Xăng E5 “ế”, Bộ Công thương loay hoay đề xuất cơ chế giá hấp dẫn hơn
Dù thực hiện nhiều giải pháp, song Bộ Công thương mới đây đã thừa nhận, xu hướng sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5) chưa như mong muốn.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Băng qua cung đường với những khúc cua, đoạn đèo dốc, cảnh sắc thiên nhiên của khu vườn được mệnh danh là “lá phổi” của Thủ đô mở ra thật tuyệt vời, vừa hùng vĩ vừa huyền ảo, diệu kỳ.
Vườn Quốc gia Ba Vì là một trong những đơn vị đi đầu trong hoạt động khai thác du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng. Vườn cũng là đơn vị đầu tiên đc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn làm địa điểm thí điểm cho thuê môi trường rừng đặc dụng để làm du lịch sinh thái.
Những năm gần đây Vườn với quần thể bách xanh cổ thụ, tuyến thăm quan rừng hoa dã quỳ, vườn ươm sương rồng đã và đang trở thành điểm đến thu hút du khách.
Anh Nguyễn Phi. Hùng – Giám đốc trung tâm môi trường và dịch vụ - Vườn quốc gia Ba Vì chia sẻ: "Ngoài việc du khách lên đây được nghỉ ngơi thì du khách sẽ đc trải nghiệm các hoạt động trong vườn như cắm trại. Việc được hoà mình với thiên nhiên, cắm trại trải nghiệm họ sẽ cảm thấy gắn bó với thiên nhiên hơn. Khi du khách lên đây sẽ trải nghiệm các sản phẩm của chúng tôi sẽ thấy gắn bó trong không gian thiên nhiên"
Trong các hoạt động du lịch, vườn tập trung đa dạng sản phẩm dựa trên thế mạnh sẵn có. Trong đó du lịch khám phá thiên nhiên cũng được xác định là hướng đi chủ đạo. Bởi nơi đây được coi là bảo tàng sống về hệ thực vật với hơn 2000 loài thực vật bậc cao, 503 làoi cây thuốc có thể chữa đc 33 loại bệnh.
Với sự thay đổi tư duy cách làm mạnh mẽ, Vườn Quốc gia Ba Vì đã tạo đc nhiều sản phẩm đặc sắc và khẳng định thương hiệu điểm du lịch sinh thái hấp đẫn của thủ đô: "Thực sự du khách có suy nghĩ rất khác. Trc đây du khách nghĩ trồng cái cây đơn giản lắm tự lớn thôi. Nhưng khi tham gia chương trình trồng cây chúng tôi hướng dẫn bài bản chuyên nghiệp, các anh em kiểm lâm hướng dẫn du khách trồng cây cụ thể ra sao thì khi họ tự tay trồng được 1 cái cây như vayaj thì chính bản thân họ thấy rất trân trọng từ cái cây mình trồng và thay đổi suy nghĩ của mình về cây tự nhiên, nâng cao ý thức của họ hơn. Họ thấy trồng 1 cái cây rất vâtr vả và thấy việc bảo vệ rừng rất khó khăn"
Học sinh sinh viên là nhóm đối tượng quan trọng trong công tác tuyên tuyền của Vườn Quốc gia Ba Vì. Hàng tuần, vườn đều tổ chức các trải nghiệm mới mẻ lý thú nhằm giúp các em có cơ hội đến gần với thiên nhiên. Từ đó có thêm kiến thức mới mẻ. Và cũng từ những khoảnh khắc được hít thờ bầu không khí trong lành đấy thì tình yêu với thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường lại được lan toả một cách gần gũi và thiết thực:
"Lần đầu tên con đến đây là con cũng khá ngạc nhiên vì ít rác thải như chỗ con đang sinh sống, không khí trong lành mát mẻ. Lần thứ 2 đến đây con đã thấy nhiều cây hơn"
"Lên đây mình thấy học sẽ tiếp thu nhanh hơn và cảm thấy biết thêm hơn khi học ở trường. Trên này con cảm thấy bài học vào nhanh hơn hiểu bài hơn thích hơn. Cụ thể mình học các loài cây loài chim các bài sinh tồn, trải nghiệm"
Nhờ sự ưu ái của thiên nhiên về địa hình khí hậu đã tạo cho VQGBV trở thành 1 trong 4 khu du lịch sinh thái vùng núi cao nổi tiếng. VQGBV đến nay không chỉ nổi tiếng với mùa hoa dã quỳ, với lễ hội nhảy dù. Mà là nơi để mỗi người tự tìm cho mình không gian riêng, được trở về sống gần gũi với thiên nhiên, hoa lá chim muông.
Với nhiều cách quản lý và nhiều giải pháp khác nhau, việc bảo vệ kết hợp với khai thác du lịch đang góp phần giúp VQGBV không chỉ bảo tồn đa dạng sinh học, mà còn xanh hoá và lan toả tình yêu với rừng đến với mọi người…
Chuyện ít biết về Tản Viên Sơn Thánh
Ba Vì là vùng đất cổ vùng đất lịch sử nơi người Mường Cổ hạ sơn về đồng bằng. Còn người Việt cổ thì mở rộng không gian sống khi tiến sát chân núi Ba vì. Vì thế Ba Vì là nơi giao thoa văn hóa và hợp huyết giữa người Mường và người Việt cổ.
