Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ẩn họa khôn lường từ khẩu trang y tế sau sử dụng vứt bừa bãi

Phóng viên - 22/02/2021 | 14:53 (GTM + 7)

Những chiếc khẩu trang y tế sử dụng một lần khi biến thành rác thải nếu vứt bừa bãi và không có phương án xử lý lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh và gây tác động tiêu cực đến môi trường.

Khẩu trang vứt bỏ bừa bãi tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ảnh: Minh Thảo

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Không thể phủ nhận khẩu trang nói chung và khẩu trang y tế nói riêng có tác dụng vô cùng hữu hiệu trong việc hạn chế tốc độ lây lan dịch bệnh COVID-19. Chiếc khẩu trang dần trở nên quen thuộc đối với người Việt trong mọi lĩnh vực của đời sống. Và cũng từ đây, tình trạng vứt khẩu trang sau khi sử dụng không đúng nơi quy định diễn ra thường xuyên hơn. 

Bà Nguyễn Thị Thanh (60 tuổi ngụ quận Phú Nhuận, TPHCM) đều đặn ngày 2 lần sáng và chiều đi bộ tập thể dục dọc theo tuyến đường cạnh kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, thế nhưng thời gian gần đây bà phải tạm dừng việc tập thể dục buổi chiều vì lo lắng rác khẩu trang y tế đã qua sử dụng tại đây sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe:

"Họ cứ vứt linh tinh, có vứt vào sọt rác đâu. Nhiều người vẫn chưa có ý thức, chỗ nào cũng vứt. Tốt nhất, khẩu trang dùng một lần dùng xong cho vào túi ni lông, buộc chặt lại rồi cho vào thùng rác".

Chị Lê Thị Thanh Mai - ngụ quận Bình Thạnh (TPHCM) tỏ ra bức xúc khi thường xuyên nhìn thấy những chiếc khẩu trang y tế đã qua sử dụng bị vứt bừa bãi trên các tuyến đường xung quanh khu vực Bến xe Miền Đông, gần nơi chị sinh sống:

"Rất nguy hiểm. Người ta đã đeo qua một lần rồi mình không biết là họ có mang vi khuẩn hay không. Cho dù không có dịch thì bình thường đã không nên rồi, còn trong dịch như thế này thì càng không tốt".

Theo thạc sĩ bác sĩ Đinh Thị Hải Yến - Trưởng khoa truyền thông trung tâm phòng chống dịch bệnh TPHCM thì những chiếc khẩu trang nói chung và khẩu trang y tế nói riêng sau khi sử dụng mà không được bỏ đúng nơi quy định sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, có thể tạo ra những ổ nhiễm bệnh mới trong cộng đồng:

"Với khẩu trang khi chúng ta đeo rồi thì coi như là một vật gây nhiễm vì nó chắn những chất tiết đường hô hấp của nhiều người hoặc chúng ta có thể mang nhiều bệnh khác nhau. Khi chúng ta vứt bừa bãi thì sẽ tạo ra những ổ nhiễm ngoài môi trường; không tốt cho môi trường và những người xung quanh.

Đặc biệt, trong ngành y tế có những khẩu trang dành cho người nghi nhiễm thì còn phải được xem như chất thải y tế và phải có quy trình xử lý đặc biệt dành riêng cho nó".

 Những chiếc khẩu trang vứt bừa bãi ngoài đường vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa là nguy cơ lây lan bệnh. Ảnh: Nam Thanh

Phó giáo sư tiến sĩ Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng người dân cần nâng cao ý thức hơn nữa khi sử dụng khẩu trang để không chỉ đảm bảo an toàn cho mình mà còn giúp giảm áp lực cho công tác thu gom, xử lý khẩu trang đã qua sử dụng:

"Nếu ai cũng sử dụng khẩu trang y tế dùng 1 lần thì chắc chắn rác thải không biết phải xử lý như nào. Đây là nguy cơ lớn đối với vấn đề môi trường. 

Nhiều chuyên gia môi trường cũng cho rằng những chiếc khẩu trang nói chung và khẩu trang y tế nói riêng nếu không được thu gom và xử lý đúng cách cũng sẽ là những tác nhân gây nguy hại đến chuỗi thức ăn của các loài sinh vật và cả con người.

Ngoài ra, những thành phần cấu thành nên chiếc khẩu trang như sợi nhựa không dệt, dây đeo bằng bông, thanh kim loại, vật liệu tổng hợp…cũng là những chất liệu khó tái chế, chậm phân hủy.

Tiến sĩ Kiều Lê Thủy Chung - Khoa kỹ thuật địa chất và dầu khí - Đại học Bách Khoa TP.HCM cho biết thêm:

"Những chất độc hại trong môi trường có thể bám vào ví dụ như vi khuẩn, mầm bệnh…rồi phát tán đi xa. Khi khẩu trang chưa phân hủy nó là miếng lớn thì những con vật ăn vào sẽ làm mắc nghẹn hoặc tắc nghẽn tiêu hóa, hô hấp.

Rõ ràng, việc đeo khẩu trang là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn phức tạp như hiện nay. Tuy nhiên, việc cần thiết là phải “đeo đúng cách, bỏ đúng nơi” để không làm phát tán mầm bệnh ra môi trường. Nếu có thể thì nên cắt bỏ dây đeo trước khi cho vào thùng rác có nắp đậy.

Ngoài ra, nếu chưa thực sự cần thiết thì có thể dùng khẩu trang vải thay cho khẩu trang y tế cho các hoạt động thông thường.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao trong việc tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

// //