Ngược dòng thế giới, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn cao chót vót
Giá vàng thế giới bất ngờ đảo chiều hạ nhiệt nhưng giá vàng miếng SJC vẫn rất cao, bán ra 86 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn là 85,8 triệu đồng/lượng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Để triển khai quy định tại Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đã xây dựng và đang lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Trong đó có điều kiện hoạt động của xe thô sơ được quy định tại Điều 24. Cụ thể, với xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô, dự thảo Nghị định yêu cầu phải đảm bảo các điều kiện khi hoạt động như: Có hệ thống hãm, có hiệu lực; Có bộ phận phát âm thanh cảnh báo (còi, chuông); Có đèn chiếu sáng hoặc tấm phản quang ở phía trước, phía sau. Đối với các loại xe như xe lăn dùng cho người khuyết tật; xe vật nuôi kéo và các loại xe tương tự, yêu cầu khi tham gia giao thông vào ban đêm phải có tấm phản quang hoặc đèn cảnh báo.
Đáng chú ý, dự thảo đề xuất xử phạt người điều khiển xe đạp trong nhiều trường hợp vi phạm giao thông. Theo đó, người điều khiển xe đạp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị phạt tiền từ 80 nghìn - 100 nghìn đồng: Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên; Người điều khiển xe đạp sử dụng ô (dù), dùng tay cầm và sử dụng điện thoại; chở người ngồi trên xe đạp sử dụng ô (dù). Điều khiển xe trong thời gian từ 18h ngày hôm trước đến 6h ngày hôm sau không sử dụng đèn hoặc không có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe; Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở...
Phạt tiền từ 100 nghìn - 200 nghìn đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy; Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên...
Phạt tiền từ 300 nghìn - 400 nghìn đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường; Đi xe bằng một bánh; Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở...
Phạt tiền từ 400 nghìn - 600 nghìn đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Điều khiển xe đi vào đường cao tốc; Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn; Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không cài quai khi tham gia giao thông.
Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ 1.1.2025.
HIỆU QUẢ MANG LẠI LỚN
Rất nhiều quy định về giao thông đường bộ liên quan tới xe đạp, xe đạp điện trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Những quy định này nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe đạp cũng như các phương tiện tham gia giao thông khác ra sao? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi cùng Thượng tá Phạm Việt Công, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia.
PV: Thưa ông, vì sao cần nghiên cứu và đề xuất những quy định về điều kiện hoạt động, về xử phạt các hành vi vi phạm của xe thô sơ trong đó có xe đạp, xe đạp điện?
Thượng tá Phạm Việt Công: Khi tổng kết việc thực hiện Luật 2008 thì có một số nội dung được đề nghị bổ sung, đặc biệt là với xe thơ sơ - đây là đối tượng phương tiện yếu thế, khi xảy ra mất ATGT trên đường thì thường gặp rủi ro cao và thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.
Hiện nay có một số lượng học sinh rất lớn cần được bảo vệ liên quan đến phương tiện nay nên trong quá trình xây dựng Luật và hiện nay là xây dựng Nghị định đã tính đến việc quy định cụ thể trách nhiệm cũng như các quy định cụ thể đối với người điều khiển phương tiện xe thô sơ.
Đây là điều để chúng ta hướng đến đảm bảo quyền và đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho mọi người tham gia giao thông, đặc biệt là người điều khiển phương tiện thô sơ.
PV: Quy định cụ thể về việc xe đạp phải có đèn chiếu sáng, tấm phản quang trong Dự thảo này, theo ông có phù hợp với điều kiện thực tiễn và giúp nâng cao an toàn giao thông?
Thượng tá Phạm Việt Công: Đây là đặc tính kỹ thuật để chúng ta có thể chủ động phát hiện, nếu chúng ta không quy định cụ thể thì trong quá trình phương tiện thô sơ lưu thông, đặc biệt trong các điều kiện ban đêm hay sương mù nếu không có cảnh báo về tín hiệu thì rất khó để phát hiện và nguy cơ cao gây ra mất an toàn. Cái này là để bảo vệ cho người điều khiển phương tiện xe thô sơ và hoàn toàn phù hợp thực tiễn.
Khi có quy định cụ thể về chiếu sáng và phản quang thì sẽ được nhà sản xuất và người sử dụng đáp ứng đầy đủ.
Đây không phải là việc khó nhưng hiệu quả mang lại rất lớn, đảm bảo cho các phương tiện khác có thể phát hiện, giảm nguy cơ mất an toàn cho người điều khiển xe thô sơ trên đường.
PV: Về quy định xử phạt người điều khiển xe thô sơ vi phạm nồng độ cồn, theo ông sẽ có ý nghĩa ra sao?
Thượng tá Phạm Việt Công: Khi điều khiển xe thô sơ thì cũng phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về điều khiển phương tiện trên đường, trong đó vi phạm nồng độ cồn là vi phạm rất quan trọng, liên quan tới quá trình thực thi pháp luật trên đường với các phương tiện tham gia giao thông nói chung.
Do đó, đây là việc thể chế hóa cụ thể để quy định trách nhiệm của người điều khiển phương tiện thô sơ để đảm bảo an toàn cho chính người điều khiển phương tiện đó và không làm ảnh hưởng đến các phương tiện khác cùng tham gia giao thông.
PV: Xin được cảm ơn ông!
BẢO VỆ NGƯỜI ĐI XE ĐẠP
Xe đạp điện là loại phương tiện được nhiều học sinh sử dụng hàng ngày nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Vậy các quy định mới về xử phạt người điều khiển xe đạp trong nhiều trường hợp vi phạm giao thông sẽ giúp ngăn ngừa tai nạn giao thông với người điều khiển xe đạp nói chung và học sinh nói riêng như thế nào? PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về nội dung này.
PV: Thưa bà, trước các nguy cơ mất an toàn giao thông đối với xe đạp, xe đạp điện thì cần nghiên cứu, hoàn thiện các quy định với loại phương tiện này ra sao?
Bà Nguyễn Thị Việt Nga: Thời gian qua, chúng ta rất quan tâm và có các quy định đối với các phương tiện tham gia giao thông nhưng có một loại phương tiện dường như chưa được điều chỉnh nhiều trong các quy định của pháp luật là xe đạp, gồm cả xe đạp điện.
Việc chúng ta bổ sung thêm nhiều quy định đối với xe đạp là hết sức cần thiết. Nếu chúng ta không có các quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn của loại phương tiện này sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy.
Thời gian qua có nhiều vụ việc mà học sinh sử dụng xe đạp, xe đạp điện xảy ra tai nạn mà nguyên nhân đến từ ý thức chưa tốt và phương tiện tham gia giao thông chưa đảm bảo. Khi chúng ta đưa xe đạp vào Nghị định sẽ quản lý tốt hơn và nâng cao ý thức của người điều khiển xe đạp.
PV: Với quy định các phương tiện thô sơ như xe đạp cần trang bị đèn chiếu sáng, đèn cảnh báo hay tấm phản quang, theo bà sẽ có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn?
Bà Nguyễn Thị Việt Nga: Theo tôi quy định này hoàn toàn hợp lý vì nếu không gắn phản quang hay đèn chiếu sáng thì khi xe đạp tham gia giao thông vào buổi tối hay ở các khu vực không có đèn chiếu sáng thì rất nguy hiểm; vì các phương tiện khác như xe máy, ô tô được trang bị đầy đủ mà xe đạp nhỏ hơn không đèn thì rất nguy hiểm, các phương tiện sẽ không thể kịp thời phát hiện.
Và quy định này cũng không gây khó khăn gì vì tôi thấy những xe mới mà nhà sản xuất đưa ra thị trường đã được trang bị đầy đủ.
PV: Những quy định về giao thông đường bộ liên quan đến xe đạp, xe đạp điện trong Dự thảo này, theo bà khi được ban hành sẽ có tác động ra sao?
Bà Nguyễn Thị Việt Nga: Chúng ta chấp hành Luật TTATGT đường bộ không phân chia với loại xe, loại phương tiện gì, đặc biệt với phương tiện như xe đạp, xe đạp điện càng cần tuyên truyền và yêu cầu người điều khiển chấp hành tốt vì hiện những người tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện chủ yếu là học sinh và người cao tuổi.
Các em học sinh cần được rèn luyện ý thức tham gia giao thông văn minh và thượng tôn pháp luật; với người cao tuổi cần chấp hành các quy định của Luật vì người cao tuổi phản ứng chậm, sức khỏe yếu nếu không chú ý nhiều đến việc chấp hành các quy định rất dễ xảy ra tai nạn.
Tôi nghĩ bất cứ phương tiện nào cũng cần có các quy định khoa học và nghiêm ngặt về việc tham gia giao thông theo Luật để hình thành lối sống văn minh của toàn xã hội, không trừ một ai, một loại phương tiện nào cả.
PV: Xin được cảm ơn bà!
Hiện nay, ngoài học sinh và người già, không ít thanh niên cũng lựa chọn xe đạp làm phương tiện tham gia giao thông. Các quy định chặt chẽ với loại phương tiện này được đánh giá là cần thiết, phù hợp với thực tiễn nhằm giảm nguy cơ tai nạn và tạo ra một môi trường di chuyển an toàn, trật tự trên đường.
Bạn kỳ vọng gì vào Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an soạn thảo, trong đó có các quy định về điều kiện hoạt động và hành vi vi phạm khi tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện? Theo bạn, các quy định này sẽ giúp nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người điều khiển xe đạp, xe đạp điện ra sao?
Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an.
---
Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” trong khung giờ “FM91 chiều”, thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần trên VOV Giao thông FM 91MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcasts dành cho di động: Spotify, Apple Podcasts và Google Podcasts.
Giá vàng thế giới bất ngờ đảo chiều hạ nhiệt nhưng giá vàng miếng SJC vẫn rất cao, bán ra 86 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn là 85,8 triệu đồng/lượng.
Vào trung tuần tháng 9/2024, VOV Giao thông phát sóng loạt phóng sự “Dấu hiệu một siêu lừa và những giấc mơ bị đánh cắp của người già”, đề cập những hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các công ty An toàn thực phẩm, AT Bank trụ sở ở Cầu Giấy do ông giám đốc Nguyễn Đức Toản đại diện.
Suốt nhiều năm qua, khu vực ngõ 381 Nguyễn Khang nối từ phố Nguyễn Khang đến Khu đô thị mới Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) thường xuyên trong cảnh ùn tắc, đặc biệt vào khung giờ cao điểm. Mặt đường hư hỏng, không khí thì bụi gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân quanh đây.
Bình quân mỗi người dân Hà Nội có 3 m2 diện tích không gian công cộng. Riêng quận Hoàn Kiếm, mỗi người dân chỉ có khoảng 0,1 m2. Không chỉ thiếu không gian công cộng, mà các công viên, vườn hoa trong thành phố rất khó cho người khuyết tật tiếp cận.
Sự việc hàng vạn người đổ về tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự mới khai trương phần nào cho thấy tình trạng thiếu điểm vui chơi công cộng tại thủ đô chưa có nhiều cải thiện. Trong khi đó, nhiều bảo tàng cũ hay một số tuyến phố đi bộ mới… lại rơi vào tình trạng đìu hiu, vắng khách.
Dự án xây dựng đường từ phố Vũ Quỳnh đến đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng (đường Vũ Quỳnh kéo dài) có chiều dài 1,4km là tuyến đường quan trọng của quận Nam Từ Liêm. Công trình được khởi công từ năm 2020, dự kiến hoàn thành sau 450 ngày.
Theo đánh giá, hiện nay, trình độ, năng lực của doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đảm đương được về mặt công nghệ, thi công các hạng mục thuộc phần hạ tầng của dự án đường sắt tốc độ cao trên trục bắc-nam.