Ô tô tông hàng loạt xe máy, 2 phụ nữ tử vong
Sau khi tông văng dải phân cách, xe ô tô lao qua làn xe 2 banh, tông hàng loạt xe máy khiến 2 người phụ nữ tử vong.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đã chuyển đến sống tại khu đô thị Happy Land từ nhiều năm nay, gia đình anh Nguyễn Đức Long (trú tại số nhà 40, NK4, KĐT Happy Land) hàng ngày vẫn phải sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt.
Anh Long cho biết, sau vài năm sử dụng, các vật dụng trong gia đình bằng inox khi tiếp xúc với nước giếng khoan tại đây đều bị hoen ố, thậm chí rỉ sét nhanh chóng. Từ đó, nhiều gia đình không dám sử dụng nguồn nước này để uống hoặc nấu ăn mà chỉ dám dùng để vệ sinh và giặt giũ…:
“Trong trường hợp sử dụng nguồn nước này để lọc tổng thì không có phương án nào để lọc cho sạch vì bên quản lý dự án thường xuyên phun thuốc diệt cỏ ra môi trường và các hóa chất tồn dư của nhà máy sản xuất cũ nên nguồn nước thực sự không đảm bảo. Về trực quan, nhóm zalo của dân cư Happy Land đã có rất nhiều người phản ánh bằng hình ảnh, khi mở nước ra rất bẩn, bể nước đóng cặn khủng khiếp…”
Theo người dân ở đây, KĐT Happy Land được xây dựng trên nền đất cũ của Công ty sản xuất ô tô 1-5, do đó việc chất lượng nguồn nước ngầm tại KĐT này có thể không đạt tiêu chuẩn và fđảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Được biết, nhiều hộ dân đã chủ động mang mẫu nước đi xét nghiệm tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, kết quả cho thấy nhiều chỉ số không đạt chất lượng trong ngưỡng cho phép, khiến người dân vô cùng lo lắng khi sử dụng nguồn nước ngầm tại đây.
Ông Biện Xuân Hòa, người dân KĐT Happy Land cho biết: “Nhìn tổng thể khu vực huyện Đông Anh là khu công nghiệp lớn, ở đây có nhà máy động cơ, thiết bị điện, nhà máy ô tô 1-5, nhà máy dệt Cổ Loa rất lâu đời. Do đó có những hóa chất, dung dịch thẩm thấu vào lòng đất nên cảm quan người dân không thể phát hiện được. Một số nhà đi xét nghiệm nước thì chắc chắn nước khu vực này chắc chắn ô nhiễm, cơ bản nhiều gia đình đã lấy nước nơi khác đến để sử dụng, nhiều nhà phải mua nước bình để đun nấu riêng, nếu để sử dụng thì chưa thể yên tâm”.
Dự án Happy Land Đông Anh tại tổ 24, thị trấn Đông Anh (Đông Anh, Hà Nội) do Công ty Cổ phần phát triển đô thị Đông Anh làm chủ đầu tư. Dự án được UBND TP. Hà Nội phê duyệt năm 2014 có diện tích 76.702m2 với quy mô dân số khoảng 1.264 người.
Đến năm 2018, Công ty Cổ phần phát triển đô thị Đông Anh bắt đầu triển khai đầu tư xây dựng dự án. Vào năm 2022, chủ đầu tư của dự án là Công ty Cổ phần phát triển đô thị Đông Anh đã bị UBND huyện Đông Anh đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền 70 triệu đồng vì hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
UBND huyện Đông Anh cũng yêu cầu Công ty Cổ phần phát triển đô thị Đông Anh dừng các hoạt động khai thác nước dưới đất, lấp các giếng khai thác nước, sử dụng nguồn nước máy tập trung, quản lý chất thải theo đúng quy định, chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Đồng thời giao các phòng, ban đơn vị liên quan, UBND thị trấn Đông Anh thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của dự án.
Thế nhưng, sau nhiều năm KĐT Happy Land được đưa vào sử dụng, người dân mua nhà ngót nghét 4 đến 5 tỷ đồng mỗi căn vẫn phải ngậm sử dụng nguồn nước giếng khoan chưa đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cũng theo người dân tại KĐT Happy Land, từ khi chuyển về sinh sống, người dân ở đây phải “è cổ” để đóng tiền điện sinh hoạt cao gấp nhiều lần mức giá quy định. Cụ thể, theo biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt của EVN, người dùng sẽ phải trả tiền theo lũy kế 6 bậc. Trong đó bậc 1 là 1.806 đồng/kWh và bậc 6 là 3.151 đồng/kWh. Thế nhưng, người dân tại KĐT Happy Land thường xuyên phải “gánh trên lưng” giá điện cao ngất ngưởng. Thậm chí, có thời điểm người dân chỉ cần dùng 1 số điện cũng bị tính với giá 4.313 đồng/kWh. Đơn giá này cao gần gấp 3 lần so với lũy kế bậc 1 theo giá bán điện sinh hoạt cho người dân của EVN.
“Mới gần đây, BQL tính giá điện khác hẳn so với trước. Cách đây khoảng 2-3 năm trước giá điện tính mức vừa phải, chỉ hơn 2 ngàn đồng/số thì bà con cũng không đến mức phải nói việc này. Đợt này BQL tính giá điện rất cao, giá vượt khung dẫn đến nhiều người bức xúc và phản ánh lại việc này với chính quyền. BQL dự án cũng trả lời chưa được làm hợp đồng bán điện với EVN do đó cư dân cũng chưa có câu trả lời chính thực với dự án. Khi có hỏi thì BQL có nói phải đủ 120 hộ thì điện lực mới tiếp nhận, cũng chưa có 1 văn bản hay quy định nào thể hiện cả”.
“Nếu như có công văn của EVN là chúng tôi chưa được mua điện thì để dân chúng tôi còn tìm cách ứng phó như tìm nguồn năng lượng tái tạo để giảm chi phí. Nhưng hiện tại vẫn chưa có câu trả lời như vậy”.
Được biết, người dân KĐT Happy Land đã nhiều lần phản ánh và kiến nghị đến UBND thị trấn Đông Anh. Thế nhưng qua nhiều năm, UBND thị trấn Đông Anh vẫn “bặt vô âm tín”. Còn phía chủ đầu tư vẫn hàng ngày để cho chính cư dân của họ sống trong cảnh không nước sạch, còn điện thì giá vẫn “trên trời”.
Kênh VOV Giao thông sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của huyện Đông Anh và Công ty Cổ phần phát triển đô thị Đông Anh để làm rõ về những bức xúc của người dân KĐT Happy Land Đông Anh trong những chương trình tiếp theo.
Sau khi tông văng dải phân cách, xe ô tô lao qua làn xe 2 banh, tông hàng loạt xe máy khiến 2 người phụ nữ tử vong.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 153/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2023/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô. Một trong những nội dung đáng chú ý là lần đầu tiên cấp xã được trang bị tối đa 2 xe ô tô phục vụ công tác chung.
Công an tỉnh Hải Dương vừa hướng dẫn một số nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của công an liên quan sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
2 nạn nhân trong vụ xe ô tô tông hàng loạt xe máy trên đường Kinh Dương Vương (TP.HCM) được xác định là 2 mẹ con, đang trên đường đi thăm người thân về.
Bộ Công an đang lấy ý kiến cho Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 10 luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng công an nhân dân, trong đó có Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Bất chấp lệnh cấm và nỗ lực kiểm tra gắt gao của lực lượng chức năng, phố cà phê đường tàu Phùng Hưng – Trần Phú vẫn tấp nập du khách tụ tập, chụp ảnh và uống cà phê sát mép ray tàu.
Thực tế hoạt động của đại bộ phận xe khách liên tỉnh trên cao tốc đang là nỗi ám ảnh lớn cho người tham gia giao thông chung cung đường.