Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

WB: Áp dụng các giới hạn tốc độ thấp hơn sẽ tối ưu hơn về mặt kinh tế

Phóng viên - 10/09/2021 | 15:29 (GTM + 7)

Báo cáo phân tích giảm tốc độ các phương tiện tham gia giao thông đường bộ đã, đang mang lại hiệu quả tích cực trong việc cải thiện toàn giao thông đường bộ, bảo toàn tính mạng và nhiều lợi ích khác.

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông. (Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN)
Hiện trường một vụ tai nạn giao thông. (Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN)

Theo tin từ Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức An toàn giao thông toàn cầu thuộc WB vừa công bố báo cáo phân tích việc giảm tốc độ các phương tiện tham gia giao thông đường bộ đã và đang mang lại hiệu quả tích cực không chỉ trong việc cải thiện an toàn giao thông đường bộ, bảo toàn tính mạng, mà còn có nhiều lợi ích khác bao gồm thúc đẩy các hình thức giao thông bền vững, tăng hiệu suất sử dụng và thúc đẩy sự hòa nhập xã hội ở Việt Nam.

Với tiêu đề “Tai nạn giao thông đường bộ, Biến đổi khí hậu, Ô nhiễm môi trường và Tổng chi phí của tốc độ: Sáu biểu đồ nói lên tất cả,” báo cáo đã làm sáng tỏ những hiểu lầm phổ biến về tác động của tốc độ đối với an toàn giao thông đường bộ, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường cũng như chi phí đi lại.

Theo báo cáo, dẫn chứng việc giảm tốc là một trong những cách hiệu quả nhất giúp cải thiện an toàn đường bộ. Cụ thể, nếu tốc độ phương tiện tăng lên 1%, số người chết vì tai nạn giao thông tương ứng tăng từ 3,5-4%.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng việc áp dụng các giới hạn tốc độ thấp hơn sẽ tối ưu hơn về mặt kinh tế. Các phân tích ủng hộ việc cho phép tốc độ cao thường chỉ tập trung vào lợi ích của việc tiết kiệm thời gian di chuyển mà bỏ qua các chi phí kinh tế khác nảy sinh từ va chạm, khí thải, nhiên liệu và bảo dưỡng phương tiện. Trong khi đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng ở các quốc gia có thu nhập cao, mức tốc độ tối ưu về kinh tế thấp hơn mong đợi và thường thấp hơn tốc độ giới hạn được công bố.

Ông Rahul Kitchlu, Quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: “Chúng tôi nhận thấy, Việt Nam đang rất cần các biện pháp can thiệp có trọng tâm và dựa trên bằng chứng để cải thiện an toàn giao thông đường bộ. Hy vọng rằng các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng báo cáo này làm cơ sở xây dựng các biện pháp có hiệu quả, đặc biệt là khi quốc gia đang cập nhật Kế hoạch hành động và Chiến lược an toàn đường bộ quốc gia.”

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, thay vì chỉ dựa vào việc thực thi đơn lẻ, sự kết hợp tổng hòa các chính sách về phương tiện, thiết kế đường bộ và giải pháp kỹ thuật sẽ cho phép đưa ra giải pháp kiểm soát tốc độ hiệu quả hơn, bền vững hơn và thường cũng khả thi hơn.

Báo cáo cũng nêu những lợi ích khác của giảm tốc trong việc thúc đẩy giao thông bền vững, như giảm tác động biến đổi khí hậu của giao thông đường bộ, tăng hiệu suất sử dụng (nhiên liệu và bảo dưỡng phương tiện), cải thiện sự hòa nhập xã hội và mức độ thân thiện với người đi bộ của hệ thống giao thông.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để cải thiện tình hình nhưng số vụ tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam vẫn ở mức cao. Năm 2018, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Việt Nam ghi nhận 18.700 vụ tai nạn giao thông, làm 8.200 người chết và 14.800 người khác bị thương.

Như vậy trung bình có khoảng 22 trường hợp tử vong và 41 trường hợp bị thương do tai nạn giao thông đường bộ mỗi ngày. 82% những người thiệt mạng hoặc bị thương trên thuộc nhóm từ 15 đến 64 tuổi - là độ tuổi lao động chính trong xã hội./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Hàng chục năm qua người dân sống tại ấp An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đoạn dưới dạ cầu Cái Bé phải sống chung với mùi hôi và khói bụi từ các cơ cở chế biến bột cá.

// //