố kết quả tổng điều tra dân số năm 2019 và lúc đó nếu đưa ra các dữ liệu về điều tra dân số đầy đủ thì đề xuất mới đủ sức thuyết phục”.

Ở góc độ khác, TS Nguyễn Đức Mạnh, Viện trưởng Viện Dân số và Gia đình cũng cho biết, việc tăng tuổi nghỉ hưu là để những người có năng lực thêm thời gian đóng góp cho xã hội. bên cạnh đó cũng giảm bớt số người hưởng lương hưu. 

Tuy nhiên, việc tăng thêm tuổi nghỉ hưu cũng khiến việc thay thế những người sức khỏe yếu, năng lực kém, nhất là trong bộ máy quản lý nhà nước gặp khó khăn. Những thanh niên trẻ, có năng lực, được đào tạo cũng khó có cơ hội tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước. Do vậy, TS Nguyễn Đức Mạnh cho rằng cần phân loại đối tượng để nâng tuổi nghỉ hưu cho phù hợp:

“Việc nghỉ hưu là phải phân loại, tức là quy định những người nào là kéo dài thời gian và những người nào là không. Phải phân loại chứ không sẽ tạo ra một lực lượng, một số cán bộ không có năng lực, nhưng người ta cũng không về hưu được bởi vì chả có cớ gì đuổi người ta về hưu cả”.

Hãy để thị trường lao động tự quyết định tuổi nghỉ hưu

Việc tăng tuổi nghỉ hưu là xu hướng tất yếu, vì lợi ích chung của sự phát triển và đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội, song một số ý kiến cũng cho rằng cần quy định cụ thể về những đối tượng, những lĩnh vực, ngành nghề có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu, không nên quy định cứng cho toàn bộ các lĩnh vực. 

“Hãy để thị trường lao động tự quyết” (Bình luận của Nhà báo Phạm Trung Tuyến – Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông)

Tăng tuổi nghỉ hưu trong bối cảnh dân số đang trong quá trình già đi là một xu thế tất yếu. Vấn đề là tăng như thế nào để hạn chế tối đa tác động tiêu cực đối với xã hội.

Tuổi nghỉ hưu phù hợp đối với mỗi loại hình lao động sẽ rất khác nhau, thậm chí trong cùng một ngành nghề thì tính chất công việc của mỗi vị trí cũng rất khác nhau. Vì thế, nếu áp cứng một độ tuổi nghỉ hưu sẽ tạo ra rất nhiều nguy cơ khó lường cho các chính sách liên quan sau đó, nếu không có những điều chỉnh đồng bộ. 

Để nhìn nhận một cách thấu đáo về vấn đề điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, trước hết cần minh định những mục đích quan trọng nhất. Kéo dài tuổi nghỉ hưu được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội lao động cho người cao tuổi nhưng sức khỏe vẫn tốt và trí tuệ minh mẫn. 

Với mục đích này, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nên theo hướng giữ nguyên độ tuổi hiện tại, song mở cơ hội cho người lao động tiếp tục làm việc chuyên môn theo nguyện vọng, nhưng không giữ chức vụ quản lý, điều hành. Chính sách này sẽ giúp những người lao động có chuyên môn, kỹ năng tốt tiếp tục cống hiến một cách hợp pháp mà không làm khó cho doanh nghiệp, tổ chức của mình.

Kéo dài tuổi nghỉ hưu được kỳ vọng là một giải pháp nhằm đảm bảo an toàn quỹ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, kỳ vọng này lại bất công đối với những người lao động trong rất nhiều ngành nghề có mức độ nguy hiểm, nặng nhọc. 

Trong khi đó, vấn đề an toàn lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là quản lý quỹ. Việc quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội hiện có quá nhiều vấn đề làm suy hao niềm tin của xã hội đối với chính sách bảo hiểm xã hội.

Vậy, phương án nào khả thi cho việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu? Câu trả lời là cần nới trần tuổi lao động chứ không phải áp mức tuổi tối thiểu để được nghỉ hưu. Bên cạnh đó, đã đến lúc cần có chính sách mở, cho phép doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm xã hội nhằm tăng sự lựa chọn của người lao động, giúp họ tự quyết định cuộc đời của mình phù hợp với khả năng.

Chính sách lao động và tiền lương là câu chuyện của thị trường lao động, vai trò của nhà nước ở đây không phải là chuyện cho người lao động được, hoặc phải cống hiến đến bao nhiêu tuổi, mà cần tạo ra những hành lang pháp lý nhằm điều chỉnh hành vi sử dụng lao động của các doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, và khuyến khích người lao động cống hiến cho xã hội nhiều hơn.

Cùng với đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đề xuất điều chỉnh giờ làm.

Ý kiến các bên liên quan đến vấn đề này như thế nào, Kênh VOV Giao thông sẽ tiếp tục cập nhật.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //