Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xả 'xì trét' ở thác Giang Điền

Phóng viên - 30/01/2018 | 9:33 (GTM + 7)

VOVGT-Là người Sài Gòn hoặc các tỉnh lân cận, dịp cuối tuần chọn đến Khu du lịch thác Giang Điền làm dịu cơ thể và giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi là 'đúng sách'.

Thác Giang Điền thuộc tỉnh Đồng Nai, chỉ cách trung tâm TP.HCM chưa đến 50 km

Nghe chi tiết tại đây:

OnedayTour: Xả 'xì trét' ở thác Giang Điền

Thác Giang Điền thuộc tỉnh Đồng Nai, chỉ cách trung tâm TP.HCM chưa đến 50 km. Dân phượt Sài Gòn, thích cảm giác bụi bặm, có thể cưỡi xe máy khoảng hơn 1 tiếng là đến thác. Nhưng bạn có thể “trốn” khỏi TP.HCM để đến đây bằng xe buýt số 12 xuất phát từ chợ Bến Thành.

Có nhiều người so sánh Khu du lịch thác Giang Điền đẹp không kém thác Cam Ly ở Đà Lạt. Thực tế, dù không hùng vĩ và tráng lệ bằng, song thiên nhiên cũng đã ưu ái cho Đồng Nai có một thác nước “dịu dàng” bên cạnh phong cảnh hữu tình. Thác Giang Điền là tập hợp 3 dòng thác gồm: thác Chàng, thác Nàng và thác chính Giang Điền. Tương truyền rằng, sở dĩ có tên thác Chàng và thác Nàng là vì vùng đất này ngày xưa có đôi trai gái dân tộc Mạ yêu nhau tha thiết nhưng không lấy được nhau nên đã gieo mình xuống dòng suối này. Để tưởng nhớ đến họ, dân làng đặt 2 dòng thác tên gọi như thế.

Ngay từ con đường từ cổng dẫn vào thác, du khách đã cảm nhận được không khí mát lành, thanh bình của miền quê. Trong khoảnh khắc ngắn, du khách đã có thể chiêm ngưỡng thác chính với dòng nước trong vắt tuôn chảy triền miên. Hai bên bờ ngọn thác là những tảng đá chồng chất lên nhau, điểm xuyết thêm cây cỏ, hoa lá... trông rất thơ mộng.

Mỗi độ xuân về, lữ khách còn có thể bị “hớp hồn” bởi sắc tím của hoa bằng lăng. Muốn sang thăm thác Chàng và thác Nàng (còn gọi là thác Đôi), du khách cần qua cây cầu treo Mimosa xinh xắn. Thác Đôi khiến du khách giàu sức liên tưởng có thể nghĩ đó như hai mái đầu xõa tóc bạc trắng của đôi trai gái từng yêu nhau say đắm.

Nếu biết bơi, bạn hãy thử nhảy xuống ngay dòng nước suối trong lành mát lạnh của 3 ngọn thác để rũ bụi trần, thư giãn và nằm nghe thác đổ. Nếu mang theo bịch ni lông, vỏ chai nước suối và vợt, bạn có thể trổ tài bắt cá nhỏ. Cần lưu ý là muốn tắm thác, bạn phải được trang bị áo phao, giá thuê khoảng 20.000 đồng/chiếc. Nên bơi ở hồ giữa, mạn trái rất sâu, mạn phải trơn trượt, nước chảy xiết. Sau trải nghiệm tắm thác, hãy tìm thêm “giá trị gia tăng” bằng cách men theo con đường ôm dọc triền suối để đến trang trại Kỳ Cục, chiêm ngưỡng thế giới của các loài sinh vật như: bò cạp núi, kỳ nhông, kỳ tôm, chàng hiu, cóc, nhái, thằn lằn núi... hoặc xem hoa lan, thư giãn, câu cá.

Du khách TP.HCM và các tỉnh lân cận Đồng Nai đến Khu du lịch Giang Điền có thể về trong ngày, nhưng muốn “ăn chơi tới bến” bạn nên đem theo lều hoặc thuê lều ngủ qua đêm để tổ chức tiệc tùng ca hát. Chơi sang, bạn cũng có thể thuê phòng khách sạn với giá khoảng trên dưới 500.000 đồng/đêm. Kinh nghiệm của các bạn trẻ khi đến Giang Điền du lịch kiểu dã ngoại là mang theo đồ ăn thức uống để dùng, vì giá ẩm thực tại khu du lịch không “mềm” chút nào.

Đường vui của tôi: Miền cỏ lau...

Mùa đông thường được gọi là mùa cỏ lau, tên gọi một loài cây thân cỏ, có sức sống vô cùng mạnh mẽ, với sắc trắng tinh khôi. Nhiều người khi muốn trốn cảm giác ồn ào, giục giã của phố thị, đều tìm về miền cỏ lau, miền của sự yên bình và nên thơ.

Khi cái lạnh đặc trưng của miền Bắc ùa về, cũng là lúc cánh đồng cỏ lau trổ cờ hoa cỏ lau tím, hoa lau trắng quyến rũ với vẻ đẹp mà tự nhiên ban tặng làm mê hồn người

Nhớ những ngày cuối tuần lang thang trong nắng gió Đà thành, lòng bất chợt dịu lại bởi vô vàn cánh hoa trắng muốt nhẹ vương bên đường, lòng bất chợt bình yên biết nhường nào. Cạnh các công trình lớn mọc lên ngày càng nhiều, chắc chắn, ở đâu đó trong thành phố vẫn có mảng xanh tự nhiên khiến lòng người bình yên diệu vợi. Và ở nơi đó, miền cỏ lau níu giữ bước chân của người lữ khách, cõi lòng bất chợt yếu mềm trước phong cảnh êm dịu uyển chuyển như một bức tranh thủy mặc. Nền trời khoáng đạt điểm xuyết vài gợn mây hư ảo, càng tôn lên vẻ đẹp của hoa lau phất phơ trước gió, cảnh đẹp đến nỗi làn mưa bụi bất chợt thoáng qua cũng không thể phá tan khung cảnh lãng mạn, nồng nàn.

Một buổi chiều gió lộng, tôi ghé nhà chị chơi, "tám" chuyện mãi cũng chán, chúng tôi kéo nhau ra khoảng đất rộng bất tận hai bên đại lộ Nguyễn Sinh Sắc, nơi miền cỏ lau dịu dàng bung tỏa như vẫy gọi tâm hồn mỗi người tìm về bến đỗ bình yên. Chụp vài bức ảnh "sống ảo", tôi miên man trong nhịp điệu của khúc ca xuân phát ra từ quán cà-phê nhỏ – (Phát nhạc)"mùa dặt dìu mùa xuân theo én về/ mùa bình thường mùa vui nay đã về" (Văn Cao), tự dưng cõi lòng xôn xao lạ kỳ, bao lo âu nghĩ suy trong cuộc sống thường nhật tan biến đi đâu hết, nhường chỗ sắc trắng cỏ lau lay động tận sâu trái tim.

Thực ra tôi hoàn toàn không có chủ đích chiêm ngưỡng vẻ đẹp cỏ lau, có lẽ bởi vì sắc trắng kia dường như quen thuộc quá, có thể bắt gặp bất kỳ đâu trên đường, và ở quê nhà cỏ lau còn mọc trắng cả triền đồi, chìm khuất trong khoảng trời tuổi thơ lộng gió. Nhưng ở phố, hàng ngày dẫu khách quan, hay chủ quan, tôi vẫn phải đối diện với ồn ào khói bụi và còi xe, còn vô số những bực dọc không tên khác khiến tôi rất dễ cáu giận, nóng nảy. Không hiểu sao, chỉ cần một nhánh cỏ lau chạm khẽ tâm hồn, xác thân bỗng nhiên an nhiên, thong dong đến lạ kỳ, chỉ còn lòng bao dung, nhân hậu từ đâu lóe sáng.

Cánh đồng hoa cỏ lau hoang sơ và chưa có sự can thiệp của con người

Trên đường về phố, tôi cùng người anh đồng hành lang thang dọc tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành rộng thênh thang, cơn gió biển tự khơi xa thổi vào mát rượi, trên dòng Phú Lộc, những cô hàng xén lững thững gánh cá đi vào khu chợ hải sản. Ở hai đầu cầu Thuận Phước, cỏ lau bung tỏa trước hương vị mặn mòi của biển, từng làn sóng xô tắm mát một vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi. Rồi men theo đường Lê Đức Thọ lên chùa Linh Ứng, đâu đâu cũng miền cỏ lau vương vấn, dâng hiến sức sống tự nhiên, hoang dại.

Sống trên đất Đà Nẵng đã 4 năm, tôi cũng quen thuộc nhiều con đường ở thành phố ngập tràn nắng gió, nhưng đến mùa cỏ lau tôi được chứng kiến một vẻ đẹp, một hình hài khác, lòng người rộn rã, đất trời hoan ca trong giây phút giao hòa, chào đón xuân về muôn hoa khoe sắc. Cánh lau trắng mong manh dễ vỡ bao bọc từng khoảng không gian quyến rũ, bỏ mặc bao đơn điệu nhàm chán lặp đi lặp lại của những ngày đi làm rồi về trọ, rồi lại đến cơ quan...

Chợt nhớ đến hình ảnh "chiếc gối bông lau" được một tác giả nào đó miêu tả trong dòng cảm xúc bất tận, mỗi bông lau nhỏ bé kia khi được kết hợp lại có thể tạo nên một chiếc gối êm ái, dễ chịu đưa đứa con chìm sâu vào cơn mơ, ẩn hiện tấm lòng của người mẹ chăm chút tất cả cho con. Để đến khi trưởng thành, dẫu đã đến phương trời lạ xa nhưng chiếc gối ấy luôn chập chờn trong giấc ngủ, nhắm mắt lại hình ảnh người mẹ lại hiện về xoa dịu mái đầu, với những câu hát ru thân thuộc chìm sâu vào tiềm thức. Tôi thật hạnh phúc và tự hào vì thành phố tôi sống lại dịu dàng, nghĩa tình như thế, miền cỏ lau giản dị là bóng mát xoa dịu biết bao mưa nắng, gian truân của cuộc đời chìm nổi.

Quay về phòng trọ, từng cánh lau nghiêng theo dấu chân người lữ khách trên tuyến đường Trần Hưng Đạo, lắng sâu như tiếng sóng dòng sông Hàn thân thiết chảy vào lòng thành phố. Hôm hẹn chị ở quán cafe Phố Cẩm, tôi lại bắt gặp hoa lau ở đường Thăng Long, rồi những hôm thăm bạn băng qua đường Cách Mạng Tháng Tám đầy bụi và xe, cỏ lau lại hiện diện bên dòng kênh tắm mát những xúc cảm trôi chảy theo dòng đời vội vã. Anh có biết chiều nay hoa lau nở?/ Trắng một trời thương nhớ phải không anh?/ Sóng nhấp nhô, gió lùa mái tóc xanh/ Em đùa giỡn chạy trong miền cỏ dại/ Dấu yêu ơi, em vẫn chờ anh mãi/ Cùng dạo chơi trong vạt nắng cuối chiều/ Hai tâm hồn cùng ngân mãi lời yêu/ Gom hạnh phúc vào bờ lau trắng muốt... (Bông Cỏ Lau, thơ Phùng Minh Lương).

Tags:
Ý kiến của bạn
Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Mới đây, công ty viễn thông hàng đầu Vương quốc Anh, British Telecom đã thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách “hô biến” tủ cáp điện thoại thành các trạm sạc xe điện.

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Đề xuất phạt nguội với người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm luật giao thông đã nhiều lần được đề cập, song đều chưa thực hiện được, trong khi vi phạm với xe máy ngày càng phổ biến, TNGT liên quan đến xe máy cũng ngày càng nhiều.

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Hơn 2 năm qua, hàng chục hecta đất ruộng của người dân ấp Láng Cơm, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang bị bỏ trống không thể dùng để làm nông nghiệp. Nguyên nhân do những đối tượng xấu thời gian trước đây đến dụ dỗ người dân với mục đích mướn và mua đất để canh tác lúa.

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Tính đến hết tháng 04/2024, nước ta đã có khoảng 2000km đường bộ cao tốc. Bên cạnh những đóng góp quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hệ thống đường bộ cao tốc cũng đang đứng trước nhiều thách thức trong công tác đảm bảo an toàn giao thông.

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Sau ngày 31/5 học sinh cả nước bước vào kỳ nghỉ hè, đây cũng là lúc các bậc phụ huynh đau đầu với việc tổ chức một kỳ nghỉ hè bổ ích, an toàn cho con em mình.

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Mùa mưa sắp đến, người dân đang hết sức sốt ruột vì các dự án chống ngập trên địa bàn TP.HCM, trong đó có dự án chống ngập 10.000 tỷ đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. Rõ ràng, việc chống ngập là việc quan trọng, cần có quy hoạch và phải ưu tiên bố trí vốn.

Tưởng tỉa cành, ai ngờ... cắt trụi

Tưởng tỉa cành, ai ngờ... cắt trụi

Trái ngược với vẻ xanh mát, rợp bóng cây, rực rỡ sắc hoa bằng lăng, hoa phượng ở một số con đường, tuyến phố của Hà Nội, tại một số ngõ rộng trên phố Duy Tân (quận Cầu Giấy) những hàng cây lâu năm bị cắt trụi, chỉ còn lại thân chính và đến nay mới chỉ nẩy lưa thưa một số mầm cây.

// //