Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Những hành trình cảm xúc

Hạ Mỗ - miền đất rất cổ

Thùy Linh : Thứ hai 11/12/2023, 15:09 (GMT+7)

Hà Nội có nhiều ngôi làng cổ. Một trong những ngôi làng cổ từng là kinh đô của nước Vạn Xuân dưới triều Hậu vua Lý Nam Đế nằm bên 3 sông lớn là sông Nhuệ, sông Hồng và sông Hát. Chúng ta sẽ cùng ghé thăm Hạ Mỗ ngày nay để tìm hiểu về ngôi làng cổ ven sông này.

Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng là vùng đất cổ có bề dày lịch sử văn hoá truyền thống. Nơi đây hiện còn mang dấu tích thành cổ Ô Diên. Đã từ lâu người dân Hạ Mỗ luôn tự hào được sinh ra và lớn lên trên vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều nét văn hoá truyền thống, nhiều vết tích cổ còn lưu lại. Đình Vạn Xuân là một ngôi đình cổ còn khá nguyên vẹn.

Đình Vạn Xuân nằm ở trung tâm làng, xây dựng theo hướng Tây là tâm đối xứng của hai ngôi đền hàng văn Văn Miếu đường và hàng võ là Chi Chỉ đường ở hai đầu Bắc Nam của làng. Hiện nay đình Vạn Xuân vẫn còn một số câu đối nói về quốc hiệu Vạn Xuân và thành Ô Diên.

Hạ Mỗ có bề dày truyền thống lịch sử, nhiều di tích và danh thắng độc đáo. Ảnh: laodongthudo

Hạ Mỗ có bề dày truyền thống lịch sử, nhiều di tích và danh thắng độc đáo. Ảnh: laodongthudo

Chia sẻ của nhà giáo Nguyễn Toạ - nhà nghiên cứu lịch sử địa phương, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng. Hà Nội: "Đình Vạn Xuân của làng Hạ Mỗ thờ hoàng tử Lý Văn Lang, con của vua hậu Nam Đế và có thể nói công lao sự nghiệp của người góp phần thống nhất giang sơn ở thế kỷ thứ 6 nhà nước Vạn Xuân. Cùng với ông còn các vị vương tôn nhà tiền Lý.

Ngôi đình này đã thờ kể cả từ hậu Nam Đế đến phật tử Hoàng tử Lý Văn Lang và biệt suý Lý Phủ Đỉnh. Biệt suý Lý Phủ Đỉnh là 1 trong những vị tướng tài đã giữ thành Ô Diên chiến đấu với quân Tuỳ tới giai đoạn cuối cùng. Thứ 2 nhân dân thường quan niệm thành hoàng là người bảo hộ cho tình hình sức khoẻ an ninh của nhân dân cho nên nhân dân tôn thờ.

Đình Vạn Xuân có thể nói là ngôi đình cổ, ít nhất trước thế kỷ thứ 7. Cấu trúc đặc biệt nội vương ngoại quốc. Cái chỉnh thể gắn với quốc đô nhà nước Vạn Xuân thế kỷ thứ 6. Đặc biệt hình của mảnh đất này là hình quy vờn ngọc".

Hạ Mỗ còn được biết đến bởi ngôi chùa Hải Giác ra đời từ thế kỷ thứ 6. Câu ca về chùa Hải Giác còn được lưu truyền tới ngày nay. Chùa được xây dựng trên khu đất bằng phẳng rìa làng. Là ngôi chùa cổ có niên đại ra đời sớm, được hoàn thiện trong thời Lê, nên phật điện của chùa khá đồ sộ, phong phú, đặc trưng cho một Tam bảo chùa Lê điển hình. Hiện nay chùa còn lưu giữ được hơn 200 pho tượng lớn nhỏ, trong đó có 50 pho tượng tròn là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao.

Ni sư Thích Đàm Chính – Trụ trì chùa Hải Giác, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng chia sẻ thêm về ngôi chùa cổ này: "Thế kỷ 19 thực dân Pháp sang đô hộ Việt Nam và cuối thế kỷ 19 có đức Thanh Trang – tổ sư vì đạo quên thân vì dân phục vụ. Đất nước đang lâm khổ nên Ngài quyết tâm cùng với các hiền tài yêu nước đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhà chùa đã xây cho Ngài một Bảo Tháp".

Ngoài đình Vạn Xuân, chùa Hải Giác, những di tích còn sót lại tại làng Hạ Mỗ còn có đền Văn Hiến được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Những di tích lịch sử này là lý do níu chân du khách thập phương, để du khách đến tham quan và khám phá những nét kiến trúc độc đáo, phong cách xây dựng có một không hai và những hiện vật có giá trị vẫn còn nguyên vẹn được bảo tồn kỹ lưỡng…  

Cháo se Hạ Mỗ

Hạ Mỗ nằm cạnh các con sông lớn như sông Nhuệ sông Hồng và sông Hát được phù sa bồi đắp. Lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp ở đây rất đa dạng và phong phú. Người dân Hạ Mỗ từ xa xưa đã làm các món ăn như bánh gio, đậu phụ và bột sắn dây. Nhưng đặc biệt nhất là món cháo se Hạ Mỗ. Món cháo ăn bằng đũa chắc hẳn sẽ ít người biết đến.

Vẫn là cách nấu cháo thông thường. Nhưng thay vì đổ bột vào nồi và khuấy đều, người làng Hạ Mỗ vo từng nắm bột trên tay và se đều. Cứ se như thế, sợi gạo dài xuống nồi nước đang sôi thì lại ngắt để se tiếp.

Cháo se là món không thể thiếu trong những sự kiện đặc biệt của làng Hạ Mỗ. Ảnh: QĐND

Cháo se là món không thể thiếu trong những sự kiện đặc biệt của làng Hạ Mỗ. Ảnh: QĐND

Chị Thanh – người dân làng nói về món cháo đặc biệt này: "Từ ngày xưa tới giờ công đoạn đều như vậy. Chọn gạo ngon, ngâm gạo và mua xương về ninh. Bột lọc cho khô rồi nhạo cho dẻo rồi đem vào se. Khi se thì nắm chặt hai tay và đều đều, thỉnh thoảng cho nước sủi lên để con se không cháy. Cháo se được nấu ở các ngày lễ, đám hội hay khi bạn bè đông vui cũng bày ra ăn. Đặc biệt ngày hội làng có thể 5-7 nồi hàng bao nhiêu người làm. Món ăn này dễ ăn".

Hiện ngoài Hạ Mỗ, cháo se được bà con một số xã khác ở Đan Phượng thậm chí ở Hoài Đức nấu hàng ngày để bán ăn sáng. Đó cũng là cách lưu giữ một món ăn truyền thống của quê hương cho các thế hệ mai sau. Và cũng là cách để giới thiệu tới du khách thập phương thưởng thức hương vị của món cháo độc đáo này.

Chia sẻ của bà Đinh Thị Toán người dân làng Hạ Mỗ: "Cháo này khác với cháo khác là mình phải ngâm lọc bột se bột cho dẻo. Làng tôi có nghề cháo se này, chúng tôi trưng bày cho tất cả du khách thập phương đến thưởng thức xem món ăn này như thế này".

Việc giữ gìn và làm ra món cháo se truyền thống để mọi người thưởng thức giống như cách người làng Hạ Mỗ vẫn duy trì không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định cuộc sống mà còn góp phần lưu giữ nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc.  

Thùy Linh /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.