Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Những hành trình cảm xúc

Kỳ công trong từng chiếc lược sừng

Thùy Linh : Thứ ba 26/12/2023, 09:15 (GMT+7)

Lược vốn là vật dụng không thể thiếu, nhất là đối với chị em phụ nữ. Lược gỗ mộc mạc, lược nhựa tiện dụng, nhưng giá trị và độc đáo hơn cả phải nói đến lược sừng ở làng nghề Thụy Ứng (huyện Thường Tín, Hà Nội).

Những thứ tưởng chừng như bỏ đi của con trâu, con bò như sừng, móng, xương… khi qua bàn tay khéo léo của người thợ lành nghề đều trở thành những chiếc lược đẹp mắt và tinh xảo. 

Nghề làm lược sừng đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, khéo tay (Ảnh: QĐND)

Nghề làm lược sừng đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, khéo tay (Ảnh: QĐND)

Làng Thuỵ Ứng, xã Hoà Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm lược. Trong nền kinh tế thị trường người dân Thuỵ Ứng đã năng động sáng tạo làm ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ từ sừng trâu bò bền đẹp, đáp ứng nhu cầu thị trường, xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới:

"Đây gọi là nghề tổ của làng lược. Tính đến nay đã hơn 460 năm, qua nghiên cứu lịch sử của đền thờ tổ nghề"

"Vào khoảng hơn 400 năm rồi dân Thuỵ Ứng sống nhờ sừng trâu sừng bò và làm sản phẩm ra các cái lược. Đến lúc này từ cái lược đã phát triển ra rất nhiều sản phẩm khác".

Bước chân tới làng nghề người ta sẽ không khó bắt gặp sự năng động, sôi nổi sản xuất từ những xưởng gia công lâu đời, làm các sản phẩm từ sừng, nhất là lược. Từ những chiếc sừng thô cứng, nhưng qua bàn tay khéo léo, cùng với óc sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú, những người thợ Thuỵ Ứng cho ra đời hàng loạt sản phẩm tinh xảo như khung tranh, ảnh nghệ thuật, long phượng, tẩu thuốc, môi thìa,… được khắp nơi ưa chuộng.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Sử ở làng nghề Thuỵ Ứng nói: "Nghề lược sừng ở làng chúng tôi cực kỳ khó. Đặc thù của nó là không giống nguyên liệu phổ thông khác như gỗ với tre. Chủ yếu làm bằng sừng trâu bò. Mình tự đi thua mua đặt các cơ sở đồng nát. Nhưng cũng không có nhiều. Chúng tôi cũng ý thức các cái sừng khác cũng làm được nhưng phải hiểu chỉ có sừng trâu sừng bò là không nằm trong danh sách đỏ".

Trông chiếc lược sừng đơn giản là thế. Nhưng để làm được phải trải qua tới 30 công đoạn. Mỗi công đoạn đòi hỏi người thợ phải khéo léo, tinh mắt. Tất cả công đoạn làm chiếc lược sừng đều được bàn tay người thợ nghề lành nghề làm thủ công.

Ông Sử chia sẻ thêm: "Ngày xưa chủ yếu làm lược, trâm cài đầu, cặp tóc, đón gót giày. Làm ra một cái lược tầm 16-18 công đoạn khác nhau, tuỳ theo sản phẩm người ta đặt. Công đoạn tỉa răng, cắt răng là chủ đạo chính. Vì công năng của lược là chải đầu thì phải làm sao cho cái răng tròn nhẵn, khi chải không bị mắc tóc đau đầu. Ngày xưa làm thủ công thì phải dùng lực đập cái nêm ép mảng sừng phẳng ra phải cần sức khoẻ của người con trai. Bây giờ hoàn toàn mới. Dùng máy thuỷ lực để chế ra những máy ép sừng, đỡ cho rất nhiều"

Cùng với việc phát huy nghề cổ, hiện nay để thu hút khách thăm quan đến Thuỵ Ứng, việc giữ gìn môi trường, thành lập hội làng nghề, xây dựng thương hiệu làng nghề, bảo tồn các di tích lịch sử, những ngôi nhà cổ, cổng cổ để xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách đã được triển khai. Góp phần đưa làng lược sừng Thuỵ Ứng là điểm đến hấp dẫn trong không gian văn hoá làng nghề truyền thống của Hà Nội. Đó cũng là niềm tự hào của những nghệ nhân nơi đây:

"Đời sống kinh tế nhân dân phát triển ngày một đi lên. Bởi vì không những mẫu mã mà người ta sản xuất ra vừa năng suất vừa hiệu quả, chất lượng mà lại đáp ứng thị trường nước ngoài"

"Trước kia chỉ có cái lược thôi. Nhưng bây giờ có rất nhiều cái từ sừng như vòng, ghim cài đầu. Chuẩn chỉ thì chúng tôi toàn xuất ra nước ngoài hết. Nhiều nhà khá hơn nhờ nghề"

"Chúng tôi rất tự hào và may mắn là cha ông cụ kị để lại cho cái nghề. Bởi vì nghề này rất hiếm và độc đáo. Đến giờ phút này chưa có làng nghề thứ 2 ở Hà Nội"

Đã từng có thời kỳ lược sừng Thuỵ Ứng tưởng như đã mai một. Nhưng người dân đã năng động mạnh dạn đầu tư máy móc cải tiến mẫu mã để phát huy nghề truyền thống đưa thương hiệu làng nghề Thuỵ Ứng lên tầm cao mới. Ngày nay bất cứ du khách nào đến thăm Thuỵ Ứng cũng sẽ nhận thấy nghề điêu khắc sừng ở đây đang ngày càng phát triển. Bởi chính những người thợ đã luôn tiếp lửa và làm nó thăng hoa trong suốt hơn 400 năm qua…  

Nghề hàng xén ở Hà Nội

Chúng ta sẽ gặp gỡ nhà văn hoá Nguyễn Ngọc Tiến để cùng nghe những chia sẻ về sự thăng trầm của nghề hàng xén ở Hà Nội và câu chuyện đi bán những chiếc lược sừng của làng nghề Thuỵ Ứng từ những ngày đầu.

Ảnh minh họa: quehuongonline

Ảnh minh họa: quehuongonline

PV: Ông có thể chia sẻ câu chuyện đi bán chiếc lược sừng từ ngày xưa tới giờ đã thay đổi ra sao?

Ông Nguyễn Ngọc Tiến: Các nghề thủ công của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung xa xưa là sản xuất nhỏ lẻ manh mún, không có tính hàng hoá cao, làm ra bao nhiêu bán bấy nhiêu. Làng nghề như làng Thuỵ Ứng có hai cách bán hàng. Đầu tiên họ bán cho những người chuyên có cửa hàng ở phố Hàng Lược. Khi họ bán buôn như vậy thì giá bán buôn sẽ rẻ hơn.

Nhưng chính người làng còn cách bán hàng thứ hai nữa là mang gánh lược đi bán khắp nơi trong thiên hạ. Khi họ bán lẻ sẽ bán giá cao hơn so với bán buôn. Thứ 3 rất quan trọng là khi họ đi bán từ làng này sang làng khác họ tránh được thuế môn bài. Vì thế để tiêu thụ sản phẩm họ song hành hai cách bán như vậy

PV: Vâng, nghề hàng xén ở Hà Nội ngoài lược sừng thì họ còn bán mặt hàng nào khác nữa và ngày nay nghề này đã thay đổi như thế nào?

Ông Nguyễn Ngọc Tiến: Hàng xén thực ra là một người bán đủ loại mặt hàng phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Ngày xưa chợ Hà Nội họp theo phiên. Nếu chờ đến phiên chợ mà bán thì quá lâu. Vì thế sau khi bán ở các chợ phiên, hàng ngày người ta vẫn gánh đi các làng các vùng khác nhau để bán thêm. Bởi vì người nông dân ngày xưa rất bận bịu với công việc đồng áng. Họ không thể chờ đến phiên chợ để mua vì quá lâu.

Người bán hàng xén nhắm vào nhu cầu của người dân cần thiết có sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Chính vì thế sinh ra các bà hàng xén, bán đủ các thứ với giá rất rẻ. Sau này khi phố xá hình thành, hình thành các con phố tên hàng nhưng chỉ bán một mặt hàng không. Những người có nhu cầu về những thứ lặt vặt không thể ra phố đó mua vì rất mất công rất tốn thời gian. Họ rất cần những người hàng xén.

Rõ ràng ở đây nhu cầu là có thì mới sinh ra cung – là người bán hàng xén. Họ lấy các loại mặt hàng khác nhau mang đi bán và rất thuận tiện cho những người mua mặt hàng nhỏ lẻ mà không phải đi xa. Nhưng bán hàng xén sau này bị thu hẹp lại vì có một lí do. Tức là khi thương mại phát triển, các phố ở Hà Nội xuất hiện nhiều cửa hàng hơn. Có những người không chỉ bán một mặt hàng mà bán nhiều mặt hàng, trong đó có cả mặt hàng sinh hoạt, mặt hàng giá rẻ giá cao.

Cũng có thể hiểu là quầy hàng xén nhưng không phải đi bán rong, mà người ta mở ở nhà. Khi mà xuất hiện nhiều cửa hàng bán đủ các loại hàng hoá phục vụ sinh hoạt hàng ngày thì số người mua các cửa hàng đó tăng lên thì vô hình chung lượng người mua của những người đi bán lẻ hẹp dần lại.

Vì thế cho nên dần dần theo thời gian, nhu cầu của xã hội thì hàng xén thu hẹp dần. Chắc chắn không mất hẳn. Để mà tồn tại những người hàng xén bây giờ thì thường họ bán rẻ hơn, nhưng các mặt hàng họ lấy không dám chắc chất lượng cao, hoặc không rõ xuất xứ.

Thế nhưng với thói quen tiêu dùng thuận tiện của người hàng phố hoặc người ở nơi khác đối với mặt hàng sinh hoạt họ không nhất thiết quan tâm chất lượng, cái chính họ mua vì thuận tiện cho họ và giá nó rẻ hợp lý với thu nhập của họ. Vì thế ngày hôm nay sinh ra một hệ thống thương mại dày đặc nhưng vẫn tồn tại những người bán hàng xén. Hàng ngày họ không chỉ đi rong ở các phố mà còn ở các vùng quê khác nhau.

PV: Xin cảm ơn nhà văn hoá Nguyễn Ngọc Tiến.

Thùy Linh /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người dân TP.HCM háo hức đón tàu điện ngầm đầu tiên

Người dân TP.HCM háo hức đón tàu điện ngầm đầu tiên

Hàng trăm người dân TP.HCM đã có cơ hội trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) trước ngày tuyến này đi vào vận hành chính thức. Phóng viên VOV Giao thông đã có mặt tại ga Bến Thành để cùng trải nghiệm và lắng nghe những chia sẻ đầy hứng khởi của người dân thành phố.

Dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục, rào cản nào đối với giáo viên?

Dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục, rào cản nào đối với giáo viên?

Sau khi VOVGT phát sóng và đăng tải bài viết về việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục, đã thu hút sự chú ý và đóng góp ý kiến của dư luận, trong đó có nhiều chuyên gia, giáo viên.

Tăng cường đảm bảo ATGT cầu Phú Mỹ

Tăng cường đảm bảo ATGT cầu Phú Mỹ

Theo Phòng CSGT Công an TP.HCM, chỉ trong vòng 2 tuần đầu tháng 12, lực lượng CSGT đã ghi nhận tình trạng nhiều xe tải trọng lớn chết máy trên cầu Phú Mỹ, gây ùn tắc giao thông; xe chạy quá tốc độ, chạy sai làn đường, dẫn đến tai nạn.

Thẻ hành nghề xe ôm, cấp rồi làm gì?

Thẻ hành nghề xe ôm, cấp rồi làm gì?

Dự thảo người chạy xe ôm chở khách, chở hàng hóa phải có thẻ hành nghề mà Hà Nội lấy ý kiến đã gây xôn xao dư luận suốt những ngày qua.

Xa lắc Xa La

Xa lắc Xa La

Hà Nội giờ cao điểm tắc đường đến mức, từ vỉa hè, đôi khi bộ hành ái ngại thay cho những người ngồi trên xe đang nổ máy dưới lòng đường, vì bị bỏ lại xa lắc phía sau, như ở… Xa La.

Cho thuê vỉa hè

Cho thuê vỉa hè

Một trong những câu chuyện nóng ở Hà Nội dịp này chính là việc thành phố mở rộng thí điểm cho thuê vỉa hè ở 123 tuyến phố. Có quá nhiều khía cạnh được mổ xẻ từ câu chuyện này, từ giá thuê, đến các nguyên tắc xử dụng, rồi lợi ích của các bên liên quan...

Đề xuất thu phí xử lý nước thải và thoát nước

Đề xuất thu phí xử lý nước thải và thoát nước

Tỷ lệ thu gom nước thải của phạm vi phục vụ hệ thống thoát nước đô thị toàn quốc đạt khoảng 64%, bình quân lượng nước thải sinh hoạt được xử lý chỉ đạt 16% trên tổng lượng nước thải cần được thu gom xử lý, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt, nước sinh hoạt và ô nhiễm môi trường.