Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kẻ Vẽ

Phóng viên - 29/01/2019 | 7:49 (GTM + 7)

VOVGT - Kẻ Vẽ nổi tiếng ngày xưa với câu ngạn ngữ “Đất kẻ Giàn, Quan kẻ Vẽ”, Kẻ Giàn là làng Cáo đỉnh, thì kẻ Vẽ nổi tiếng về học vấn...

Làng Kẻ Vẽ hay còn gọi là làng Đông Ngạc vẫn còn giữ được nhiều nét cổ kính, rêu phong của làng cổ Hà Nội

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nằm ở phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, làng Kẻ Vẽ còn được gọi là làng Đông Ngạc, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, từ lâu đã được biết đến là mảnh đất địa linh nhân kiệt. Kẻ Vẽ xưa- Đông Ngạc ngày nay là một trong những làng cổ giàu truyền thống văn hiến nhất của Thăng Long – Hà Nội.

Điều vô cùng quý báu đó là nhiều di vật lịch sử và những truyền thống quý báu của Kẻ Vẽ vẫn được các thế hệ người làng Vẽ bảo tồn, lưu giữ cho đến ngày nay.

Đó là hình ảnh của cổng làng, mái đình, những ngôi nhà, nhà thờ cổ kính, thâm nghiêm của các dòng họ hay những con đường lát gạch nghiêng lan tỏa trong từng xóm ngõ mà chúng ta vẫn có thể nhìn thấy khi đến với Đông Ngạc ngày nay.

Hãy bắt đầu hành trình đến với không gian văn hiến trên đất Kẻ Vẽ cùng những lời giới thiệu đầu tiên của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến.

“Kẻ Vẽ là tên nôm của làng Đông Ngạc. Kẻ Vẽ là 1 vùng nổi tiếng là ngày xưa có câu ngạn ngữ khác cũng về làng Vẽ là: Đất kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ. Kẻ Giàn là làng Cáo đỉnh, nay là Xuân Đỉnh thuộc quận Bắc Từ Liêm, thì Kẻ Vẽ nổi tiếng về học vấn. Người ta tính tổng kết từ thế kỷ thứ 14 cho đến hết đời Nguyễn thì ở Kẻ Vẽ có 401 người đỗ từ Thám hoa đến Tú tài, trong đó có 20 người đỗ tiến sĩ và có 2 người đỗ tiến sĩ thời đầu thế kỷ 20.

Làng này nổi tiếng đến mức trong Nam ngoài Bắc đều biết đến làng Vẽ bởi sự học hành và những người làm quan. Làng Vẽ có rất nhiều họ, người ta xếp theo thứ tự các họ sống ở làng Vẽ lâu nhất và cũng là họ có nhiều người đỗ đạt nhất là: Họ Phan, Phạm, Đỗ, Nguyễn, Hoàng. Vừa là theo thời gian người dân di đến làng Vẽ, vừa cũng là xếp theo các họ có nhiều người đỗ đạt và làm quan xưa.

Nếu bây giờ đi đến làng Vẽ thì dù rằng làng Vẽ nay là phường Đông Ngạc đã có nhiều thay đổi nhưng người ta vẫn thấy dáng dấp của 1 ngôi làng cổ vì làng này vẫn là làng văn hiến, nhiều ngõ vẫn là gạch lát nghiêng, vẫn có những ngôi nhà lợp ngói vảy cá, có tường bao, có cây um tùm, in dấu thời gian, nên bây giờ ở làng vẫn còn nhiều dấu nét xưa vì nhiều người, nhiều dòng họ vẫn muốn giữ lại dáng dấp của gia đình và làng mạc ngày xưa.

Nên cho dù ngày nay đô thị hóa cực kỳ mạnh mẽ nhưng làng Vẽ vẫn giữ lại đc những đền thờ dòng họ, đi vào làng trên những con đường gạch lát nghiêng thì rất thú vị, vì không bao giờ đi vào 1 con phố giữa thủ đô mà vẫn còn được như vậy”.

Cổng nhà được xây theo hình bút tháp vươn cao thể hiện truyền thống hiếu học

Nổi tiếng là làng có truyền thống học hành, đỗ đạt khoa cử ở Thăng Long xưa, cho đến nay, truyền thống này vẫn là niềm tự hào của mỗi người dân làng Vẽ và được các thế hệ gìn giữ, phát huy. Điều này được thể hiện ngay trong những công trình kiến trúc cổ độc đáo của quê hương Kẻ Vẽ như những dòng chữ trên cổng làng, cổng mỗi ngôi nhà dòng họ.

Theo ông Lê Văn Đôn, một người con được sinh ra và gắn bó với mảnh đất Kẻ Vẽ hơn 80 năm qua cho biết: “Làng Kẻ Vẽ có tất cả 7 xóm và tất cả đều quay về hướng Bắc, hướng của sông Hồng. Mỗi một xóm lại có một cái cổng làng ở đầu làng và cuối làng. Mỗi một cổng làng sẽ có 2 tháp bút ở 2 bên. Điều đó nói lên rằng, đây là một ngôi làng hiếu học.

Khám phá tiếp ngôi làng khoa bảng này, chúng ta còn thấy truyền thống hiếu học được phát huy trong ý thức khi mỗi người dân, mỗi gia đình đều chú trọng đến việc học hành của con cái, nên ngay từ những ngôi trường đầu cấp như trường tiểu học, ở làng Vẽ cũng là những ngôi trường có tiếng trong khu vực, thu hút học sinh từ cả những làng khác theo học. Nhà văn Nguyễn Hiếu, người làng Kẻ Chèm cho biết:

“Kẻ Vẽ là một làng tương đối văn hiến. So với làng Chèm thì độ văn hiến nhiều hơn. Ngày xưa người ta thường nói làng Chèm yếu tố võ cao hơn, còn làng Vẽ thì yếu tố văn cao hơn. Cái đặc trưng của làng Vẽ là thời nào cũng có vị đỗ đạt tương đối tốt và có chức sắc trong triều đình cũng như trong chính phủ hiện nay.

Thời Đảng và nhà nước lãnh đạo cũng có rất nhiều vị như Hoàng Minh Giám, 1 trong những vị bộ trưởng đầu tiên về văn hóa…Do tính chất văn hóa đấy mà các trường học ở làng Vẽ tương đối có tiếng trong khu vực. Cho nên thế hệ bác năm nay hơn 70 rồi đều học ở làng Vẽ.

Nên giai đoạn mà sự học ấy tạo ra 1 môi trường, không khí rèn luyện và học tập khá tốt. Thời đại nào họ cũng có khoa bảng, trong triều đình cũng như hiện nay đều có người làng Vẽ đóng vai trò quan trọng,. Chính vì thế ở làng Vẽ xuất hiện nhiều không chỉ là trường khá nổi tiếng là trường Vẽ, có nhiều nhà văn đóng góp ở đấy, và trưởng thành từ trường cấp 1 làng Vẽ”.

Bia tiến sỹ của làng Kẻ Vẽ

Từ thời Lê – Nguyễn, Kẻ Vẽ đã có 21 vị tiến sĩ. Bản thân người dân trong làng cũng cảm thấy rất tự hào khi được vinh danh là làng khoa bảng đứng thứ 2 trên cả nước với nhiều vị tiến sĩ nổi tiếng. Có được nhiều người đỗ đạt làm quan thuở ấy là nhờ vào tinh thần cần cù, chịu khó, ý thức phấn đấu học tập của mỗi người con Kẻ Vẽ.

Chính vì thế mà các bậc cao niên ở làng Kẻ Vẽ bây giờ mỗi khi ngồi bên nhau đều luận bàn chuyện khuyến học, khuyến tài của quê nhà để phát huy truyền thống khoa cử của cha ông mình thuở xưa. Ông Lê Văn Đôn cho biết:

“Nói về học hành ở đây đấy mà, nói chung là nó vẫn phát huy được truyền thống của các cụ ngày xưa, vì đất là đất học. Cho nên các dòng họ hiện nay mà nói thì người ta hướng, hiện nay chẳng còn nghề gì cả, nông nghiệp thì đất hết rồi, thì người ta chỉ hướng cho con người ta học thôi.

Trong dòng họ nào người ta cũng có 1 tổ chức khuyến học, nói chung từ Quận trở xuống thôi, quận có hội của quận, phường có của phường, dòng họ có của dòng họ, thì hàng năm, những ngày giỗ tổ chẳng hạn thì ng ta cũng tuyên dương con cháu ng ta học hành, đỗ đạt đến đâu. Nói về học thì ít có làng nào, ít nơi có nhiều cháu thi đỗ đại học, đỗ tiến sĩ, làm cho nhà nước, đứng trong hàng lãnh đạo của nhà nước.

Mỗi 1 năm các cháu vào đại học thì chúng tôi trong hội Khuyến học thì hàng năm cũng đều có hàng trăm cháu vào đại học vì mỗi 1 lần vào đại học như thế thì ở phường chúng tôi tổ chức tặng bằng khen để khuyến khích các cháu học tập, rồi tặng 1 số tiền nho nhỏ thôi, nhưng đây nó là khuyến khích động viên các cháu, qua những buổi như thế để nói lên lịch sử làng mình như thế nào, để các cháu hiểu và các cháu ngày càng phấn đấu, trước hết để cho bản thân các cháu”.

Không chỉ tự hào về truyền thống học hành của làng mình, thế hệ những cao niên của làng còn tự hào về nét hào hoa, thanh lịch của người làng Vẽ. Chính truyền thống và văn hiến của làng đã làm nên cốt cách cho người làng Vẽ để dù sau này có đi đâu, hay làm công việc gì, họ vẫn luôn phát huy được tinh thần hiếu học và giữ được cốt cách cao đẹp đã được hun đúc từ mảnh đất quê hương:

“Truyền miệng các cụ có bảo Đất làng Giàn, Quan làng Vẽ, nên là các ông đi cày mà cũng còn nói là các cháu học đi, mai này làm cán bộ, nên trong đám đi chăn bò ngày xưa được nghe các cụ nói thì có anh nhớ có anh không”.

“Người làng Vẽ đi đâu nó cũng khác ngay, thật, nó khác về phong thái, tiếng nói nó cũng khác, mặc dù 2 làng chỉ cách nhau 1 con đường rất nhỏ thôi nhưng tiếng nói 2 làng cũng khác nhau.

Ví dụ như ngọng N-L, đó là điều rõ ràng, xung quanh đây đều có người nói ngọng như thế, rồi phong tục cũng khác nhau nhiều chứ, kể cả ăn nước cùng nhau mà cũng khác nhau hẳn.

Người làng Vẽ đi đâu người ta cũng nhận ra, thứ nhất là cách ăn nói, cách đối xử, bộ mặt con người cũng có cái khác nên nhiều lúc tôi cũng cảm thấy là đối với dân làng Vẽ xưa, bản thân tôi thấy cũng tự hào. Đình chùa làng Vẽ rất đẹp, các nhà thờ còn hàng trăm nhà thờ cổ, mà chúng tôi vẫn giữ được nề nếp như thế là vẫn giữ được bản chất của làng”.

Tags:
Ý kiến của bạn
Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: 'Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: "Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Khác biệt với thái độ nghiêm khắc của các phụ huynh khi con mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có phụ huynh khi con gọi điện, nhắn tin thông báo bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông, lại rất...

Happy Land Đông Anh: Khu đô thị tiền tỷ không nước sạch, giá điện trên trời

Happy Land Đông Anh: Khu đô thị tiền tỷ không nước sạch, giá điện trên trời

Nhiều ngày qua, Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được phản ánh của người dân tại khu đô thị Happy Land (thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội) về tình trạng không có đường nước sạch và phải sử dụng điện với giá cao ngất ngưởng.

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Hà Nội đang thí điểm thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại quận Tây Hồ và từ 15/4 tới sẽ mở rộng sang một số khu vực, một số tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm. Điều này được nhiều người dân mong chờ vì hứa hẹn mang lại nhiều tiện lợi và cơ hội minh bạch.

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Do hạn mặn kéo dài làm mạch nước ngầm và nguồn nước mặt bị nhiễm mặn, một số địa phương ở ĐBSCL đã không còn nước ngọt để sinh hoạt. Những khu vực dân cư ở xa trung tâm xã hoặc ven biển thì buộc lòng phải mua nước ngọt với giá cao gấp 5 lần giá bình quân chung

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là một trong những công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, tạo hành lang Đông - Tây cho khu vực phía Nam.

Loay hoay chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại

Loay hoay chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại

Tiếp nối câu chuyện “Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?”, VOV Giao thông tiếp tục câu chuyện “Người Sài Gòn loay hoay câu chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại”.

// //