Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tìm cách tháo gỡ chi phí vận tải hàng hóa đường biển leo thang

Phóng viên - 27/09/2021 | 6:07 (GTM + 7)

Theo một thống kê mới đây, chi phí vận chuyển hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là vận tải biển vẫn đang tiếp tục leo thang, khiến nhiều doanh nghiệp không khỏi đau đầu.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Ảnh minh họa: Reuters

Chiếm tới 80% lượng giao dịch hàng hóa mỗi năm, vận tải biển là lĩnh vực không thể thiếu đối với nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Số liệu năm 2019 cho thấy, 11,1 tỷ tấn hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển, tương đương số tiền khoảng 4 nghìn tỷ USD.

Nhưng thời gian gần đây, chi phí vận tải biển leo lên mức cao nhất tính từ năm 2008 trở lại đây. Gần như mọi loại tàu container, dù lớn hay nhỏ, cũng đều có mức phí vận chuyển tăng mạnh. 

Theo Reuters, vào đầu tháng 8 mới đây, chi phí vận tải biển từ Trung Quốc tới Mỹ lên tới 20 nghìn USD cho mỗi thùng hàng 40 feet. Cách đó ít ngày, cụ thể là ngày 27/7, mức giá này chỉ mới là 11 nghìn USD. Được biết, phí vận tải biển Trung Quốc – Mỹ đã tăng tới 500% chỉ trong 1 năm trở lại đây.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, phần lớn phải kể đến dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa. Các hình thức vận tải đều bị ảnh hưởng, hoặc thậm chí bị đình trệ như hàng không. Gánh nặng đổ dồn lên vận tải biển trong khi bản thân ngành cũng phải chịu áp lực từ COVID-19 như chính sách hải quan của mỗi quốc gia một khác, đảm bảo an toàn sức khỏe cho thủy thủ đoàn v.v… Những khó khăn của vận tải biển trong dịch COVID-19 được thể hiện rõ nhất qua sự cố tàu chở hàng Ever Given bị mắc kẹt tại kênh đào Suez hồi cuối tháng 3.

Ông Nils Haupt, giám đốc Truyền thông công ty vận tải Hapag Lloyd của Đức cho biết: “Sự kiện tại kênh đào Suez là vụ việc đặc biệt mà tôi lần đầu gặp trong vòng 20 năm trở lại đây. Khi đó chúng tôi có 2 lựa chọn: Đưa tàu qua mũi Hảo Vọng nhưng sẽ tốn kém thêm nhiều chi phí và mất thêm 1 tuần để đưa hàng tới nơi cần đến; hoặc tiếp tục chờ đợi tại Suez. Cuối cùng, chúng tôi chọn giải pháp chờ đợi, nhưng vẫn có 6 tàu phải lựa chọn đi qua mũi Hảo Vọng”.

Thực tế, tình trạng tắc nghẽn trong vận tải biển và tình trạng thiếu hụt container vốn đã manh nha từ trước dịch COVID-19 do các chính sách mới về thuế quan của Mỹ thay đổi, khiến các doanh nghiệp “cầm đèn chạy trước ô tô”. Bà Lori Ann Larocco, biên tập viên cao cấp, chuyên gia mảng kinh tế của đài CNBC chia sẻ:

“Về cơ bản, đó là việc các doanh nghiệp nhập thêm một lượng lớn hàng hóa trước thời điểm các chính sách thuế quan mới có hiệu lực, cho dù là họ không thực sự cần. Điều này khiến các cảng bị ùn ứ do quá nhiều container được nhập về mà họ thì không có đủ nhân lực để xử lý toàn bộ”.

Hình ảnh tàu Ever Given chắn việc lưu thông qua kênh đào Suez. Ảnh: Maxar Technologies

Và đó cũng là thời điểm COVID-19 xuất hiện, khiến chi phí vận chuyển tăng ít nhất 20% chỉ trong 5 tháng đầu kể từ khi bùng dịch. Nhưng doanh nghiệp thì không thể dừng lại, họ vẫn phải tìm cách lưu thông dòng chảy hàng hóa, trong khi lượng hàng cũ chưa xử lý xong, dẫn đến tình trạng thiếu hụt container diễn ra trên toàn cầu, kéo theo việc chi phí vận tải biển tăng ngày một cao.

Dù chi phí cao khiến thu nhập của các tàu vận tải cũng tăng, trung bình vào khoảng 32 nghìn USD/ngày, tăng gấp 10 lần so với thời điểm tháng 2 năm ngoái, nhưng điều đó không có nghĩa là vận tải biển đang ổn.

Ông Nils Haupt chia sẻ: “Mọi người có thể nói là chúng tôi vui vì có lãi nhiều. Đúng là thực sự chúng tôi đang có lãi, nhưng độ tin cậy đã bị giảm, chất lượng ngành cũng giảm. Khách hàng của chúng tôi và người tiêu dùng thì phàn nàn về chuyện chậm trễ, container chất đống tại cảng. Và thực tế là lợi suất kinh tế tiềm năng của chúng tôi không hề tăng trong thời gian qua”.

Đánh giá về tương lai gần của ngành vận tải biển, ông Mark William, giám đốc điều hành một công ty tư vấn hàng hải cho biết, quy mô đội tàu nói chung của toàn ngành sẽ không có sự biến chuyển mạnh trong vài năm tới bởi hiện không có quá nhiều đơn đặt hàng. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng đội tàu sẽ không quá 3%/năm. Khi đó kể cả nếu dịch COVID-19 có được kiểm soát, vận tải biển vẫn sẽ phải đối mặt với khủng hoảng leo thang về giá do nhu cầu tăng mạnh trong giai đoạn phục hồi nền kinh tế. 

Do đó, theo ông William, ngành vận tải biển cần đạt được tốc độ tăng trưởng đội tàu cao trong vòng ít nhất 3 năm tới để có thể ổn định trở lại.

Còn tại Việt Nam, liên quan đến các biện pháp quản lý giá cước vận tải biển, đại diện lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, đơn vị này vừa có văn bản tiếp tục yêu cầu các cảng vụ trực thuộc cập nhật, đăng tải công khai giá cước, phụ thu vận tải container bằng đường biển.

Việc cơ quan chức năng yêu cầu các hãng tàu công khai, niêm yết giá cước vận tải container, phụ thu ngoài giá sẽ giúp các chủ hàng Việt Nam nắm bắt được khung giá chuẩn trên từng tuyến, từng chặng để chủ động làm việc với đại lý giao nhận, tránh được mối lo bị bắt chẹt, làm giá.

Bên cạnh đó, một tín hiệu vui cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam là mới đây hãng tàu CMA-CGM (Pháp) đã ra thông báo cam kết không tăng giá cước vận tải container ở Việt Nam đến tháng 2/2022.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //