Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chốt vùng xanh, vùng đỏ có an toàn cho người gác?

Phóng viên - 23/08/2021 | 16:03 (GTM + 7)

Lực lượng chức năng mỏng, nên phải huy động lực lượng tự nguyện là người dân ở các tổ dân phố. Điều đáng nói, hầu hết họ đều là cán bộ hưu trí, ngoài 60, 70 tuổi; liệu có đủ sức khoẻ để đảm nhận công việc này? Và liệu họ có dễ bị lây nhiễm bệnh khi hằng n

Một chốt kiểm soát trên đường Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội

NHỮNG NGUY CƠ CHO NGƯỜI LỚN TUỔI

Bà Nguyễn Thiều Tiên ở tổ dân phố số 7, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết: Chúng tôi tự nguyện tham gia trực chốt. Chúng tôi đều tham gia tự nguyện, phường yêu cầu làm gì chúng tôi làm việc đó, không yêu cầu, đòi hỏi gì. Giúp đỡ được dân việc gì chúng tôi làm việc đó. Thường xuyên từ 8 giờ sáng đến 21 giờ, có hôm tới 22 giờ đêm chúng tôi vẫn có mặt...

Cũng giống như bà Tiên, bà Nguyễn Thị Mai cùng ở tổ dân phố số 7, phường Phạm Đình Hổ tâm sự, việc bà không quản ngại vất vả ra góp sức trực chốt đều được sự đồng tình của con cái. Bà và những người khác đều tự trang bị thiết bị bảo hộ cho mình để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh vì hằng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều người.

'Ca sáng thời gian nhiều hơn ca trưa, ca trưa từ 2,5 tiếng đến 3 tiếng, còn ca trưa thì 3 tiếng hơn… Mọi người đều nhiệt tình cả, không vấn đề gì. Con cái cũng ủng hộ, chỉ dặn mẹ muốn tham gia thì phải giữ gìn sức khoẻ, có biện pháp phòng chống dịch. Bản thân tôi cũng trang bị đầy đủ khẩu trang phòng chống dịch nên con cháu cũng yên tâm…', bà Mai cho biết.

Trên thực tế đã có một vài trường hợp các cán bộ ở chốt kiểm soát COVID-19 đã nhiễm bệnh. Việc phải tiếp xúc với nhiều người qua lại các chốt trực hằng ngày trong thời gian dài  tiềm ẩn nguy cơ phơi nhiễm khá cao cho các thành viên. Đặc biệt đối với những người cao tuổi, có nhiều bệnh lý nên, hệ thống miễn dịch yếu hơn rất nhiều so với người trẻ tuổi. Đây là nguy cơ có thực.

'Chúng tôi ra đây phải tiếp xúc với rất nhiều người, nên chúng tôi phải tự trang bị khẩu trang, kính chống giọt bắn, các trang thiết bị cần thiết để chống dịch. Và giải thích với gia đình là bây giờ tất cả mọi người đều chung tay chống dịch thì chúng tôi phải tham gia, không kể tuổi tác, không tính sức khoẻ. Tất nhiên trực thế này rất vất vả, ngày đêm, nhưng khi phường có yêu cầu chúng tôi vẫn có mặt đầy đủ, không vắng một ai…' - Bà Tiên cho biết thêm.

Theo quan sát của PV VOV giao thông, các thành viên ở các chốt kiểm dịch đều chỉ trang bị khẩu trang, nước sát khuẩn, và như bà Tiên chia sẻ, mỗi ngày họ phải tiếp xúc với rất nhiều người qua lại, tiếp xúc gần với họ để kiểm tra giấy tờ nên có thể nói, nếu không có biện pháp bảo vệ tốt, những người làm nhiệm vụ rất dễ nhiễm bệnh nếu chẳng may tiếp xúc với người dương tính với Covid-19, thậm chí lây nhiễm ngược lại cho người đi đường khi không may một trong những thành viên chốt kiểm dịch mắc bệnh mà không biết.

Chưa kể tới việc điều kiện thời tiết trong thời gian qua rất khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, mưa lớn bất chợt, các thành viên chốt kiểm dịch đều hoạt động nhiều giờ đồng hồ ngoài trời, rất vất vả, như chia sẻ của ông Vũ Đức Nhự - Tổ trưởng tổ cựu chiến binh, Tổ trưởng tổ dân phố 24 phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội: 'Ở đây rất khắc nghiệt, chỉ có 1 cái ô, nắng thì còn đỡ nhưng mưa thì ướt hết… không có chỗ nào chạy để trú mưa. Toàn người cao tuổi nếu gặp mưa rất dễ đổ bệnh. Cũng phải khắc phục thôi, chúng tôi phải động viên nhau vì dân vì nước, ra đây để giúp đỡ chính quyền, người dân chống dịch, nên phải động viên nhau khắc phục khó khăn…'

Với những diễn biến khó lường của dịch COVID-19 trong thời gian qua, rất cần sự chung sức của mọi người dân từ việc tuân thủ nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về dãn cách xã hội, tới việc thực hiện quy định 5K của Bộ Y tế, đồng thời hợp tác với chính quyền địa phương, tạo điều kiện để các chốt kiểm dịch thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình:

;Chúng tôi là những người già rồi nhưng vẫn phải ra đứng nắng ở đây, mong là việc tuyên truyền mạnh hơn nữa để người dân hiểu và ủng hộ để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ, để toàn dân chống dịch. “Chống dịch như chống giặc”, nhưng chúng tôi trực chốt thấy rất nhiều người ra đường không có lý do chính đáng…', ông Nhự chia sẻ.

Có như vậy, dịch bệnh mới mau chóng được đẩy lùi, và mọi người sẽ được trở lại với cuộc sống bình thường và công việc của mình…

AN TOÀN CHO NGƯỜI TRỰC CHỐT

Hà Nội cũng như nhiều tỉnh thành trong cả nước, thời gian qua đã thiết lập hàng trăm chốt kiểm soát dịch bệnh để thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Bên cạnh đó sáng kiến lập Vùng xanh an toàn được cho là một trong những giải pháp hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh, khi được hiểu đây là những vùng không có dịch bệnh.

Tại chốt kiểm soát ở các khu dân cư, chính quyền địa phương cắt cử nhóm khoảng 2-3 người thường xuyên túc trực để kiểm tra giấy tờ của người ra vào. Hầu hết họ đều là người cao tuổi, cán bộ hưu trí tình nguyện đứng ra làm nhiệm vụ này.

Trên thực tế, việc giữ khoảng cách an toàn (theo quy định là 2m) trong thời gian giãn cách hầu như không được thực hiện ở các chốt kiểm soát dịch bệnh. Từ việc tiếp xúc gần với người đi đường để kiểm tra giấy tờ đến việc các thành viên trong tổ công tác đều không giữ khoảng cách với nhau trong quá trình làm nhiệm vụ. Nếu không may, một trường hợp người dân hoặc thành viên tổ công tác dương tính với Covid-19, sẽ có nhiều người bị ảnh hưởng. Và việc truy vết sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Không những vậy, tại các chốt kiểm soát dịch bệnh, bên cạnh lực lượng chức năng còn có các tình nguyện viên là người cao tuổi, những đối tượng có nhiều bệnh lý nền, hệ miễn dịch yếu, hằng ngày họ phải tiếp xúc với nhiều người, hoạt động dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt, rất khó để đảm bảo sức khoẻ cho họ, trong điều kiện dịch bệnh còn kéo dài nhiều ngày.

Rất đáng biểu dương và hoan nghênh tinh thần tự nguyện, chung tay cùng xã hội đẩy lùi dịch bệnh của hàng ngàn người cao tuổi ở khắp nơi. Nếu không có họ, rất khó để chính quyền địa phương đảm bảo đủ lực lượng ở các chốt kiểm soát dịch bệnh.

Nhưng cùng với đó, các cơ quan chuyên môn cần hướng dẫn các biện pháp phòng dịch cho họ, đồng thời trang bị thiết bị bảo hộ đầy đủ giúp họ phòng tránh dịch bệnh…

Có lẽ, đã đến lúc các ngành chức năng cần đưa ra những giải pháp mới, phù hợp hơn để kiểm soát dịch bệnh, thay vì việc lập chốt kiểm soát như hiện nay. Thực tế cho thấy, tại một số nơi, một số thời điểm, đã có sự ùn tắc, tụ tập đông người, không giữ được khoảng cách an toàn khi có nhiều người phải dừng lại để lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ.

Nhiều người cho rằng, nếu không thay đổi cách thức này, việc lây nhiễm bệnh tại các chốt kiểm soát dịch bệnh hoàn toàn có thể xảy ra.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //