Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Các địa phương trong khu vực ĐBSCL cần thúc đẩy liên kết vùng mạnh mẽ hơn

Phóng viên - 19/06/2019 | 10:56 (GTM + 7)

Chính phủ thúc đẩy, doanh nghiệp hành động, người dân hưởng ứng. Chính phủ thúc đẩy bằng chức năng kiến tạo, xác lập cơ chế và chính sách để khuyến khích và thúc đẩy.

Quang cảnh hội nghị tổng kết

Nút thắt nông nghiệp cần tháo gỡ

Hội nghị có sự tham dự của  đại diện các Ban, Bộ, Ngành Trung ương, lãnh đạo 13 tỉnh thành ĐBSCL, các đối tác quốc tế,  các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước.

Xuyên suốt Hội nghị tổng kết, các báo cáo quan trọng đã được trình bày, điển hình như: Báo cáo đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP trong công tác quy hoạch, điều phối liên kết vùng; tình hình bố trí vốn và thu hút vốn đầu tư; tái cơ cấu ngành, sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; kết quả được về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và giải pháp phát triển hệ thống giao thông kết nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long… cùng những giải pháp cần thực hiện thời gian tới.

Đề cập đến vai trò của Nghị quyết 120/NQ-CP, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Nghị quyết đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy của các cấp, các ngành trong xây dựng chính sách, xác định các chương trình chiến lược, các dự án cấp bách. Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách, nguồn lực, quy hoạch kết nối liên vùng… Các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển cũng như người dân đã cùng đồng hành, tích cực tham gia và ủng hộ Nghị quyết, nhờ đó đã đạt được những kết quả thiết thực, đáng ghi nhận. 

Về lĩnh vực nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã báo cáo công tác tái cơ cấu ngành, sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp vùng ĐBSCL với những thành tựu đạt được thời gian qua, đồng thời là những nút thắt hiện nay cần tháo gỡ:

Tuy nhiên chúng tôi cũng nhìn rất rõ khu vực này còn những tồn tại, còn những nút thắt. Đầu tiên, về cơ bản đây là vùng sản xuất nông sản là chính nhưng quy mô sản xuất chủ yếu nhỏ lẻ. Chính vì thế rất bấp bênh, hiệu quả thấp, giá trị gia tăng không đạt. Vì thế việc cải thiện, tạo sinh kế cho bà con nông dân là một điều khó khăn. Thiết chế hạ tầng và logistic quá đắt, so với các vùng khác quá đắt. Đây là điểm nghẽn thứ hai. Một điểm nghẽn thứ 3 là số doanh nghiệp vào vùng này quá ít. Điểm nghẽn thứ 4, tôi cho rằng việc phát triển nông thôn mới vùng này khó hơn bất cứ vùng nào. Đây là những nút thắt nếu chúng ta không tháo gỡ thì sẽ không đưa vùng này thích ứng với BĐKH phát triển bền vững theo tinh thần Nghị quyết 120.

Hội nghị có sự tham dự của  đại diện các Ban, Bộ, Ngành Trung ương, lãnh đạo 13 tỉnh thành ĐBSCL, các đối tác quốc tế,  các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước

Quan tâm đến phát triển giao thông thuỷ và nỗ lực hình thành trung tâm logistic

Phải khẳng định, những năm qua, với những nỗ lực cụ thể về việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, ĐBSCL đã có những công trình trọng điểm, mang lại lợi ích thiết thực không chỉ cho người dân đồng bằng mà còn cho các khu vực lân cận. Dù vậy, vẫn không ít ý kiến cho rằng, đường tại ĐBSCL đã “thông” nhưng chưa “suốt”.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã báo cáo đánh giá kết quả được về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và giải pháp phát triển hệ thống giao thông kết nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố ĐBSCL, đồng thời kiến nghị một số nội dung trọng tâm về nhiệm vụ trong thời gian tới:

Thứ nhất, liên quan đến chính sách đầu tư công cho ĐBSCL, chúng tôi đề nghị có một chính sách riêng, vùng này tiềm năng, thế mạnh rất lớn nhưng hạ tầng giao thông đang rất kém, rất cần những tuyến đường trục lớn, mà đầu tư thì rất nhiều kinh phí. Vì thế cần một chính sách đặc biệt, huy động các nguồn vốn để hoàn thành. Thứ hai là trong ngành GTVT, chúng tôi đề nghị bố trí ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng từ 20% trở lên để đảm bảo hài hòa giữa các vùng miền. Và cuối cùng có một số dự án trọng điểm cần có sự đồng thuận cao của Quốc hội, chính phủ và các Bộ, ngành.

Bộ Trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cũng khẳng định Bộ đặc biệt quan tâm đến phát triển giao thông đường thủy, phát triển vận tải biển và sẽ nỗ lực hình thành trung tâm logistic tại Cần Thơ. Có như vậy mới giải quyết được các vấn đề về an sinh, xã hội và thúc đẩy ĐBSCL phát huy đúng tiềm năng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh các địa phương cần thúc đẩy liên kết vùng mạnh mẽ hơn trong ứng phó BĐKH

Nghiên cứu đa dạng hoá nguồn lực

Phát biểu kết luận Hội nghị đánh giá 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các địa phương trong khu vực ĐBSCL cần thúc đẩy liên kết vùng mạnh mẽ hơn trong ứng phó BĐKH. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh:

Chính phủ thúc đẩy, doanh nghiệp hành động, người dân hưởng ứng. Chính phủ thúc đẩy bằng chức năng kiến tạo, xác lập cơ chế và chính sách để khuyến khích và thúc đẩy. Chính phủ bố trí nguồn lực, bổ sung nguồn lực, trước hết là hạ tầng cứng; đào tào nguồn nhân lực doanh nghiệp, HTX, trang trại lớn, hành động bằng các dự án đầu tư cụ thể. Người dân hưởng ứng bằng tăng cường sự nhận thức, đồng thuận và tham gia cùng chính phủ và cộng đồng, vai trò của các tổ chức xã hội. Như đồng chí Nguyễn Văn Linh từng nói “Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”. Trong nhiệm kỳ tới, theo hướng nghiên cứu xây dựng cơ chế ưu tiên phân bổ nguồn lực trong giai đoạn 2021- 2025 cho ĐBSCL. Theo đó, nghiên cứu đa dạng hóa nguồn lực: trung ương, địa phương, ODA, FDA… với cam kết một khoảng vốn khoảng 2 tỷ USD tăng thêm so với giai đoạn 2016 – 2020 dành riêng cho ĐBSCL để đầu tư các dự án.

Thực tế, Hội nghị lần này đã mang đến cơ hội để lãnh đạo, đại diện các Ban, Bộ, Ngành Trung ương, lãnh đạo 13 tỉnh thành ĐBSCL, các đối tác quốc tế và các chuyên gia, nhà khoa học cùng luận bàn, thẳng thắn đánh giá những kết quả đã đạt được, tính khả thi và cấp thiết của các công tác đang và sẽ triển khai.

Song song đó, là việc nhìn nhận những trở ngại, vướng mắt để xác định được các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trọng điểm trong thời gian tới; tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong hành động của các cấp, các ngành, địa phương và người dân, mở ra những kỳ vọng mới cho sự phát triển của ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung.

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao trong việc tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

// //