Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nỗi lo ô nhiễm nước sinh hoạt mùa mưa lũ

Phóng viên - 26/10/2021 | 14:33 (GTM + 7)

Nước lũ bắt đầu về với ĐBSCL cùng với một nỗi lo khác là việc ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại một số khu vực.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mặc dù năm nay lũ về ít nhưng tại các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp,… nước cũng đã bắt đầu tràn lên đồng, mang phù sa về cho miền Tây. Có một thực tế là nước lũ chảy qua nhiều khu vực, đổ vào kênh rạch nên cuốn theo nhiều rác thải và tạp chất. Trong khi đó, những cơn mưa cũng rửa trôi không ít phân thuốc từ canh tác nông nghiệp.

Với những hộ dân đã có nước máy sinh hoạt thì không phải lo, nhưng những hộ nào vẫn còn tắm giặt, sinh hoạt bằng nước ao thì lại là một vấn đề đáng bận tâm.

Từ bao năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Tư sống trong ngôi nhà giữa đồng ruộng mênh mông, thuộc xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Chị Tư kể, nhà chị có đào hầm nuôi cá. Nguồn nước từ kênh chảy vào hầm, chị sử dụng nước này, lấy phèn chua xử lý cho trong để rửa rau, rửa chén hay xả quần áo sau khi giặt… Khoảng hết tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch thì địa phương sẽ bắt đầu mở cống, đưa nước vào ruộng để bà con nông dân xuống giống lúa vụ Đông Xuân. 

'Nước đó xả vô thì mình xả không nhiều, nước ít thì trên đầu gối một chút. Mình đi xuống dưới rồi là ngứa dữ lắm, nổi mục, gãi khắp người. Mình vẫn xài, đem lên mình lóng phèn, mình tắm thì tắm lại với nước mưa', chị Tư cho biết.

Khi được hỏi về việc tiếp cận với nguồn nước máy từ hệ thống xử lý của địa phương, chị Tư cho biết điều này hơi khó vì lý do khách quan là nhà chị ở giữa đồng, cách đường lớn cả cây số, phải đi qua đường đê gập ghềnh.

Nếu muốn lắp đặt đường ống dẫn nước thì phải đấu nối khá xa nên chị đành sử dụng tạm nguồn nước kênh để sinh hoạt, còn ăn uống hay những nhu cầu thiết yếu khác thì chị dùng nước mưa được tích trữ trong các bồn chứa. 

Trong thực tế, từ nhiều năm qua, các tỉnh thành khu vực ĐBSCL cũng đã và đang có những nỗ lực để đảm bảo đưa nước sạch đến nhiều gia đình, giúp người dân có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo. Đơn cử như tại TP Cần Thơ, địa phương có tốc độ phát triển nổi bật tại khu vực ĐBSCL, vấn đề nước sạch được đặc biệt quan tâm.

Ông Đào Anh Dũng, nguyên Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Cần Thơ cho biết: 'Khi hệ thống nước đã rồi thì mình phải vận động người dân để tham gia, mà tham gia bây giờ mình cũng có chính sách hết rồi, hộ nghèo được miễn, hộ cận nghèo được giảm, rồi những hộ khác bây giờ người ta chưa có đủ tiền để đấu nối vào thì bây giờ mình có phương án trả dần cho mình để làm sao để tạo điều kiện người dân có nước sạch'.

Theo thống kê, trên địa bàn TP Cần Thơ có 12 nhà máy cấp nước đô thị, tổng công suất thiết kế khoảng hơn 174.000 mét khối/ngày đêm. Tuy nhiên, với nhu cầu lớn về nước sinh hoạt của người dân cùng với nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan trong quá trình đưa nước sạch đến từng gia đình thì vẫn rất cần sự quan tâm từ các ban ngành và sự đầu tư hợp lý, để tương lai không xa, 100% người dân có nước sạch sử dụng. 

Bên cạnh đó, vấn đề chung của ĐBSCL hiện nay là thói quen sản xuất nông nghiệp cần thay đổi, hạn chế sử dụng phân thuốc. Điều này vừa đảm bảo chất lượng nông sản vừa hạn chế nguy cơ phân thuốc bảo vệ thực vật theo mưa lũ trôi xuống sông rạch.

Thầy giáo trẻ Hồ Văn Tuấn (trái) giới thiệu sản phẩm cho một khách tham quan về hệ thống xử lý nước của mình sáng chế. Ảnh: Hà Thế An.

Hệ thống tự động xử lý nước sông thành nước sinh hoạt

Với chuyên môn chính là giáo viên Sinh học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Hậu Giang, thầy giáo trẻ Hồ Văn Tuấn đã dành nhiều tâm huyết cho một lĩnh vực đặc biệt khác, khi tạo ra “Hệ thống tự động xử lý nước sông thành nước sinh hoạt bằng năng lượng mặt trời”.

Kết quả sau những ngày tháng miệt mài nghiên cứu, sáng kiến của anh đang dần được đưa vào áp dụng thực tiễn, mở ra nhiều triển vọng cho việc cải thiện nguồn nước sinh hoạt ở vùng sâu vùng xa. 

PV: Động lực nào khiến anh đã quyết định dành thời gian chế tạo ra “Hệ thống tự động xử lý nước sông thành nước sinh hoạt bằng năng lượng mặt trời” – một lĩnh vực không mấy liên quan đến chuyên môn giảng dạy của bản thân?

Thầy giáo Hồ Văn Tuấn: Em ra trường năm 2007, lần đầu tiên em đặt chân về mảnh đất Hậu Giang, được cơ quan sắp xếp chỗ ở là nhà công vụ. Nhưng khu vực nhà công vụ chưa có nước nhà máy, chưa có nước sạch. Hằng ngày, em cùng với các anh chị em khác phải xách nước từ sông vào, sau đó lóng phèn và sử dụng.

Quá trình đó không đảm bảo vệ sinh, nước không sạch, có lúc lắng dư lượng phèn thì nước rất rít, có lúc lượng phèn ít quá thì nước không được trong. Và nước cũng chỉ được làm trong chứ không khử khuẩn được.

Cũng 3-4 năm, thấy nước sạch không có nên mới lên mạng nghiên cứu về công nghệ thông tin, về các dung dịch cũng như cách xử lý nước, sau đó mới tự phát triển thành một cái máy tự động để xử lý nước, vừa đảm bảo xử lý vi sinh vừa làm trong nước.

Đó là câu chuyện ra đời của máy lọc nước sông.

PV: Cơ chế hoạt động của hệ thống này như thế nào?

Thầy giáo Hồ Văn Tuấn: Về cơ chế, thiết bị của em có một bồn chứa khoảng 250 lít. Buồng chứa này tích hợp hệ thống tự động bơm nước vào, sau đó hệ thống pha dung dịch tự động theo lập trình về nồng độ của mình.

Sau đó, pha luôn chất khử khuẩn, chất làm trong và xử lý nước hiện tại tiên tiến nhất là PAC. Thứ hai là pha dung dịch Clo vào trong nước để khử khuẩn. Sau đó, cần có thời gian để lập trình xử lý nước và sau thời gian khoảng 1 tiếng đồng hồ thì tạo ra phần nước trong.

Khi xài hết nước đó thì lớp cặn bùn dưới đáy của thùng 250 lít sẽ được tự động bơm thải ra bên ngoài. Sau đó lặp lại quy trình như ban đầu, một quy trình tự động lặp đi lặp lại như vậy.

PV: Vấn đề có lẽ nhiều người cùng quan tâm là nguồn nước sau khi qua quá trình xử lý sẽ như thế nào? 

Thầy giáo Hồ Văn Tuấn: Nguồn nước đầu ra là nguồn nước sinh hoạt giống như nước đang được cung cấp cho các hộ dân ở những đô thị, thành phố (nguồn nước máy).

Sau đó, nếu muốn sử dụng làm nước uống thì phải qua hệ thống RO. Lúc trước mình phát triển thì hệ thống RO đó chạy bằng năng lượng mặt trời, có thể áp dụng ở những nơi chưa có điện lưới hặc nơi ghe tàu sà lan đi dưới sông.

PV: Đến thời điểm này, “Hệ thống tự động xử lý nước sông thành nước sinh hoạt bằng năng lượng mặt trời” đã tiếp cận như thế nào đến người dân cũng như các dự án về nước sạch?

Thầy giáo Hồ Văn Tuấn: Em cũng đã tiếp cận được với các dự án của các tổ chức phi Chính phủ. Ví dự như hiện nay, em đang làm việc với Tổ chức phi Chính phủ của Đức, tài trợ cho xã Vĩnh Viễn A chương trình lọc nước sạch và chạy hệ thống pin mặt trời cho các hộ gia đình ở những khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

PV: Nói về tương lai gần, anh có điều gì muốn chia sẻ thêm về những kế hoạch của mình?

Thầy giáo Hồ Văn Tuấn: Em thực hiện dự án này xuất phát từ nhu cầu của bản thân và những người xung quanh, trong môi trường thiếu nguồn nước sạch. Em cũng không làm bản quyền sở hữu trí tuệ vì mong muốn của em là làm Youtube.

Có lẽ em sẽ dành thời gian mùa hè (vì bắt đầu năm học mới nên chưa bắt đầu được), em sẽ chia sẻ từng phân đoạn nhỏ để mọi người ở khắp tỉnh thành của Việt Nam đều có thể xem và tự làm theo được. Đó là dự tính trong tương lai của em, chia sẻ cho cộng đồng.

PV: Xin cảm ơn anh.

Tags:
Ý kiến của bạn
Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Mới đây, công ty viễn thông hàng đầu Vương quốc Anh, British Telecom đã thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách “hô biến” tủ cáp điện thoại thành các trạm sạc xe điện.

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Đề xuất phạt nguội với người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm luật giao thông đã nhiều lần được đề cập, song đều chưa thực hiện được, trong khi vi phạm với xe máy ngày càng phổ biến, TNGT liên quan đến xe máy cũng ngày càng nhiều.

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Hơn 2 năm qua, hàng chục hecta đất ruộng của người dân ấp Láng Cơm, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang bị bỏ trống không thể dùng để làm nông nghiệp. Nguyên nhân do những đối tượng xấu thời gian trước đây đến dụ dỗ người dân với mục đích mướn và mua đất để canh tác lúa.

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Tính đến hết tháng 04/2024, nước ta đã có khoảng 2000km đường bộ cao tốc. Bên cạnh những đóng góp quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hệ thống đường bộ cao tốc cũng đang đứng trước nhiều thách thức trong công tác đảm bảo an toàn giao thông.

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Sau ngày 31/5 học sinh cả nước bước vào kỳ nghỉ hè, đây cũng là lúc các bậc phụ huynh đau đầu với việc tổ chức một kỳ nghỉ hè bổ ích, an toàn cho con em mình.

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Mùa mưa sắp đến, người dân đang hết sức sốt ruột vì các dự án chống ngập trên địa bàn TP.HCM, trong đó có dự án chống ngập 10.000 tỷ đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. Rõ ràng, việc chống ngập là việc quan trọng, cần có quy hoạch và phải ưu tiên bố trí vốn.

Tưởng tỉa cành, ai ngờ... cắt trụi

Tưởng tỉa cành, ai ngờ... cắt trụi

Trái ngược với vẻ xanh mát, rợp bóng cây, rực rỡ sắc hoa bằng lăng, hoa phượng ở một số con đường, tuyến phố của Hà Nội, tại một số ngõ rộng trên phố Duy Tân (quận Cầu Giấy) những hàng cây lâu năm bị cắt trụi, chỉ còn lại thân chính và đến nay mới chỉ nẩy lưa thưa một số mầm cây.

// //