Mức phạt và cách đi khi gặp vạch mắt võng
Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đã 8 tháng bị cho nghỉ việc ở Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (TP.HCM), chị Lê Thị Cẩm Vân trở về quê Đồng Tháp và thất nghiệp cho đến thời điểm này. Chị Vân đã gắn bó với Công ty TNHH PouYuen Việt Nam hơn 13 năm, thu nhập hàng tháng trên 10 triệu đồng, nhưng trong đợt cắt giảm lao động vào tháng 6/2023, chị Vân buộc phải chấm dứt hợp đồng.
Khi hồi hương, chị mong tìm được cơ hội việc làm cơ bản tương đương như vị trí khi còn ở PouYuen Việt Nam nhưng tìm việc ở quê nhà không phải là chuyện dễ: Tôi về quê mong muốn tìm kiếm công việc phù hợp tại vì tôi 45 tuổi cũng khó vào công ty. Nguyện vọng tìm kiếm một công việc để trang trải cuộc sống, lo cho gia đình.
Lý giải về toàn cảnh thất nghiệp tại ĐBSCL có thể được bắt đầu từ một vài nguyên nhân đã được nhận định. Trong giai đoạn 2017 - 2022, đầu tư cho ĐBSCL liên tục giảm tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư cả nước, từ 18,7% xuống còn 14,9%. ĐBSCL lại là “vùng trũng” thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), năm 2023 cả khu vực chỉ có 139 dự án FDI đăng ký mới với tổng vốn 741 triệu USD, trong số này có 118 dự án đầu tư vào Long An với số vốn hơn 600 triệu USD. Tổng số vốn và dự án FDI đầu tư vào ĐBSCL trong năm 2023 chỉ bằng 1/4 tỉnh Quảng Ninh.
Số liệu từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI ) chi nhánh ĐBSCL chỉ ra, cả nước có bình quân 9 doanh nghiệp/1.000 dân nhưng tại ĐBSCL thì chỉ có 3 doanh nghiệp/1.000 dân. Năm 2023, cả vùng thành lập mới 11.381 doanh nghiệp, nhưng mất đi 10.514 doanh nghiệp do làm ăn không hiệu quả, giải thể. Mỗi năm có trên 10.000 doanh nghiệp thành lập mới, nhưng trên 90% số đó đã “chết yểu”. Năng lực cạnh tranh yếu dần nên “chén cơm” cho người lao động cũng “bế tắc”, tỷ lệ thiếu việc làm ở ĐBSCL hiện nay ở mức 3,6%, cao hơn mức bình quân của cả nước 2,2%.
Ông Phạm Tấn Công – Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng: Ở góc độ điều thành thị trường, chuỗi giá trị còn bị chia cắt, các cụm ngành sản xuất lớn chưa hoàn chỉnh, thị trường tài chính tín dụng chưa thực sự phát huy để thúc đẩy, hỗ trợ cho các ngành chủ lực phát triển, quá trình nghiên cứu cho thấy đó những là điểm nghẽn về thể chế, quản trị và liên kết vùng. Quá trình này nếu không kịp thời không chỉ làm tiêu hao nguồn lực mà có thể còn làm giảm động lực của bộ máy, không khai thác được lợi thế giữa các địa phương, không nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế vùng ĐBSCL.
Cũng cần phải nói thêm, ĐBSCL được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng phát triển mạnh về nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Nhưng hạ tầng mà nhất là giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc… còn bất cập. Trình độ sản xuất của nông dân chưa cao nên thiếu tính “thuyết phục” khi mời gọi đầu tư góp vốn trong lĩnh vực này.
Ông Trần Gia Long, Phó Vụ trưởng vụ kế hoạch – Bộ NN&PTNT chỉ ra rằng: Doanh nghiệp trong vùng còn ít, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, trình độ áp dụng khoa học công nghệ còn thấp,…là những tồn tại. Quy mô doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chiếm 95% - 96% là doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc là siêu nhỏ, nên sức chống chịu, rủi ro trước các cú sốc như những năm vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn.
Để trợ giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng “lao dốc”, tiếp tục tồn tại trên thị trường, VCCI đang thiết kế các giải pháp xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, kết nối nguồn vốn, tư vấn pháp luật về kinh doanh. Tuy nhiên, cũng theo đơn vị này, đã đến lúc doanh nghiệp cần chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng thuận thiên. ĐBSCL có lợi thế để phát triển logistics và nguồn năng lượng xanh, đây là 02 lĩnh vực tiềm năng thu hút đầu tư trong thời gian tới.
Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho biết: Đối với chúng ta, phát triển năng lượng sạch không chỉ là lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, nhiều chục tỉ đô la Mỹ mà vấn đề quan trọng là nó sẽ tạo ra cơ sở hạ tầng cho chúng ta thu hút được các dòng đầu tư chất lượng cao trên thế giới. Bởi vì dòng đầu tư chất lượng cao bao giờ cũng đòi hỏi phải đảm bảo sử dụng nguồn năng lượng sạch năng lượng tái tạo. Trong xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam là điểm đến được lựa chọn và các tỉnh phía Nam, đặc biệt là khu vực ĐBSCL là điểm đến được các nhà đầu tư rất chú trọng trong tương lai.