Đó là những chia sẻ của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến trong cuốn sách “Dọc ngang Ba Vì” - người đã dành thời gian để khảo cứu vùng đất này.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến: Xin chào BTV Thuỳ Linh, xin chào quý thính giả nghe đài
PV: nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến Thân mến, ông có thể chia sẻ những điều thú vị ở Ba Vì mà với một du khách khi đến đây cũng nên tìm hiểu và khám phá?
Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến: Ba Vì là vùng núi ở rừng nhưng từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch. Không phải mới ngày hôm nay mà từ thời nhà Lê, khoảng thế kỷ thứ 16-17 nơi đây đã là địa điểm du lịch tâm linh. Vì người ta liên tưởng tới câu chuyện Cao Biền đến đây muốn tiêu diệt thánh Tản Viên. Trước đây đường lên Ba Vì rất khó khăn.
Nhưng 1000 năm trước người ta đã xây đền Thượng trở thành một địa điểm tâm linh đáng lưu ý qua rất nhiều giai đoạn của lịch sử. Qua đến đầu thế kỷ 20 khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam họ đã quyết định khám phá núi Ba Vì. Sau đó họ quyết định mở 1 con đường từ chân núi lên tận đỉnh. Sau này Ba Vì trở thành địa điểm du lịch trong suốt nửa đầu thế kỷ 20.
PV: Trong những chia sẻ của ông về Ba Vì có nhắc tới truyền thuyết Tản Viên Sơn Thánh. Không biết có điều gì thú vị mà nhiều người chưa biết về truyền thuyết này không?
Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến: Trong truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh không chỉ có người Kinh có truyền thuyết này, mà người Mường cũng có truyền thuyết này. Truyền thuyết của người Mường cũng na ná nhưng có sự khác biệt vì văn hoá và quan niệm của họ khác người Kinh.
Tên Ba Vì núi Ba Vì đối với người Kinh gắn liền với Sơn Tinh Thuỷ Tinh thì đối với người Mường gắn với một nhân vật tên Bố Trượng qua việc cứu con của 1 ông vua đã nhận lại một ân huệ. Nhận lại ân huệ này thì mang ý nghĩa là có vay thì có trả và con người sống phải có chữ tín.
Núi Ba Vì và câu chuyện Tản Viên Sơn thánh có rất nhiều người khảo cứu. Đặc biệt là các nhà nghiên cứu văn hoá Mường của người Pháp. Trong đó có 1 nhà nghiên cứu của Pháp – được gọi là nhà mường học. Khi viết về núi Ba Vì được xuất bản trong cuốn sách ở Paris năm 1948 bà đã viết về Tản Viên Sơn Thánh như sau: cứ 3 năm 1 lần người ta tổ chức cúng lễ ở đỉnh núi.
Ngôi miếu này khi đó đã đổ nát nhưng hàng năm các viên quan lại và người dân đều lên làm lễ. Chính tại nơi này dưới chân núi Ba Vì người ta cũng tìm thấy vật liệu bằng búa đá chứng tỏ đây là nơi người tiền sử từng sống ở đây
PV: Xin cảm ơn nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến với những chia sẻ thú vị về vùng đất Ba Vì và Tản Viên Sơn Thánh.
Dù thực hiện nhiều giải pháp, song Bộ Công thương mới đây đã thừa nhận, xu hướng sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5) chưa như mong muốn.
Đoạn đường chỉ chưa đầy 1km từ giao lộ Cộng Hoà đến nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, lô cốt, vật liệu xây dựng, xe chuyên dụng, máy móc nằm ngổn ngang. Rào chắn tạm bợ, sơ sài không có biển cảnh báo thi công tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3-30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.
Từ 1/1/2025, ngoài quy định hiện hành tài xế không lái xe quá 10 tiếng/ngày và không lái xe liên tục quá 4 tiếng, Thông tư 71 năm 2024 của Bộ Công an quy định thêm nội dung: Người lái ô tô kinh doanh vận tải trên 8 chỗ không được lái xe quá 48 tiếng/tuần.
Còn khoảng 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên Đán 2025, nhưng phố chợ hoa cây cảnh Hoàng Hoa Thám, Lạc Long Quân, Hà Nội đã dần nhộn nhịp; nhiều loại cây hoa chơi Tết được bày bán tràn lên vỉa hè và cả lòng đường gây cản trở giao thông.
Ngõ Trung Yên, một con ngõ nằm ở trung tâm phố cổ Hà Nội, một đầu nối với phố chợ Hàng Bè nổi tiếng, phía còn lại thông ra phố Đinh Liệt, con phố sầm uất và hút khách "Tây" lẫn cả khách ta bậc nhất Hà thành. Trung Yên còn nổi tiếng là một trong 5 ngõ ẩm thực của những người "sành ăn"
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của thính giả về tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng và đốt rác thải tràn lan gây ô nhiễm môi trường tại khu vực đầm sen Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội).