Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cân nhắc các hình thức học tập để sớm đưa trẻ quay trở lại trường

Phóng viên - 31/10/2021 | 8:22 (GTM + 7)

Phùng Trà My, học sinh lớp 5 tại quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, thích mỹ thuật nhưng khi học online thì chỉ được coi là “môn phụ”, trong khi em lại mong có những tiết học vẽ trực tiếp tại lớp

Ảnh minh họa - PL TP.HCM
Ảnh minh họa - PL TP.HCM

Mong muốn của cả phụ huynh và học sinh

Thông tin về những ca mắc COVID-19 mới tại Hà Nội và những tỉnh thành lân cận, trong đó có những ca bệnh trong trường học, khiến chị Lê Thị Thanh Nga, ở huyện Mê Linh, thực sự e ngại về việc cho con quay trở lại trường học.

Chị Nga có 2 con học lớp 7 và lớp 11, học trực tuyến đôi lúc vẫn còn thiếu tập trung, nhưng trong thời điểm này an toàn phòng dịch vẫn là ưu tiên số 1, và chị không ủng hộ các phương án kết hợp học trực tiếp, trực tuyến: "Nếu đến trường thì đến trường một thể, chứ không phải môn chính thì học ở trường, môn phụ thì học ở nhà. Học trực tuyến đương nhiên không thể bằng học trực tiếp tại trường, nhưng trong thời điểm đại dịch này thì học trực tuyến sẽ tốt hơn cho trẻ". 

Còn anh Phạm Ngọc Dũng ở quận Bắc Từ Liêm, có 2 con học tiểu học, lại ủng hộ việc sớm đưa trẻ quay trở lại trường bằng cách kết hợp học trực tiếp và trực tuyến, như chia lớp, chia môn, luân phiên đến trường: "Nếu dịch ổn định, mình kiểm soát được thì cho các cháu đi học là tốt nhất. Các cháu muốn đến gặp bạn bè, cô giáo lắm rồi, ở nhà cũng chán. Giờ cao điểm mạng hay chập chờn, các cháu bị “out”, học không đảm bảo".

Phùng Trà My, học sinh lớp 5 tại quận Long Biên cho biết, cháu thích mỹ thuật nhưng khi học online thì chỉ được coi là “môn phụ”, trong khi em lại mong có những tiết học vẽ trực tiếp tại lớp: "Môn mỹ thuật chỉ học 20 phút, bị giảm một nửa, các bạn không tập trung đến các môn phụ. Bài giảng rất là ít, cô chỉ giao bài tập mà ít bạn nộp bài cho cô. Nhiều bạn có thể gian lận trong bài thi và nhiều bạn bảo bố mẹ làm giúp bài tập của mình".

Về phía các thầy cô, anh Nguyễn Đăng Khoa, giáo viên Trường THPT Lê Ngọc Hân, huyện Gia Lâm cũng ủng hộ việc sớm đưa trẻ quay trở lại trường để khôi phục nề nếp học tập và giúp trẻ phát triển toàn diện. Anh Khoa cho rằng, việc kết hợp học trực tiếp, trực tuyến không ảnh hưởng đến quá trình dạy và học, không khiến thầy cô vất vả nhiều trong quá trình soạn giáo án:

 "Việc đến trường học tập tạo cho các em không khí gắn kết, các em được giao tiếp sẽ tốt hơn. Trong quá trình đó chúng ta có thể học trực tuyến xen kẽ thì tôi cho là ý tưởng tốt. Hướng học tập trong thời gian dịch và việc coi môn chính, môn phụ,… mọi người nên đưa ra ý tưởng xây dựng nhiều hơn là phản biện tiêu cực".

Ông Nghiêm Nhật Anh, Giám đốc vận hành trường Everset – một trong những trường đã áp dụng đào tạo song song, cả trực tiếp và giảng dạy online cũng cho biết, trong định hướng giáo dục của nhà trường thì chúng tôi vẫn sẽ áp dụng đan xen cả hai hình thức vừa trực tuyến và vừa là trực tiếp: "Theo tôi, đây là giải pháp hiệu quả, phù hợp với thực tế và mục tiêu đào tạo của nhà trường. Giữa bối cảnh dịch COVID-19 bất thường, học sinh cần được rèn kỹ năng chủ động thích nghi với các hình thức học tập và sinh hoạt khác nhau. Khi không đến trường thì các học sinh có thể tham gia học từ nhà với hệ thống học liệu hỗ trợ". 

Thầy Nguyễn Đăng Khoa và một số giáo viên khác cho rằng, dịch bệnh cũng có thể là “cơ hội” để ngành giáo dục tạo bước đột phá về giảm tải chương trình, cắt giảm những kiến thức hàn lâm và tăng ứng dụng thực tiễn. Khối lượng kiến thức giảm có thể giúp thầy trò tăng chất lượng dạy và học, dù là bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hay trực tuyến.

Để chất lượng học trực tuyến thực sự hiệu quả

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dù ủng hộ việc dạy học trực tuyến, nhưng một số phụ huynh, đặc biệt là những người có con học lớp 1, lớp 2. Chị Trần Thu Hoài (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tỏ ra băn khoăn về hiệu quả học tập năm lớp 1 vừa qua của con mình.

Chị cho rằng, năm nay các con đã rất thiệt thòi khi không được đến trường sớm để làm quen với bạn bè, thầy cô cũng như nề nếp và phương pháp học tập mới nên khi học trực tuyến kéo dài, chị lo con sẽ khó theo kịp chương trình: "Khi học trực tuyến các con vẫn không tập trung. Các phụ huynh trong nhóm phản ánh rất nhiều là rất mong các con được quay trở lại trường, vì các con đưa thì khi học đều ngủ gật, không tập trung, chạy đi chạy lại. Nên việc học trực tuyến đối với các bạn tiểu học không nên áp dụng lắm". 

Với giáo viên, dù đã trải qua 1 năm học dạy trực tuyến, nhưng nhiều thầy cô - đặc biệt là giáo viên dạy lớp 1 vẫn băn khoăn khi dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1. Cô giáo Nguyễn Thị Minh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thái, quận Tây Hồ, Hà Nội cho rằng, ngoài việc các con lớp 1, lớp 2 khó tập trung, vẫn còn một số khó khăn như đường truyền không ổn định, phần mềm dạy học cũng chưa thực sự tốt: "Học sinh của tôi không phải 100% có máy tính, điện thoại thông minh. Khó khăn nữa là cả 2 chị em đều học 1 giờ thì chỉ có một cái máy tính. Để có thể học trực tuyến thì ngoài nhà trường ra cũng cần sự hỗ trợ từ phía gia đình rất nhiều thì mới có thể hoàn thành được".

Thầy giáo Đỗ Quốc Bình, Hiệu trưởng trường liên cấp Lương Thế Vinh cũng cho rằng, việc học trực tuyến thời gian qua cũng chỉ là giải pháp tình thế trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp, học sinh không thể đến trường. Mặc dù các giáo viên đã có những thay đổi rất tích cực trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy song vẫn có những bất cập đến nay chưa khắc phục được, đó là nền tảng công nghệ thông tin yếu, thiếu đồng bộ, một số giáo viên lớn tuổi vẫn lúng túng do trình độ công nghệ thông tin hạn chế nên việc dạy trực tuyến cho kém chưa hiệu quả.

"Những sự tương tác thầy trò, rồi trò với trò cũng hạn chế rất nhiều và dạy học lâu như thế làm cho các em nó căng thẳng, mỏi mệt, thậm chí là nó ảnh hưởng đến sức khỏe, thị lực, rồi là cả về mặt tâm lý cũng cũng bị ảnh hưởng. Có những em làm việc riêng, Chit chat, chơi game, thậm chí là lên những website độc hại, khiêu dâm, bạo lực và nó ảnh hưởng đến đến các em rất là nhiều", thầy Bình cho biết.

Theo PGS.TS Trần Thanh Nam, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, để giảng dạy trực tuyến hiệu quả, các giáo viên phải xác định việc tương tác chất lượng mới quan trọng, chứ không phải thời gian học kéo dài. Để làm được điều này, chương trình giảng dạy phải xác định được nội dung nào là học sinh tự nghiên cứu trước, khi giảng dạy thực chất chỉ đi sâu vào một vài nội dung căn bản. Như vậy, giáo viên sẽ phải soạn giáo án rất hấp dẫn, giống như một kịch bản mà cả giáo viên và học sinh cùng diễn xuất theo mô hình game hóa.

"Phải chia nhỏ các bài ra để phù hợp với đặc điểm nhận thức và chú ý của các con theo từng độ tuổi. Nếu kéo dài quá thì đứa trẻ sẽ chán, sẽ không tập trung được và về sau thì cần sự hỗ trợ của AI nữa, để xác định xem sự chú ý của các con để có các chương trình dạy học mang tính chất cá nhân hóa", PGS.TS Trần Thanh Nam nêu quan điểm

Các ý kiến cũng cho rằng, với việc học trực tuyến, nếu học sinh không có sự tích cực học tập, không có thói quen tự học ấy thì khó có thể học một cách hiệu quả. Do đó, phụ huynh cũng phải dành thời gian đến khi con em mình có thói quen, nề nếp tự học thì việc học trực tuyến mới có hiệu quả. 

----

Để tìm hiểu thêm, quý thính giả có thể lắng nghe trao đổi giữa phóng viên VOVGT với các vị khách mời: PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và đào tạo và ông Đặng Quang Hùng - Phó Tổng giám đốc Hệ thống Giáo dục trực tuyến Học Mãi, trong Diễn đàn 91 với chủ đề: Nên duy trì học trực tuyến như thế nào khi các trường mở cửa trở lại?

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //