Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhật ký phòng chống COVID-19 ngày 15/3: Khẩu trang y tế không thể tái chế

Phóng viên - 16/03/2020 | 6:01 (GTM + 7)

Chưa rõ các đối tượng sử dụng số khẩu trang này vào việc gì, nhưng không loại trừ trường hợp tung ra thị trường để “tái sử dụng”. Nếu điều này xảy ra thì rất nguy hiểm cho người sử dụng.

Cập nhật tình hình trong nước và quốc tế

# Tính đến 15h ngày 15/3, toàn thế giới có hơn 157.200 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, hơn 5.800 người tử vong. Italy là ổ dịch lớn thứ 2 thế giới với hơn 21.100 người mắc bệnh và hơn 1.400 người tử vong.

# Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn yêu cầu Bệnh viện Phổi Bình Thuận khẩn trương tách khu cách ly riêng biệt và đề nghị người nhiễm COVID-19 khai báo y tế trung thực.

# Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có kết quả xét nghiệm lần thứ 3 âm tính, theo kết quả xét nghiệm mới nhất của những người tiếp xúc với các ca mắc Covid-19 trên địa bàn Hà Nội.

# Tại Hà Nội, trên một nửa trong tổng số hơn 1.100 người tiếp xúc gần đã âm tính với virus SARS-CoV-2 và kết thúc giám sát y tế.

# Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra thông báo khẩn, tìm hành khách trên 3 chuyến bay có người nghi mắc Covid-19. Người này từng đi trên chuyến bay từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đến thành phố Hồ Chí Minh ngày 8/3.

# Sau khi nhận được tin báo về lễ cưới giữa cô dâu người Việt Nam với chú rể người Hàn Quốc, Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương) đã tiến hành kiểm tra, giám sát nghiêm túc để phòng chống dịch Covid-19.

Nhãn

# Sau 7 ngày ra mắt, ứng dụng khai báo y tế toàn dân đã đạt 330.000 lượt tải về và có gần 1.900 phản ánh, kiến nghị của người dân.

# Tình hình xuất/nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đang dần ổn định. Trong 2 ngày 12 và 13/3, Việt Nam xuất khẩu 872 xe; nhập khẩu 802 xe và 1 toa; còn tồn 756 xe (chủ yếu là hàng nông sản).

# Công an các địa phương đã làm việc với 654 trường hợp đưa tin sai sự thật về Covid-19; xử phạt vi phạm hành chính hơn 146 đối tượng.

# Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ phối hợp với Công an thành phố để xác minh các trường hợp bình luận tục tĩu trong các buổi livestream học qua truyền hình.

Trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng Nhật Bản sẽ đưa ra Tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đưa ra phương án khẩn cấp chống dịch bệnh. (Ảnh: CNN)

# Thủ tướng Nhật Bản khẳng định không cần tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch Covid-19 và các công tác chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic 2020 ở thủ đô Tokyo vẫn đang được tiến hành.  

# Philippines sẽ áp dụng quy định giờ giới nghiêm tại thủ đô Manila kể từ ngày 15/3 để ngăn sự lây lan của dịch Covid-19. Tất cả các di chuyển bằng đường bộ, hàng không, đường biển đến và đi từ Manila sẽ bị đình chỉ từ nay đến 14/4. 

# Tất cả khách du lịch tới Australia từ đêm 15/3 sẽ phải cách ly 14 ngày để phòng ngừa lây lan dịch Covid-19. Australia cũng sẽ cấm du thuyền cập bến các cảng. 

# Theo bác sĩ của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ vừa nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Trước đó, ông này tiếp xúc với một quan chức Brazil mắc Covid-19. 

# Thủ tướng Israel cho biết, sẽ sử dụng công nghệ chống khủng bố và đóng cửa các địa điểm công cộng để kiểm soát dịch Covid-19. Israel hiện có 193 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhưng chưa có trường hợp nào tử vong.

# Tính đến ngày 15/3, Hàn Quốc ghi nhận thêm 76 trường hợp mới, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 8.100 trường hợp. Đây là lần đầu tiên trong 23 ngày qua số ca nhiễm mới trong ngày tại Hàn Quốc xuống dưới 100. 

# Phu nhân Thủ tướng Tây Ban Nha đã nhiễm virus SARS-CoV-2 sau cả hai lần xét nghiệm. Trước đó, 2 Bộ trưởng Tây Ban Nha cũng được xác nhận mắc Covid-19. 

# Trung Quốc sẽ siết chặt kiểm tra với du khách quốc tế sau khi số trường hợp nhiễm từ nước ngoài trở về cao hơn ca nhiễm mới trong nước. Đến nay, Trung Quốc ghi nhận hơn 110 ca bệnh từ nước ngoài trở về, nhiều nhất là từ Iran và Italia. 

# Theo CNN, bà Brune Poirson, Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề về sinh thái của Pháp vừa nhận kết quả dương tính. Trước đó, Bộ trưởng Văn hóa Pháp Franck Riester cũng bị chẩn đoán mắc Covid-19. 

# Ngày 15/3, giới chức y tế New Zealand thông báo khoảng 3.700 hành khách và thủy thủ đoàn trên du thuyền Golden Princess cập cảng Akaroa (A-ca-roa), gần thành phố Christchurch, không được phép rời tàu do phát hiện trường hợp nghi nhiễm virus SARS-CoV-2.

# Giới chức Mỹ đang cân nhắc việc hạn chế đi lại trong nước nhằm hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19. Cụ thể, việc tạm dừng một số chuyến bay cũng như việc đi lại bằng tàu giữa một số thành lớn đã được thảo luận và đây được coi là một bước đi để thực hiện việc hạn chế đi lại.

Cụm các rạp chiếu phim CGV tạm dừng hoạt động để hạn chế nguy cơ bùng phát dịch COVID-19.

Sống chung với dịch

# Nhằm hạn chế sự tụ tập đông người, hạn chế nguy cơ bùng phát dịch COVID-19, bắt đầu từ 18h00 ngày 15/3, Tp.HCM tạm ngừng hoạt động các rạp chiếu phim, quán bar, game online, điểm massage, karaoke, vũ trường, sân khấu trên địa bàn TP. Việc tạm ngừng hoạt động các loại hình này sẽ kéo dài đến hết ngày 31/3/2020, và UBND các quận/huyện  cùng các sở, ngành có liên quan sẽ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và thực hiện.

# Để đảm bảo công tác phòng dịch Covid 19, các điểm di tích, bảo tàng, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạm dừng đón du khách. Trong thời gian này, các đơn vị quản lý di tích, bảo tàng, danh lam thắng cảnh sẽ thực hiện xử lý môi trường, phun thuốc khử khuẩn, đảm bảo điều kiện an toàn cho việc đón khách tham quan trở lại.

Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

# Theo thống kê từ các tổ chức uy tín thì chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam tháng 1/2020 giảm 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, kéo theo đó nhu cầu về bất động sản công nghiệp nước ta cũng có xu hướng chững lại. Ông John Campbell, Trưởng bộ phận BĐS Công nghiệp Savills Việt Nam cho rằng chính sự bùng phát của đại dịch Covid 19 cùng với việc hạn chế đi lại từ các quốc gia có dịch đã dẫn đến tình trạng trên.

"Dấu hiệu này sẽ rộng ra từ cuối tháng 2 và trong thời gian tới. Ảnh hưởng từ việc trao đổi hàng hóa, lưu thông giữa Việt Nam và Trung Quốc, các nhà máy dặt tại Việt Nam hiện cũng khó khăn trong nhập khẩu tư liệu thô. Các khách thuê cần bình tĩnh trong thời gian này và không nên hoang mang vì Việt Nam đã được WHO đánh giá cao về khả năng kiểm soát dịch Covid 19 rất tốt."

Ông John Campell cũng cho rằng đây là những khó khăn nhất thời, Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa để phục hồi kinh tế nói chung và bất động sản công nghiệp nói riêng sau khi dịch Covid 19 được khống chế.

Từ 15/3, Vietnam Airlines sẽ chỉ vận chuyển hành khách đảm bảo đầy đủ điều kiện xuất, nhập cảnh và sức khoẻ trở về Việt Nam từ Anh, Pháp và Đức. Ảnh: Văn Hảo/Zing.vn

# Trên cơ sở làm việc với cơ quan chức năng, từ 15/3, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines sẽ vận chuyển hành khách bảo đảm đầy đủ điều kiện xuất, nhập cảnh và sức khỏe trở về Việt Nam trên các chuyến bay khởi hành từ London (Anh), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức). Hành khách sẽ phải đeo khẩu trang, găng tay trong toàn bộ hành trình, và tiến hành cách ly 14 ngày sau khi hạ cánh. Toàn bộ phi hành đoàn sẽ được trang bị đồ bảo hộ y tế đặc chủng, và chỉ phục vụ tối thiểu nước uống, đồ ăn khô. 

# Nhằm đảm bảo công tác phòng dịch Covid, từ 16/3, Công ty Vận tải Đường sắt Hà Nội sẽ tạm dừng chạy 10 mác tàu trên các tuyến đường sắt phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên, Yên Viên - Hạ Long. Đối với hành khách đã mua vé các đôi tàu tạm dừng chạy, công ty sẽ hoàn trả toàn bộ tiền vé và không thu phí trả lại. 

# Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai vừa xử phạt 20 triệu đồng đối với một siêu thị trên địa bàn phường Hoàng Liên, vì lợi dụng dịch bệnh và tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để tăng giá sản phẩm nhằm trục lợi. Theo đó, siêu thị này đã bán mì tôm với giá cao, lên tới 150 nghìn đồng/thùng mỳ tôm, qua đó thu lợi bất chính số tiền 700 nghìn đồng. Sau khi kiểm tra, lực lượng chức năng đã ra quyết định xử phạt hành chính, đồng thời buộc nộp ngân sách Nhà nước toàn bộ số tiền thu lợi do định giá bán hàng hóa bất hợp pháp. 

Khẩu trang y tế đã qua sử dụng là "rác", không thể tái chế

Khẩu trang y tế đã qua sử dụng là "rác", không thể tái chế

Thời gian gần đây, đặc biệt là kể từ khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra, các cơ quan chức năng của cả nước liên tục phát hiện và bắt giữ các cơ sở tập kết khẩu trang y tế đã qua sử dụng hoặc không đảm bảo chất lượng. Chưa rõ các đối tượng sử dụng số khẩu trang này vào việc gì, nhưng không loại trừ trường hợp tung ra thị trường để “tái sử dụng”. Nếu điều này xảy ra thì rất nguy hiểm cho người sử dụng.

Ngày 28/2 vừa qua, cơ quan chức năng huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh phát hiện một cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn thu gom, tập kết khoảng 780kg khẩu trang “lỗi”, chưa qua sử dụng. Trước đó, tại Hà Nội, lực lượng chức năng cũng phát hiện một trường hợp thu mua khoảng 620kg khẩu trang y tế đã qua sử dụng về cất giấu. 

Mới đây nhất ngày 3/3, lực lượng liên ngành của Tp. HCM cũng đã lập biên bản, tạm giữ tổng cộng 400 thùng, tương đương 1 triệu chiếc khẩu trang y tế với 9 loại mẫu mã khác nhau, tất cả đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ. Mục đích các đối tượng sử dụng số khẩu trang này vào việc gì, hiện đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Nhưng trong bối cảnh dịch bệnh khiến khẩu trang y tế khan hiếm và bị đẩy giá như hiện nay, thì việc thu gom khẩu trang của các đối tượng trên khiến nhiều người hoang mang và hoài nghi về mục đích sử dụng của chúng.

- Khẩu trang người ta đã sử dụng qua một lần rồi mà giờ còn thu gom tập, kết lại như thế mục đích để làm gì. Sợ nhất là tuồn ra lại thị trường và khi đó thì không ai mà có thể biết là khẩu trang họ đã mang có dính vi khuẩn hay không và sẽ deo rắc bệnh tật gì trong đó nữa. Những hành vi như thế này thật sự rất đáng lên án và theo mình nghĩ cần phải xử lý nghiêm.

- Lần nào công an bắt cũng thấy hàng trăm ngàn cái khẩu trang. Nếu như không phát hiện kịp thời thì chuyện gì sẽ xảy ra sau đó. Thật sự mình không dám nghĩ tới.

- Trong khi người dân và Nhà nước đang cố gắng từng ngày để ngăn chặn dịch bệnh mà họ còn làm được như vậy. Hành vi này là rất nguy hiểm cho xã hội. Giờ không nói tới dịch Covid thì biết bao nhiêu là thứ nguy hiểm ở cái khẩu trang đã được dùng. Lỡ không may mà nó ra được tới thị trường rồi ai đeo phải nó có phải chết không.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh, khẩu trang y tế là loại sản phẩm sử dụng một lần. Sau khi được loại bỏ thì khẩu trang đã qua sử dụng trở thành rác và không còn tác dụng phòng bệnh. Thậm chí, khẩu trang đã qua sử dụng tiềm ẩn nhiều mầm bệnh, chứ không chỉ riêng dịch bệnh Covid-19.

"Những nguy cơ đó nó đã quá nguy hiểm rồi đâu có cần tới Covid gì nữa. Cho nên nếu mình không may mang phải những cái khẩu trang đó thì khả năng mình mắc các cái bệnh mà trong đó rất là nhiều mà tôi sợ nhất là bệnh lao. Mình là người tiêu dùng thông minh đối với người dân á thì phải hiểu cái khẩu trang nào, có thương hiệu hay không, mua từ đâu tại vì khi mình đòi hỏi cái như cầu khẩu trang y tế thì mình rất sẽ mua đại và mình mua đại như vậy thì có khả năng mua phải nhưng loại tái sử dụng, mà đã sử dụng khẩu trang y tế sai nó còn nguy hại hơn sử dụng khẩu trang vải".

Khẩu trang y tế đã qua sử dụng là "rác", không thể tái chế

Theo Luật sư Phạm Hoài Nam - Giám đốc Hãng Luật Bến Nghé Sài Gòn, việc một số cá nhân, tổ chức thu gom khẩu trang đã qua sử dụng hoặc không đảm bảo chất lượng không loại trừ khả năng dùng để tái chế lại xuất bán ra thị trường. Đây là một hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần được xử lý nghiêm, tùy mức độ hành vi và thiệt hại gây ra cho xã hội. 

Tuy nhiên, để xử lý hành vi này thì cần đợi kết quả điều tra của cơ quan chức năng vì trong các trường hợp cơ quan cảnh sát điều tra đã ngăn chặn kịp thời ngay từ đầu khi các đối tượng chưa đưa số khẩu trang đã qua sử dụng trở lại thị trường nên rất khó để xử lý hình sự, nhưng vẫn có thể xử phạt hành chính.

"Cái hành vi này có thể bi xử phạt về hoạt động kinh doanh, thu mua phế liệu dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký theo quy định tại mục 2, khoản 7, điều 1 của Nghị định số 124 năm 2015 phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng. Ngoài ra, có thể bị xử phạt theo hình thức vi phạm trong cái quy định về bảo vệ môi trường quy định tại điểm A hoặc B khoản 9, điều 20 của Nghị định 155 năm 2016 với mức phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng đối với những trường hợp sử dụng chất tái chế lại các loại chất thải, chất thải sắn bắt buộc phải tiêu hủy và sẽ bị xử phạt với mức phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với việc thu gom với số lượng lớn", Luật sư Phạm Hoài Nam nói.

Rõ ràng, nếu không bị phát hiện và số khẩu trang này được các đối tượng “tuồn” ra thị trường để tái sử dụng thì mức độ ảnh hưởng của nó tới sức khỏe cộng đồng là vô cùng lớn. Vì vậy, các ngành chức năng cần phải tăng cường phát hiện, điều tra, làm rõ và có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, cho dù việc thu gom, tập kết khẩu trang đã qua sử dụng, khẩu trang lỗi… phục vụ vào việc gì.

Góc chuyên gia: Điều chỉnh chế độ ăn thế nào để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng?

Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, vấn để dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày cần được chú trọng để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho bản thân và gia đình.

Vậy, điều chỉnh chế độ ăn như thế nào cho phù hợp, trao đổi giữa PV VOVGT với bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia. 

PV: Thưa bác sĩ, các gia đình cần lưu ý gì về vấn đề dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày, để nâng cao sức khỏe phòng dịch Covid 19?

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng: Lời khuyên về dinh dưỡng là chúng ta ăn đa dạng thực phẩm, ăn đủ dinh dưỡng. Đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid 19 chúng ta cần tuân thủ ăn đầy đủ năng lượng cho từng độ tuổi khác nhau sẽ có mức năng lượng khác nhau. Bởi vì đủ năng lượng thì cơ  thể mới có chuyển hóa để chống đỡ bệnh tật hoặc các yếu tố gây bệnh có thể tấn công chúng ta. 

Trong đấy để đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể thì chúng ta phải ăn cân đối cả những chất đạm, chất béo, chất bột đường, với các tỉ lệ thích hợp cho từng độ tuổi. Đặc biệt là phải quan tâm đến chất đạm, vì chất đạm là nguyên liệu tạo nên kháng thể, giúp tăng sức đề kháng của chúng ta. Chúng ta cần kết hợp các nguồn gốc chất đạm, dầu từ động vật như thịt, cá, trứng, sữa, hay là chất đạm từ thực vật như đậu, đỗ. 

Ngoài việc đủ năng lượng từ 3 chất sinh nhiệt rồi thì chúng ta cũng không quên cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất khác. Ví dụ đặc biệt là các vitamin đã chứng minh được vai trò tăng cường miễn dịch, chống nguy cơ viêm nhiễm, đó là vitamin A, vitamin C, vitamin E, Selen, kẽm, sắt. Đấy là những vitamin rất quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch của cơ thể. 

PV: Vậy, với người cao tuổi thì cần chú ý gì thêm trong vấn đề dinh dưỡng, thưa bác sĩ? 

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng: Với người cao tuổi thì chúng ta lưu ý là cơ quan tiêu hóa cũng bị suy giảm theo tuổi tác, rồi sự tiết nước bọt cũng kém hơn.

Với người cao tuổi thì chúng ta cần chia nhỏ bữa ăn ra, nếu họ ăn không đủ trong các bữa lớn. Hoặc chúng ta phải lưu ý uống đủ nước với người cao tuổi. Ngoài ra với người cao tuổi còn kèm các bệnh nền, vì vậy khuyến nghị là người cao tuổi phải tuân thủ uống thuốc theo bác sĩ đã chỉ định và thực hiện chế độ ăn như đã hướng dẫn phía trên.

PV: Thưa bác sĩ, trong quá trình chế biến thực phẩm thì chúng ta cần lưu ý những gì để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa đảm bảo phòng dịch?

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng: Đối với chế biến thực phẩm thì chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm để chúng ta lấy được tất cả giá trị. Từ khi mua thực phẩm thì chúng ta chọn các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Khi mang về nhà thì chúng ta sơ chế, bảo quản.

Dao thớt dùng đồ sống chín để riêng chứ không để lẫn. Khi chế biến thì đảm bảo tay và nước sạch. Thức ăn nấu xong thì cố gắng ăn lúc ấm nhất để đỡ nguy cơ nhiễm khuẩn kèm theo. Thực phẩm không sử dụng hết hoặc chưa sử dụng thì cất vào tủ lạnh bằng các dụng cụ chứa đựng phù hợp, che đậy phù hợp.

PV: Xin cảm ơn bác sĩ.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //