Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

COVID-19 quay trở lại: Cần bình tĩnh nhưng không được chủ quan

Phóng viên - 09/12/2020 | 9:47 (GTM + 7)

Từ việc chưa quyết liệt trong vấn đề xử phạt không mang khẩu trang nơi công cộng, đến việc kiểm tra giám sát trong khu cách ly quá lỏng lẻo đã làm nguồn dịch lan ra cộng đồng. 

Để triệt tiêu những “kẽ hở” này trong thời gian tới, các cấp chính quyền cần phải có những biện pháp mạnh tay, quyết liệt hơn không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc tuyên truyền. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Lây nhiễm Covid-19 ở ca bệnh số 1347 từ kẽ hở quy trình cách ly
Trường hợp nhiễm COVID-19 của bệnh nhân số 1342 xuất phát từ sự lơ là, lỏng lẻo của các đơn vị chức năng

Gần một năm qua, COVID-19 đã cho thấy rõ sự nguy hiểm và khó lường của nó. COVID-19 phá vỡ mọi quy luật thông thường về dịch bệnh. Nhiều nước mới vừa tuyên bố khống chế thành công đại dịch, nếu chủ quan một chút sẽ lại rơi vào một vòng xoáy mới. Việt Nam lúc này đây cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi dịch COVID-19 quay lại cộng đồng sau 88 ngày không ca lây nhiễm mới.

Có thể thấy, chỉ sau một khoảng thời gian không dài, công tác phòng chống dịch của chúng ta lại có những kẽ hở khó kiểm soát. ThS. BS Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. HCM nhìn nhận trường hợp nhiễm COVID-19 của bệnh nhân số 1342 lần này xuất phát từ sự lơ là, lỏng lẻo của các đơn vị chức năng. Từ sự lỏng lẻo trong khi cách ly đến sự chủ quan, vô trách nhiệm khi tiếp viên hàng không đang thuộc diện cách ly tự ý đi khắp nơi, tiếp xúc gần với nhiều người.

"Đặt câu hỏi có lỗ hổng hay không về vấn đề 4 ngày, 5 ngày rồi cho người nhà cách li tiếp, thì tại cuộc họp thường trực chính phủ có khẳng định là các quy định đã có, đối với các tổ bay cũng có quy định như thế. Vấn đề là trong quá trình thực hiện các quy định này thì để lại những hậu quả rất nặng nề, nếu chúng ta làm không đúng nhưng không có ca dương tính thì không ai phát hiện ra nhưng nếu có ca dương thì lỗ hổng rõ ràng như thế…."

Người dân vẫn rất thờ ơ trong công tác phòng chống dịch. Ảnh: Báo Nhân dân

Sự lơ là, lỏng lẻo không chỉ đến từ các cơ quan chức năng. Sau 5 ngày dịch COVID-19 “quay lại” Việt Nam, ghi nhận trực tiếp của phóng viên tại nhiều điểm tập trung đông người như công viên, siêu thị… Người dân vẫn rất thờ ơ trong công tác phòng chống dịch, nhiều người vẫn còn vô tư không mang khẩu trang với nhiều lý do khó chấp nhận được:

"Tại vì buôn bán, thời tiết Sài Gòn nóng quá cũng ngộp nữa cho nên là lâu lâu cũng cởi ra cho dễ thở, cũng biết là nó không an toàn nhưng mà mong anh thông cảm".

"Cũng không khó khăn gì hết, nhưng mà bên trên chưa có phổ biến nên cũng chưa có đeo, ý là chưa biết thông tin rộng nên cũng chưa có biết để đeo".

"Em đi mua đồ lặt vặt xong quanh đây thì em thấy cũng gần nên là nghĩ là chắc không đeo khẩu trang".

"Thứ nhất là em không thích đeo khẩu trang, vì do khó chịu và gây khó thở cho bản thân em. Thứ 2 thì mình đi ra ngoài đường cũng chẳng biết ai mắc bệnh hay là dính COVID gì hết nên em vẫn chưa có chú trọng vô việc đeo khẩu trang nhiều lắm".

Không phủ nhận những nỗ lực mà chính phủ Việt Nam đương đầu với 2 đợt dịch COVID-19 kể từ đầu năm tới nay. Tuy nhiên, từ sự chủ quan, mất cảnh giác, bên cạnh đó là việc thực thi pháp luật trong công cuộc phòng chống dịch chưa thật sự quyết liệt đã dẫn tới những hậu quả vô cùng to lớn.

Đợt dịch lần thứ nhất đến với đất nước ta đã tàn phá nặng nề về kinh tế, nhiều công ty xí nghiệp bị phá sản, nhiều người rơi vào hoàn cảnh mất việc làm. Sau 99 ngày, đợt dịch thứ 2 quay lại tại Tp Đà Nẵng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền giáo dục khi nhiều học sinh phải dừng học, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông - tuyển sinh Đại học.

Trở thành bài toán nan giải đối với ngành Giáo dục. Và giờ đây, sau 88 ngày nước ta lại bước vào “làn sóng” thứ 3 ở tình huống ít ai lường trước được. Đã có hàng loạt biện pháp được triển khai trong những ngày vừa qua, nhưng cũng là để vá víu những chỗ đang bị hở trong một quy trình những tưởng là kín kẽ.

Dịch đã quay lại, nhiều yêu cầu được đặt ra để TP.HCM và cả nước bảo đảm sự an toàn cho người dân. Giám đốc Sở Y tế TP.HCM - Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng, cần phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là thời điểm cuối năm, để năm 2020 này không quá vất vả với tất cả chúng ta:

"Những biện pháp phòng ngừa sắp tới phải quyết liệt hơn nữa, đặc biệt là ở những thành phố lớn những nơi đông người dễ bị tổn thương như ở bệnh viện như trường hợp tại Đà Nẵng. Thành phố luôn luôn trong giai đoạn sẵn sàng không chủ quan lơ là, áp dụng những biện pháp mà bộ y tế và sở y tế và chính quyền địa phương đã yêu cầu thì người dân cũng nên tuân thủ để chúng ta có một cái Tết êm đềm vui vẻ".

Cần quyết liệt trong công tác phòng dịch để tránh bùng phát.

Có thể thấy từ việc chưa quyết liệt trong vấn đề xử phạt không mang khẩu trang nơi công cộng, đến việc kiểm tra giám sát trong khu cách ly quá lỏng lẻo đã làm nguồn dịch lan ra cộng đồng.  Thiết nghĩ, để triệt tiêu những “kẽ hở” này trong thời gian tới, các cấp chính quyền cần phải có những biện pháp mạnh tay, quyết liệt hơn không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc tuyên truyền.

Pháp luật cần được thực thi nghiêm minh đúng người đúng tội, có như vậy mới mong đảm bảo được an toàn đặc biệt trong dịp cuối năm.

Mời quý vị đến với góc nhìn của Kênh VOVGT qua bài bình luận "COVID-19 quay trở lại – Cần bình tĩnh nhưng không được chủ quan”. 

Mặc dù chuỗi lây dịch COVID- 19 từ 4 bệnh nhân dương tính ở TP.HCM hiện đã cơ bản được khống chế,nhưng từ khi phát hiện các ca này đến nay, ngành chức năng và người dân thành phố không khỏi “giật mình”. Dịch COVID-19 rình rập khắp nơi; chỉ một sơ suất nhỏ là tái phát ra cộng đồng.

Cũng chỉ trong vài ngày phát hiện các ca dương tính, thành phố hơn chục triệu dân này mới yên ổn được một thời gian dường như đã hoàn toàn chuyển sang trạng thái mới. Phố xá nhiều nơi thưa thớt; nhà hàng quán ăn vắng khách; hoạt động sản xuất có phần chậm lại.

Ai cũng lo lắng  dịch bệnh tái phát, sẽ đẩy cuộc sống của người dân, doanh nghiệp vào thế lao đao, kinh tế kiệt quệ sau gần 1 năm tê liệt vì đại dịch.

Người dân các địa phương khác thì e dè, theo dõi sát diễn biến ngăn chặn dịch để quyết định có đến TP Hồ Chí Minh hay không. Nhà ga, bến tàu bến xe, bến cảng cũng thưa khách. Nói điều này để khẳng định, đa số người dân đều ý thức rõ về tác hại của dịch bệnh lên đời sống và luôn sẵn sàng phòng chống dịch theo khuyến cáo.

Đồng thời cũng thấy rõ tác động cực kỳ lớn nếu để dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng. Điều này là hết sức nguy hiểm; làm đảo lộn toàn bộ xã hội và kéo theo các hệ lụy xấu không thể lường trước.

Cũng qua vụ việc các ca bệnh mới này cho thấy, những lỗ hổng trong công tác cách ly, nhất là cách ly tại nhà và các khu cách ly của các đơn vị, trong đó có Vietnamairline bấy lâu nay tưởng là chặt chẽ nhưng thực tế lại lỏng lẻo.

Việc một người đi tới đi lui trong khu cách ly tập trung; rồi suốt thời gian cách ly tại nhà lại tự ý gặp gỡ bạn bè, người thân; đi học khiến dịch bệnh vô tình phát tán ra cộng đồng đã chỉ ra các lỗ hổng này. Việc ngành công an tiến hành khởi tổ vụ án về hành vi lây lan dịch bệnh COVID-19 cho người khác, gây hậu quả nghiêm trọng nhằm xử lý nghiêm khắc để răn đe là chính xác và được dư luận đồng tình ủng hộ.

Vấn đề lúc này là mặc dù các bệnh đã được khống chế, nhưng nếu bất kỳ một cá nhân hay tập thể nào lơ là, chủ quan; nhất là muốn thể hiện lối sống tự do cá nhân, bất chấp các khuyến cáo của ngành y tế sẽ khiến dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng. Công sức, tiền bạc của nhân dân, đất nước có nguy cơ đổ xuống sông, xuống biển.

Nhắc điều này để cảnh báo khiêm khắc rằng, dịch bệnh luôn ẩn nấp, hiện diện khắp nơi, chỉ lơi lỏng cả xã hội sẽ lãnh đủ.

Vấn đề lúc này là khi đã nhận diện rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh thì rất cần sự đồng sức, đồng lòng của toàn dân để đẩy lùi dịch bệnh. Trong đó ý thức tự bảo vệ bản thân,gia đình của mỗi người, mỗi nhà trước dịch bệnh vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Cụ thể là trong gia đình, cha mẹ, người lớn phải luôn nhắc nhở con cái; các cháu nhỏ thường xuyên đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người; rửa tay sát khuẩn để ngăn ngừa đại dịch. Cơ quan,đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp phải duy trì việc tuyên truyền vận động, kiểm tra, giám sát thành viên về công tác này.

Các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh truyền thông để mọi người hiểu và không lơ là, mất  cảnh giác. Đặc biệt là xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để dịch bệnh phát tán trong cộng đồng. Ngành y tế khi phát hiện các ca bệnh cũng chủ động các giải pháp kỹ thuật truy vết, kịp thời khoanh vùng dập dịch.

Các cơ sở điều trị, khu cách ly tập trung phải siết chặt, không có sai sót để lọt các ca bệnh ra bên ngoài. Người từ vùng có dịch, từ nước ngoài vào phải đảm bảo cách ly theo đúng theo quy định. Đặc biệt là các địa phương, đơn vị, người dân phải chuẩn bị tất cả các kịch bản sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu nhất khi dịch bệnh phát tán trong đời sống.

Một điều quan trọng nữa là trong mọi diễn biến của dịch bệnh, mọi người cần bình tĩnh; chủ động làm theo các khuyến cáo của ngành chức năng; không hoang mang, gây xáo trộn; tránh để mình chính là nguồn cơn khiến dịch bệnh lây lan.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //