Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thành phố sáng tạo: Chưa có tiền lệ nhưng là cơ hội để bứt phá

Phóng viên - 03/06/2020 | 16:47 (GTM + 7)

Khu đô thị sáng tạo phía Đông được dự báo sẽ là bệ phóng phù hợp để đưa TP.HCM lên một vị trí mới, một tầm cao mới trên bản đồ các đô thị hiện đại trên thế giới. Tuy vậy, để khu đô thị này có thể thành hình vẫn cần rất nhiều cơ chế lẫn quyết sách đặc thù.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo đề án, Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh được thành lậptrên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị hành chính là Quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.

Quận 2 với trung tâm là Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là một phần của Thành phố phía Đông theo kế hoạch của TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
Quận 2 với trung tâm là Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là một phần của Thành phố phía Đông theo kế hoạch của TP HCM. Ảnh: Vnexpress

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho rằng đây sẽ là mô hình thành phố trong thành phố đầu tiên của cả nước, với quy mô diện tích dự kiến khoảng 22.000 hecta, khoảng 1,1 triệu dân. Việc thành lập khu đô thị này dựa trên những nền tảng có sẵn, kết nối 3 chức năng: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ; trung tâm giáo dục - đào tạo nhân lực có trình độ và chất lượng cao; trung tâm sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ công nghệ cao.

Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, thành phố sáng tạo tương tác cao phía Đông sẽ là động lực phát triển kinh tế trong 5 hay 10 năm tới của TPHCM. Khu vực này cũng được kỳ vọng góp phần thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại theo chuẩn quốc tế và sự hỗ trợ tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp. Đồng thời, nó đóng vai trò trung tâm, triển khai các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật thương mại khép kín; liên kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ với ứng dụng phát triển sản phẩm thương mại hóa phục vụ cuộc sống người dân và vươn tầm quốc tế.Ông Nguyễn Thiện Nhân nói:

"Chúng tôi dự báo khu đô thị sáng tạo sẽ đóng góp khoảng 30% GDP của thành phố, sẽ góp phần tạo GDP tương đương với nhiều tỉnh thành khác cộng lại. Đây là một thời cơ thuận lợi rất lớn, tuy vậy muốn làm được điều này thì phải thống nhất trong quản lý hành chính, không thể để 3 quận riêng rẽ. Cho nên có một nhu cầu rất bức thiết là xin phép được sáp nhập 3 quận lại để trở thành 1 thành phố. Như vậy, sức của thành phố này là 22.000 hecta với khoảng 2 đến 3 triệu dân là một quả đấm kinh tế cho thành phố và cả nước".

Quận 2 với trung tâm là Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là một phần của Thành phố phía Đông theo kế hoạch của TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
Khu công nghệ cao là một trong những trụ cột để TPHCM hình thành và phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông. Ảnh: Lao động

Đồng tình với đề xuất chọn khu vực phía Đông với 3 quận Thủ Đức, Quận 9 và quận 2 để phát triển thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao, tiến sĩ - kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng: Đây là khu vực hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi về hạ tầng lẫn các chỉ số phù hợp cho một thành phố đáng sống.

"Thường thường thì các đô thị đáng sống trên thế giới có quy mô không lớn lắm, cao nhất từ 1 đến 3 triệu dân. Trong khi TPHCM hiện nay đã vượt ngưỡng 10 triệu dân thì việc chia nhỏ ra để có sự tổ chức và phát triển đô thị cũng như cộng đồng đô thị tốt hơn là một hướng làm khả thi".

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Đỗ Dũng, Chuyên gia về phát triển khu đô thị phân tích:

"Thứ nhất, đây là khu vực mà chúng ta thấy rằng vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển. Thứ hai là hạ tầng, không có khu vực nào của TPHCM có kết nối hạ tầng tốt như khu vực này. Và nếu chúng ta nhìn rộng ra thì thấy khu vực TPHCM nằm giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai chính là khu lõi trung tâm của vùng Đông Nam bộ".

Kiến trúc sư Khương Văn Mười, Phó chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam cho rằng: Việc hình thành và phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và tạo tính cạnh tranh với các đô thị khác trong khu vực. Sau khi hình thành, đây sẽ là động lực để thúc đẩy phát triển, thúc đẩy nâng cao cả trình độ, đời sống, tri thức của người dân thành phố. Đồng thời giúp chuyển dịch cơ cấu dân số, giải quyết bài toán giãn dân, giảm áp lực lớn đối với hạ tầng giao thông thành phố hiện nay. Đây sẽ là bệ phóng giúp TPHCM gia tăng sức cạnh tranh về mọi mặt trên trường quốc tế.

Ủng hộ đề xuất này của TPHCM, tuy nhiên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình lưu ý: Việc hình thành khu đô thị này cần lấy quy hoạch tổng thể trong đó lấy quy hoạch giao thông làm định hướng chính để phát triển chứ không chạy theo nhu cầu của nhà đầu tư:

"Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển thành phố với định hướng là giao thông đi trước trong quy hoạch tổng thể, không để chạy theo nhà đầu tư, không phải lấy dự án để lấp chỗ trống mà phải gắn kết với các chuỗi đô thị mà các tỉnh sẽ kết nối về. Nếu cứ thấy đất trống mà lấy dự án lấp vào thì không khéo sẽ trở thành một đô thị tủn mủn, kẹt xe, tắc đường…"

Tai buổi làm việc với lãnh đạo TPHCM vào tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc cơ bản đồng thuận với đề xuất này và giao cho các Bộ, ngành nghiên cứu cùng phối hợp với TPHCM triển khai. Thủ tướng cũng lưu ý TPHCM cần phát huy tối đa tinh thần chủ động, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm; huy động mọi nguồn lực, phát huy truyền thống của một Thành phố anh hùng để đưa thành phố bứt phá đi lên, ngang tầm với các đô thị trong khu vực và quốc tế.

Chưa có tiền lệ nhưng là cơ hội để bứt phá

Việc đề xuất thành lập khu đô thị sáng tạo phía Đông được xem là một ý tưởng mới mẻ và hết sức táo bạo. Với những nền tảng thuận lợi về môi trường đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, mức độ ứng dụng công nghệ lớn…thì khu đô thị sáng tạo phía Đông được dự báo sẽ là bệ phóng phù hợp để đưa TPHCM lên một vị trí mới, một tầm cao mới trên bản đồ các đô thị hiện đại trên thế giới. Tuy vậy, để khu đô thị này có thể thành hình vẫn cần rất nhiều cơ chế lẫn quyết sách đặc thù đến từ Trung Ương.

Khu công nghệ cao là một trong những trụ cột để TPHCM hình thành và phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông. Ảnh: Minh Quân
Để khu đô thị này có thể thành hình vẫn cần rất nhiều cơ chế lẫn quyết sách đặc thù đến từ Trung Ương. Ảnh: Zing

Có thể khẳng định, nếu đô thị sáng tạo phía Đông của TPHCM được xây dựng thành công sẽ được xem là một trong những bước đi đột phá rất lớn để đưa TPHCM nói riêng và nước ta nói chung vươn lên những vị trí xứng đáng trong bản đồ các quốc gia phát triển của thế giới.

Thành phố sáng tạo phía Đông TPHCM sẽ trở thành một trong những trung tâm thu hút và đón đầu các cơn sóng đầu tư FDI từ Nhật hay Âu Mỹ đang dịch chuyển từ nhiều quốc gia trên thế giới về Việt Nam sau đại dịch Covid. Đô thị này có thể tạo ra các làn sóng tăng trưởng mới dựa vào đổi mới sáng tạo trong thời đại 4.0. Không chỉ vậy, nó còn giúp xóa mờ các điểm yếu về chính sách điều hành lẫn thủ tục quản lý hành chính rườm rà bấy lâu nay.

Ý tưởng thành lập một thành phố trong thành phố của TPHCM vì thế bước đầu đã nhận được sự đồng tình của Thủ tướng Chính Phủ và các Bộ, ngành liên quan.

Tuy nhiên, để được thực hiện thì vẫn còn quá sớm, bởi rào cản đầu tiên cần giải quyết là vấn đề pháp lý; về chính sách. Mặc dù Nghị quyết 54 của Quốc Hội đã phần nào tạo ra nhiều cơ chế chính sách đặc thù cho TPHCM nhưng chừng đó vẫn là chưa đủ. Vì vậy, sự đồng tình ủng hộ của Chính Phủ, Quốc hội cần được thể hiện rõ nét hơn qua những quyết sách mang tính cởi trói cho TPHCM nói chung và thành phố sáng tạo phía Đông nói riêng, trong đó có việc sửa luật. Vì Việt Nam chưa có tiền lệ về thành phố trong thành phố. Do đó, một hành lang pháp lý đủ mạnh để áp dụng cho mô hình này từ quản trị hành chính đến quản trị đô thị và các vấn đề liên quan là rất cần thiết nếu quyết tâm xây dựng.

Về phần mình, TPHCM cũng cần nhanh chóng hoàn thiện, đề xuất các thủ tục pháp lý cần thiết theo yêu cầu để sớm điều chỉnh lại quy hoạch cũng như đề ra những chương trình phát triển đô thị phù hợp; trong đó cần có các đô thị trung tâm, đô thị kết nối vừa bảo đảm hài hòa không gian đô thị lẫn tính chất của từng đô thị là tương tác và sáng tạo. Không chỉ vậy, thành phố cũng cần tập trung tối đa nhân lực, vật lực cũng như các chính sách đầu tư, thu hút nguồn lực phù hợp cho thành phố này. Tránh việc sát nhập cơ học và quản trị, quản lý lỗi thời, lạc hậu; không theo kịp.

Tp Hồ Chí Minh  đã vượt qua mốc hơn 10 triệu dân, mô hình thành phố trong thành phố tuy đã được phát triển ở nhiều nơi trên thế giới nhưng Việt Nam là rất mới mẻ. Do vậy, thay đổi để đón đầu sự phát triển của thế giới trong bối cảnh hậu Covid với thành phố tương tác sáng tạo phía Đông của TP Hồ Chí Minh sẽ là những viên gạch quan trọng đầu tiên cho những giai đoạn thăng hoa phía trước.

Rất cần sự chung tay hành động của các cấp, các ngành từ trung ương đến thành phố; sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân. Chỉ có như vậy, thành phố Hồ Chí Minh mới xứng tầm là thành phố dẫn đầu về đổi mới; là đầu tàu của cả nước cả trước mắt và lâu dài. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

// //