Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chỉnh trang công viên mà phải chặt cây, có nên không?

Phóng viên - 29/05/2021 | 8:46 (GTM + 7)

Để cải tạo công viên bến Bạch Đằng, quận 1 (TP.HCM),  sẽ đốn bỏ, di dời 178 xây xanh (140 cây bóng mát, 38 cây kiểng). Có nhất thiết phải đốn hạ cây xanh để cải tạo công viên? 

Trong tổng số cây bị ảnh hưởng, 146 cây sẽ bị đốn hạ, 32 cây bứng dưỡng. 

Được biết, dự án sẽ triển khai từ ngày 10/6 trên diện tích 1,6 ha, với kinh phí từ nguồn xã hội hóa khoảng 65 tỷ đồng. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi với chuyên gia đô thị TS. KTS Ngô Viết Nam Sơn.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:


PV: Là một chuyên gia kiến trúc đô thị, ông nhìn nhận thế nào về đề xuất này?

KTS Ngô Viết Nam Sơn:  Công viên Bạch Đằng nằm trong chuỗi quy hoạch nằm hai bên bờ sông Sài Gòn. Tôi cho rằng, đây là dự án quan trọng của TP.HCM.

Không chỉ công viên Bạch Đằng, mà chuỗi công viên hai bên bờ sông đóng vai trò quan trọng trong việc tăng diện tích không gian xanh trên đầu người; bổ sung thêm không gian thư giãn cho người dân, đặc biệt là trong khu nội thành, đặc biệt là mật độ dân cư đông, kế đến là tăng giá trị cảnh quan đô thị và cuối cùng là giảm ngập lụt và ô nhiễm.

Tôi rất mong UBND TP và Sở Xây dựng cân nhắc lại việc đốn hạ 146 cây xanh. Nếu như có thể được thì không nên chặt cây mà chỉ nên trồng thêm cây thôi, trong bối cảnh tỷ lệ cây xanh đô thị quá thấp trong nội thành.

Bởi cũng theo Sở Xây dựng TP thì hiện diện tích cây xanh của nội thành chỉ được 0.67m2/người thôi, trong khi quy chuẩn quốc gia cần 4-7m2/người và Liên Hợp Quốc là 10m2/người.

Tức là mình đang quá thấp, mà mình lại đi giảm cây xanh là không nên.

Công viên bến Bạch Đằng hướng ra sông Sài Gòn
Công viên bến Bạch Đằng hướng ra sông Sài Gòn. Ảnh: Vnexpress

PV: Một số người cho rằng, nên thiết kế công viên dựa trên vị trí cây xanh sẵn có, chứ không nên đốn hạ hoặc di dời. Quan điểm của ông như thế nào?

KTS Ngô Viết Nam Sơn: Tôi đã từng làm dự án ở nước ngoài. Nếu mình có những công viên ở đô thị, ngay từ trong đề xuất đầu tiên trong tiêu chí là không chặt cây nào hết. Và nếu có chỉ là 1 vài cây có lý do hợp lý.

Tôi nghĩ rằng, nước ngoài họ làm được, mình cũng làm được. Mình đưa ra tiêu chí ngay từ đầu thì tôi chắc chắn rằng mình sẽ có giải pháp để mình giải quyết chuyện chỉnh trang công viên mà không cần xâm hại đến cây xanh.

Nếu phương án thiết kế này chỉ với mục đích làm đẹp cho công viên mà không vì lý do khác hợp lý, thì tôi khẳng định không cần phải chặt cái cây nào hết mà vẫn có thể làm cho công viên đẹp hơn.

Bởi vì quan điểm gọi là chỉnh trang công viên mà mình bổ sung công trình hay là làm dịch vụ thương mại hoặc phủ vật liệu đắt tiền như granite hóa tuyến đường đi bộ, ngay cả quan điểm của các nước tiên tiến, đó vẫn chỉ là phụ thôi.

Điểm chính là hệ thống cây xanh có bóng mát và có mảng xanh nhiều. Nếu từ đầu đặt đến tiêu chí là không động đến cây xanh nào hết thì tôi chắc chắn rằng TPHCM có nhiều kiến trúc sư cảnh quan giỏi, họ có thể làm được điều đó.

Thậm chí nên tổ chức một cuộc thi. Vì chuyện cây xanh không gấp. Công viên Bạch Đằng đã hình thành từ rất lâu rồi.

Như vậy, có làm gì cũng nên hướng đến tương lai dài hạn là chỉnh trang cho khu trung tâm một bộ mặt mới. Bộ mặt mới không có nghĩa là bê tông hóa, là vật liệu đắt tiền, mà một không gian xanh nó có thể đem lại sự thư giãn.

Thay vì chặt 146 cây và bứng dưỡng 32 cây đó, thì mình trồng thêm 178 cây, điều đó tốt hơn rất nhiều.

PV: TP.HCM đặt ra chỉ tiêu giai đoạn 2020 – 2025 tăng thêm 10ha mảng xanh công cộng, và hiện vẫn đang rất “khát” những mảng xanh. Vậy cây xanh trong công viên cần phải được quy hoạch như thế nào?

KTS Ngô Viết Nam Sơn:Tôi nghĩ rằng, một cái cây phát triển cần thời gian chứ không phải mình chặt, đốn rồi mình bứng dưỡng rồi mình đem cây khác lại là nó tốt. Một cây vài chục năm, hàng trăm năm giá trị bền vững hơn rất nhiều vì rễ cắm sâu.

Rất nhiều trường hợp ở TP.HCM và cả nước, trồng cây lớn nhưng gió bão là đổ hết vì rễ không bám sâu. Đừng cho rằng là mình chặt rồi mình cắm lại, giống như cắm cây hoa vậy đâu.

Về dài hạn nên thay đổi tư duy. Vì TP mình đã có một số chuyện sai lầm, thấy dự án hạ tầng phục vụ cho dân sinh là cứ phải chặt cây. Đặc biệt, gần đó là đường Tôn Đức Thắng là một hàng cây cổ thụ. Thật sự ra, từ đầu vị trí quy hoạch, cây cầu có thể dời vị trí lên chút xíu là không cần chặt cây.

Ở các nước phát triển, họ không làm vậy, hạ tầng vẫn phát triển, nhưng cây phải giữ lại.

Mình nên đưa ra tiêu chí, từ nay về sau, tất cả dự án hạ tầng trên TP, nếu như có xâm hại cây xanh, thì đơn vị thực hiện dự án phải báo cho đơn vị phê duyệt, để tránh thực trạng  phê duyệt xong, quy hoạch xong, chuẩn bị xây dựng, thậm chí xây dựng xong rồi mới biết phải chặt bao nhiêu cây.

Kinh nghiệm ở nước ngoài, những dự án nào phải đốn hạ cây, thì không những phải giải trình từ đầu với chính quyền mà phải giải trình với người dân nữa.

Người dân họ sẽ không đồng ý đâu.

Bên cạnh đó, cũng nên cẩn trọng với các dự án dùng nguồn vốn xã hội hóa. Bởi Nhà đầu tư không bao giờ cho miễn phí. Họ đóng góp kinh phí gì cũng cần có điều kiện. Mà điều kiện đó phù hợp với lợi ích chung của người dân thì mình mới chấp nhận.  

Quang cảnh công viên bến Bạch Đằng. Ảnh: Tuổi trẻ

PV: Người dân Sài Gòn đã từng tự hào vì có những hàng cây xanh mát. Để bảo vệ giá trị di sản cây xanh, TP.HCM cần có tầm nhìn quy hoạch đô thị như thế nào?

KTS Ngô Viết Nam Sơn: Sài Gòn được quy hoạch theo phong cách quy hoạch của Pháp. Người Pháp họ quan tâm đến việc xây dựng một thành phố Xanh. Đường nào cũng có không gian xanh, thân thiện.

Chúng ta đừng quên, quy hoạch Sài Gòn cũ bao gồm quận 1 và một phần quận 3 đã có sự tính toán khá chặt chẽ tỷ lệ cây xanh và mật độ xây dựng nhà cửa. Rất tiếc, giá trị của cây xanh ở quận 1 và quận 3 cũng đã bị phá hỏng rất nhiều.

Với đà phát triển, TP.HCM hiện nay đang cao tầng hóa khu nội thành. Giai đoạn đầu, có thể hiểu là chúng ta không có đất xây dựng. Nhưng hiện tại, chúng ta đang có khu Thủ Thiêm 20 năm nay phát triển rất chậm.

Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta khuyến khích những công trình cao tầng đưa ra bên phía Thủ Thiêm. Cao tầng đi với giao thông. Vì khi cao tầng hóa ở khu nội thành, thì mới nảy sinh ra vấn đề chặt cây, mở rộng đường…

Để giữ bản sắc giá trị Sài Gòn xưa 300 năm cho đến TP.HCM hiện đại, nên ráng giữ những quy hoạch xưa có tỷ lệ giữa công trình, không gian xanh, không gian mặt nước…

Điều này sẽ giúp tăng giá trị bản sắc của TP.HCM và cũng là bảo tồn những giá trị di sản.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Áp lực đáo hạn trái phiếu năm nay của nhóm bất động sản vẫn tương đối lớn, trong đó, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thanh toán hàng nghìn tỷ đồng đến hạn cho nhà đầu tư.

// //