Gần đây “nút thắt” về hạ tầng của vùng ĐBSCL dần được tháo gỡ với hàng loạt dự án cao tốc và quy hoạch phát triển trung tâm logistics. Đối với “nút thắt” về thể chế đang là vấn đề rất lớn, trong đó, vấn đề quy hoạch phát triển, thủ tục hành chính và pháp lý sẽ gây cản trở không nhỏ trong việc thu hút nguồn lực đầu tư vào vùng này. Các tổ chức, Liên đoàn thương mại chỉ có thể thiết kế các giải pháp xúc tiến tìm kiếm đối tác, nguồn vốn…còn thể chế và thủ tục hành chính là do địa phương quyết định và chủ động để đón nhà đầu tư.
Tiềm năng có nhưng khó ai đầu tư, muốn đầu tư nhưng lại thiếu nguồn nhân lực… là những mảng đang tồn tại ở ĐBSCL. Đa phần doanh nghiệp bám trụ ở đây là doanh nghiệp nhỏ nên “đề kháng” chống chịu rủi ro thấp là điều dễ nhìn thấy, tuy nhiên để đón “đại bàng” vững vàng làm tổ thì lại khó khăn.
Đã đến lúc vùng ĐBSCL cần có chiến lược thu hút nguồn vốn đầu tư của cả doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách hiệu quả, tận dụng triệt để các thế mạnh vốn có để doanh nghiệp và cả người lao động đều có triển vọng tồn tại ở vùng đất này.
***
Theo Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, trên hành trình tham gia các sự kiện về xúc tiến thương mại, doanh nghiệp thẳng thắn bày tỏ xu hướng ưu ái đầu tư những địa phương có tiềm năng nằm gần TP.HCM, đặc biệt là các địa phương có quỹ đất dồi dào, thiên nhiên thuận lợi. Do vậy, vùng ĐBSCL được nhận định là đáp ứng yêu cầu, xứng đáng làm điểm đến đầy hứa hẹn của nhà đầu tư.
Thời gian qua, chứng kiến hàng loạt doanh nghiệp rời khỏi thị trường, hoặc chưa có nhà đầu tư đến thì đa phần các ý kiến đều cho rằng ĐBSCL chưa phát triển mạnh về giao thông nên hạn chế môi trường cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, giao thông cơ bản không còn là nhược điểm của vùng khi mà TW đã đầu tư nhiều công trình, dự án đã và sẽ hoàn thiện trong một vài năm tới.
TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) chỉ ra 1 trong 3 nút thắt khiến ĐBSCL khó kêu gọi đầu tư là do khung khổ pháp lý và quy trình thủ tục. Không thể phủ nhận rằng, những năm gần đây, hệ thống pháp luật cũng như nhiều chính sách từ Chính phủ góp phần thúc đẩy xúc tiến đầu tư trong khu vực.
Tuy nhiên, sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, doanh nghiệp mong chờ sự thay đổi mạnh mẽ từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp yên tâm phát triển kinh tế. Cho nên, để thu hút nhà đầu tư thì các ngành, các cấp phải lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để hoàn thiện chính sách và khung pháp lý.
Địa phương cũng cần đẩy nhanh tiến độ rà soát các quyết định, đề xuất điều chỉnh những chính sách chưa phù hợp hoàn thiện quy hoạch các lĩnh vực quan trọng để minh bạch nguồn lực cho nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp kết hợp liên kết vùng. Tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiều, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc, hỗ trợ doanh nghiệp.
Đồng thời, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong vùng để thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và phát triển doanh nghiệp.
Nói đi cũng phải nói lại, việc tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư là trách nhiệm của địa phương nhưng “phong độ” tồn tại được hay không vẫn là do bản lĩnh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh khó khăn chung, đòi hỏi doanh nghiệp phải vận động nhiều hơn nữa trong việc tìm kiếm đơn hàng.
Về phía người lao động, số lao động có kỹ năng nghề cao vẫn rất ít, cho nên, người lao động cũng cần trang bị cho mình kỹ năng và tinh thần học tập suốt đời để không lạc hậu, nâng cao tay nghề, trình độ. Có như vậy, người lao động mới là nhân tố hàng đầu để doanh nghiệp tự tin mở nhà máy tại ĐBSCL.
Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.
Trong ngày đầu tiên thí điểm lắp hệ thống camera phạt nguội và điều chỉnh các hướng giao thông qua nút giao Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, nhiều người tham gia giao thông thấy “bỡ ngỡ” với các phân luồng này, việc di chuyển qua các tuyến đường gặp nhiều khó khăn vì ùn tắc.
Những ngày qua, Nghị định 168/2024 của Chính Phủ là từ khoá được tìm kiếm và bàn luận nhiều nhất bởi những tác động chưa từng thấy đối với đời sống người dân từ nông thôn đến thành thị.
Những ngày cuối năm, các cuộc liên hoan diễn ra triền miên dẫn đến các vi phạm nồng độ cồn tiếp tục tái diễn. Trong những ngày này, lực lượng CSGT thủ đô vẫn liên tục tăng cường công tác phát hiện và xử lý vi phạm liên quan đến nồng độ cồn nhằm đảm bảo ATGT trên các tuyến đường.
Hàng Than là một trong những phố cổ của Hà Nội. Thuở xa xưa, đây là phố chuyên bán than, dần dà theo thời gian nghề than bị mai một, phố chỉ còn giữ lại cái tên.
Cận Tết Nguyên đán, để ngăn chặn tình trạng xe “dù”, bến “cóc”, lực lượng CSGT TP.HCM tăng cường xử lý các hành vi vi phạm; đồng thời, từ nay đến 14/02, triển khai cao điểm tổng kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô.
Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.