Metro số 1 tạm dừng chạy tàu do thời tiết xấu
Chiều 27/12, cơn mưa trái mùa kéo dài nhiều tiếng đã làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu metro.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Điều đáng nói, tình trạng này đã diễn ra từ lâu, thế nhưng phải chăng do buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, dẫn đến sự việc vẫn chưa được xử lý dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.
Phản ánh của anh N.T.V (người dân KĐT Ciputra) phản ánh về tình trạng đốt rác thải tại khu vực vị trí đầm sen Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết:
“Mình ở trong khu Ciputra thì mình thấy mỗi khi đi làm về mình thấy có mùi rất khó chịu. Cư dân ở tầng cao cũng quay được cảnh ở các khu lân cận có đốt rác, còn rác đấy là nguy hại, có chứa nhựa hay không thì không rõ nhưng mùi rất khó chịu và mình thấy có thể gây ra tác hại lâu dài đến sức khỏe. Theo mình được biết nếu đốt rác ở nhiệt độ không đảm bảo có thể gây ra hợp chất gây ung thư”.
Theo anh V, tình trạng đốt và đổ trộm rác thải đã diễn ra từ lâu nay, thế nhưng vẫn chưa được xử lý triệt để. Thời gian gần đây, tình trạng đốt rác liên tục khiến môi trường xung quanh quanh khu vực luôn trong tình trạng ô nhiễm báo động.
“Việc mùi đốt rác ra khí thải hàng ngày mình có thể cảm nhận rất rõ, có khi 2-3 lại thấy hiện tượng đốt rác. Cư dân buổi tối ngủ trong phòng vẫn có thể ngửi thấy thậm chí đi dạo dưới sân cũng thấy mùi khét và mùi rất khó chịu, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và đặc biệt là ảnh hưởng đến người gia và trẻ con sẽ dễ mắc bệnh đường hô hấp như là viêm xoang, viêm mũi dị ứng… rất nhiều vấn đề. Thực sự rất khó để đánh giá tác động nhưng tôi là người nghiên cứu về môi trường và xử lý rác thải nên tôi thấy rằng tình trạng này tiếp diễn sẽ làm cho người dân bức xúc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân KĐT Ciputra”, anh V bức xúc.
Còn theo chị Trần Thanh Hằng (cư dân tòa nhà E1, KĐT Ciputra) cho biết, điểm tập trung rác thải này trước đó xuất hiện tại ngõ 256 Xuân Đỉnh. Vào cuối năm 2023, tình trạng đốt rác để lấy phết liệu diễn ra liên tục, các bãi rác luôn trong tình trạng “đỏ lửa”.
Cực chẳng đã, vào những tháng đầu năm 2024, người dân đã phải họp bàn đề làm đơn kiến nghị tập thể đến các cơ quan chức năng để tự bảo vệ sức khỏe bản thân trước tình trạng đốt rác thải tràn lan. Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, bãi rác này chỉ được “im ắng” trong 1 thời gian ngắn rồi bỗng nhiên thời gian gần đây lại hoạt động rầm rộ trở lại. Thậm chí có thời điểm cư dân còn quay lại được hình ảnh nhiều đống rác được đốt, khói bốc nghi ngút vào ban ngày…
“Quanh đây thì có 3 bãi, ở phía bên này cư dân có thể nhìn thấy hoạt động công khai kiểu ngày đêm, bây giờ họ chuyển sang đốt vào khoảng 7-8 giờ tối, quanh đây mù mịt khói bụi. Đến tuần trước thic còn chưa thấy bãi rác này mà tuần này đã thấy bãi rác phình to rất kinh khủng. Tình trạng đốt rác xung quanh khu này đã diễn ra mấy năm rồi nhưng mà khoảng 2 năm gần đây thì càng ngày càng nhiều vì xung quanh hồ sen Xuân Đỉnh này có 1 số điểm đổ trạc thải, sau đó người ta lọc ra để đốt rác thải. Mặc dù khu này có mật độ cư dân rất thấp nhưng mà lúc nào tình trạng ô nhiễm cũng cực kỳ cao. Ở chỗ tòa nhà mình nhìn ra thì có thể thấy hoạt động đổ thải, đốt rác có người làm 1 cách rất bài bản, họ còn thuê xe cẩu đến san lấp đầy đủ luôn…”, chị Hằng nói.
Trao đổi với PV Kênh VOV Giao thông, chị Nguyễn Minh Trang (cư dân KĐT Ciputra) cho biết, trước đây tình trạng đốt rác chưa có thì chất lượng không khí rất trong lành. Tuy nhiên khoảng 3 năm trở lại đây, các bãi rác liên tục được tập kết và đốt để lấy phế liệu dẫn đến việc môi trường sống của người dân bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Có thời điểm, chỉ số chất lượng không khí tại khu vực này đạt ngưỡng báo động, các máy lọc không khí trong gia đình được hoạt động hết công suất nhưng vẫn trong tình trạng ô nhiễm không khí. Cũng từ đây, những cánh cửa sổ, cửa ban công của các hộ dân ngoài chức năng chống trộm thì luôn được đóng kín để tránh khói bụi bay vào nhà:
“Gia đình tôi không có người gia nhưng lại có trẻ nhỏ. Mỗi lần các bạn đấy đi chời từ ngoài về là luôn thấy ho và cay mắt. Có những ngày tôi cho các bạn đấy xuống chơi với nhau ở sân và mình chỉ ra đón thôi, đến lúc đón mình mới thấy là chỉ cần đứng 5 phút ở đó thôi cũng thấy nước mắt giàn giụa vì khói nhưng mà trẻ con ham chơi nên các bạn đấy cũng không để ý. Kỳ vọng của gia đình khi mà chuyển đến sống tại khu vực không phải trung tâm TP là mong muốn có 1 môi trường sống thực sự trong lành và trẻ con có thể được thoải mái vui chơi, nhưng thực sự là ô nhiễm không khí cứ tiếp tục như thế này thì chỉ còn cách là giữ nguyên các bạn trẻ con ở trong nhà thôi”.
Trước đó, vấn đề đổ trộm và đốt rác thải tại khu vực đầm sen Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng được UBND quận Bắc Từ Liêm khẳng định không có trường hợp nào đứng sau bảo kê cho các sai phạm này.
Được biết, khu vực này thuộc dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo và quận đã tổ chức giải phóng mặt bằng xong tuy nhiên lại chưa được rào chắn. quận Bắc Từ Liêm cũng đã tổ chức các tổ công tác ứng trực và nghiêm cấm các xe đổ phế thải ra vào.
Thế nhưng, trên thực tế, tình trạng đổ trộm và đốt rác thải ngày đêm vẫn liên tục diễn ra tại khu vực đầm sen Xuân Đỉnh. PV Kênh VOV Giao thông sẽ tiếp tục ghi nhận và làm việc với cơ quan chức năng để có câu trả lời đến quý vị và các bạn trong các chương trình sau./.
Chiều 27/12, cơn mưa trái mùa kéo dài nhiều tiếng đã làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu metro.
Theo quy định mới, từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe. Đồng thời, mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chuyên dùng chở trẻ em mầm non, học sinh.
Tình trạng lây nhiễm HIV đang gia tăng trong nhóm đối tượng nam thanh niên, giới trẻ, nhóm MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới) ... Điều này có thể là một thách thức cho mục tiêu Chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 của Việt Nam.
Sau 15 tháng thi công 3 ca 4 kíp, vượt nắng thắng mưa, chỉ bàn làm không bàn lùi thì dự án nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành được 83% tổng khối lượng thi công, đến thời điểm này các mốc tiến độ đề ra đều hoàn thành hoặc sớm hơn kế hoạch.
Ngay trong quý I năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thành lập Tổ công tác với sự tham gia của 5 quận, các chuyên gia trong lĩnh vực chất thải rắn sinh hoạt và các đơn vị duy trì vệ sinh môi trường để thực hiện kế hoạch phân loại rác tại nguồn.
Đoạn đường chỉ chưa đầy 1km từ giao lộ Cộng Hoà đến nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, lô cốt, vật liệu xây dựng, xe chuyên dụng, máy móc nằm ngổn ngang. Rào chắn tạm bợ, sơ sài không có biển cảnh báo thi công tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Ngoài hỗ trợ về vật chất, lực lượng chức năng địa phương đã huy động thêm nguồn lực để giúp đỡ gia đình các nạn nhân bị ảnh hưởng trong vụ cháy.