Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đẩy mạnh dự án trọng điểm: Nói được phải làm được

Phóng viên - 14/02/2020 | 15:16 (GTM + 7)

Trước câu chuyện đội vốn, chậm tiến độ của nhiều dự án bị “điểm mặt” trước đây, cần kiên quyết với phương châm “nói được làm được”, để sớm hoàn thành mục tiêu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

TPHCM đẩy mạnh dự án trọng điểm
TPHCM cần sớm đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm, để tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông. Ảnh: cafef.vn

Ùn tắc giao thông là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương, không chỉ riêng TP.HCM. Trước tình trạng giao thông quá tải, người dân kỳ vọng thành phố sớm đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm, để tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông.

"Khó khăn nhất đường Cộng Hòa, Bà Quẹo, Trường Chinh bị vướng chỗ đó, đường xá thì như vậy, dân cư thì đông. Hạ tầng giao thông đường xá có nhiêu đó, xe cộ càng ngày càng đông".

"Giao lộ Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ ngay ngã tư ngày nào cũng kẹt xe, cuối tuần thì kẹt từ 6h đến 9h".

"Đường Bạch Đằng đi Sân Bay hay kẹt, Trường Sơn lúc nào cũng kẹt 15-20 phút. Người ta làm được chứ không, chờ triển khai khó lắm".

"Theo mình làm bến mới cũng tốt, bởi vì bến cũ cũng quá tải và có rất nhiều thứ lộn xộn. Ví dụ như giao thông khu xung quanh bến xe, không chỉ là ngày lễ, ngày tết mà ngày thường lúc nào mình thấy cũng kẹt hết".

Trước bài toán ùn tắc này, TP.HCM đang triển khai hơn 220 công trình giao thông trong điểm, với nguồn vốn 78.000 tỷ đồng. Chia thành 7 nhóm dự án, trong đó nổi bật là các dự án “điểm nóng giao thông” như mở rộng khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, khu vực Cảng Cát lái, các dự án đường cao tốc, các tuyến vành đai, nhánh N2 hầm chui ngã tư An Sương, cầu Thủ Thiêm 2 kết nối trung tâm thành phố với khu đô thị mới Thủ Thiêm, hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, Bến xe Miền đông mới… hứa hẹn sẽ được hoàn thành trong năm nay, góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông cho thành phố.

Ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết:

"Trong năm 2020, Ban dự kiến hoàn thành 29 dự án; khởi công mới 27 dự án; tiếp tục thi công 70 dự án; trình duyệt chủ trương đầu tư công 78 dự án; Tổng cộng 229 dự án sẽ được đồng bộ triển khai năm 2020. Ban cũng sẽ triển khai cả 3 nguồn vốn: ngân sách, ODA, PPP. Về giải ngân, dự kiến năm nay Ban, tổng vốn dự kiến 4300 tỷ đồng, đã được TP bố trí đợt 1 là 3480 tỷ vừa rồi, sẽ quyết tâm đạt trên 95% khối lượng giải ngân trong năm 2020 và đẩy nhanh công tác quyết toán hoàn thành".

Theo ông Lương Minh Phúc, Ban cũng đã xây dựng 26 nhóm giải pháp, 4 nhiệm vụ trọng tâm như huy động tất cả nguồn lực, triển khai các dự án hạ tầng giao thông của TP; sử dụng cao nhất hiệu quả nguồn vốn đầu tư để làm sao đạt giải ngân trên 95% nguồn vốn kế hoạch; Tiếp tục thành lập Ban quản lý dự án chuyên nghiệp, hiệu quả đóng góp tốt nhất cho thành phố; xem đây là năm chuẩn hóa, đẩy nhanh tốc độ hoàn thành các dự án.

TP.HCM cần đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng giao thông
TP.HCM cần đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng giao thông. Ảnh: Báo Đầu tư

Để thực hiện mục tiêu trên, tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Sở giao thông vận tải chiều ngày 11/2, ông Võ Văn Hoan – Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, Sở Giao thông vận tải phải đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn đầu tư các công trình. Nguyên nhân hầu hết các công trình giao thông tiến độ ì ạch, chậm giải phóng mặt bằng do nguồn vốn đầu tư lớn. Nếu thực hiện theo hình thức đầu tư công sẽ lại vướng nhiều thủ tục và kéo dài thời gian, lập lại tình trạng đội vốn như những công trình trước. Sở Giao thông vận tải cần lập danh mục các dự án theo từng giai đoạn, phân loại để định hướng sử dụng nguồn ngân sách nào để có cở sở triển khai cụ thể.

Riêng liên quan đến tiến độ dự án, để tránh dự án “giậm chân tại chỗ” do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đề nghị:

"Chúng tôi đề nghị, chúng ta biết thế nào cũng chậm về đền bù, nên tính từ đầu năm để gỡ đền bù. Mỗi năm ký 1 chương trình phối hợp giữa Ban mình với từng Quận, Huyện, điểm danh bao nhiêu công trình giao thông, lúc nào phải giao, và phối hợp làm, lúc đó hai bên có chương trình hành động. Nếu chậm vừa thì nhắc nội bộ. Nhắc Quận Huyện khó thì Ủy Ban nhắc. Chúng ta làm sơ đồ biết ngay nó tắc chúng ta để độ dự trữ thời hạn. Cái ách tắc thì ngành giao thông phải hoàn thành sớm, biết trước là muộn thì phải tìm cách khắc phục, cam kết làm đúng tốc độ, không đẩy lùi".

Theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, những dự án năm nay rất quan trọng. Do đó, Sở giao thông vận tải phải tập trung vào chiến lược, quy hoạch, giám sát việc thực hiện. Riêng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông phải thực thi quyết liệt; xây dựng hệ thống công nghệ đánh giá kết quả hàng tháng chặt chẽ; làm sao nâng cao năng suất lao động, trả lương cán bộ theo năng suất; áp dụng phương tiện hiện đại để tiết kiệm thời gian. Từ đó, đưa các dự án về đích đúng mục tiêu đề ra; quyết không để chậm tiến độ./.

TP.HCM đẩy mạnh dự án trọng điểm: Nói được phải làm được

Năm 2020, TP sẽ khởi công 27 dự án giao thông và hoàn thành 29 công trình
Năm 2020, TP sẽ khởi công 27 dự án giao thông và hoàn thành 29 công trình. Ảnh: KTĐT

Năm 2020 là dấu mốc quan trọng đối với TP.HCM. Năm tổng kết 5 năm hoạt động nhiệm kỳ Đảng bộ khóa X, giai đoạn 2015-2020; chuẩn bị cho công tác Đại hội Đảng bộ các cấp khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Tính đến cuối năm ngoái, thành phố đã đạt và vượt 18/20 chỉ tiêu đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng theo chiều sâu, đóng góp gần 30% tổng thu ngân sách cả nước. Với mức đóng góp tổng thu ngân sách cao nhất cho cả nước, cũng như để phát triển thành phố trong nhiệm kỳ tới, nhiều chỉ tiêu mà cả hệ thống chính trị phải tập trung thực hiện trong năm nay, nhất là lĩnh vực hạ tầng giao thông.

TP.HCM cũng là đô thị đông dân nhất nước. Trong 5 năm qua, dân số tăng thêm một triệu người, cùng với đó là tăng thêm một triệu xe máy. Trước sức ép trên, đòi hỏi thành phố phải phát triển hạ tầng giao thông như mở thêm đường, xây cầu, phát triển giao thông cộng cộng...

Do đó, việc đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các công trình trọng điểm mang tính quyết định cho thành phố, làm cơ sở phát triển thành phố trong 5 năm đến 10 năm tiếp theo.

Để làm được điều đó, thành phố phải khẩn trương tháo gỡ vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tổ chức tái định cư cho dân, huy động tối đa mọi nguồn vốn. Muốn vậy, các địa phương có trách nhiệm giúp thành phố giải quyết dứt điểm công tác này, nhằm đẩy nhanh tiến độ cũng như hiện thực hóa các dự án vẫn còn nằm trên giấy hiện nay. Để hoàn thành các công trình thì nguồn lực đóng có vai trò hết sức quan trọng.

Theo đó, ngoài nguồn vốn đầu tư công, các Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và đầu tư cần phối hợp thống nhất, liên tục để huy động, cung cấp nguồn lực kịp thời cho các công trình. Mạnh dạn phân cấp, hoàn thiện cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư, xã hội hóa trong và ngoài nước.

Cụ thể bằng những thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm, các nhà đầu tư chiến lược; khuyến khích, ưu đãi thỏa đáng để tăng tính liên kết, hợp tác công tư, hợp tác quốc tế. Nhất là đẩy mạnh cải cách, rút gọn thủ tục hành chính, nhằm rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp và người dân.

Ngoài cơ chế thực hiện thì cũng phải có cơ chế giám sát. Thành phố phải phân định và giao cụ thể công việc cho từng cấp, từng đơn vị, quy rõ trách nhiệm thực hiện. Khi đó, công trình nào chậm tiến độ thì người đứng đầu đơn vị đó sẽ phải chịu trách nhiệm.

Thời gian qua, TP.HCM đã hoàn thành nhiều công trình giao thông trọng điểm mang tính đột phá, làm thay đổi rất lớn diện mạo của thành phố. Với kinh nghiệm xây dựng công trình dày dặn thế nhưng chính quyền thành phố phải thể hiện “quyết tâm đi đôi với hành động thực chất”, để những mục tiêu trọng tâm năm nay về đích đúng hẹn, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao trong việc tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

// //