Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Vì sao người Anh ‘rỗng túi’ vì ô tô nhưng không còn lựa chọn khác

Thái Sơn: Thứ sáu 19/05/2023, 08:10 (GMT+7)

Tại Anh, không ít gia đình rơi vào cảnh thâm hụt ngân sách nặng nề vì trót sở hữu trong nhà… một chiếc xe. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, nếu không đi ô tô, người dân cũng ít có lựa chọn phương tiện tối ưu khác.

Theo báo cáo từ chuyên trang phân tích tài chính ô tô Car Money, Anh là quốc gia có chi phí sở hữu ô tô đắt thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.

Cảnh ùn tắc giao thông ở London, Anh - Ảnh Dylan Garcia Travel

Cảnh ùn tắc giao thông ở London, Anh - Ảnh Dylan Garcia Travel

Nghiên cứu cho thấy, nếu tính trung bình trong vòng 60 năm, các tài xế tại Anh sẽ phải bỏ ra một số tiền khổng lồ, lên tới hơn 430.000 bảng (gần 13 tỷ đồng) cho các chi phí liên quan tới ô tô.

Một vài khoản đáng chú ý trong số này là người sở hữu ô tô ở Anh phải trả gần 36.000 bảng cho phí bảo trì đường bộ, cao hơn 12.000 bảng so với mức trung bình toàn cầu. Bên cạnh đó, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng xe có thể lên tới 33.000 bảng, trong khi vé cầu đường là gần 10.000 trong vòng 60 năm.

Ông Andrew Marshall, Giám đốc tiếp thị Car Money phân tích: “Nghiên cứu này nhấn mạnh vào chi phí thực sự của việc sở hữu phương tiện cá nhân. Không có gì ngạc nhiên khi mức phí cao nhất liên quan đến việc mua sắm phương tiện và phí đổ nhiên liệu. Ngoài ra, một số khoản phụ phí như bảo dưỡng, sửa chữa hay phí bảo trì đường bộ cũng tăng lên theo thời gian”.

Trong các thành phố, London là nơi có chi phí lái xe đắt nhất ở Anh, khi người dân phải trả mức gần 9.000 bảng (gần 270 triệu đồng) mỗi năm. Một phần trong số này đến từ phí chống ùn tắc ở trung tâm, khiến các tài xế có thể tiêu tốn khoảng 15 bảng mỗi ngày khi lái xe qua những khu vực sầm uất của thủ đô hay đi vào vùng không khí sạch.

Khảo sát của Hiệp hội ô tô Anh vào tháng 7/2022, với hơn 15.000 người cho thấy, nhiều tài xế rơi vào cảnh ‘rỗng túi’ khi chi phí nhiên liệu tăng cao. 1/4 số tài xế trẻ được hỏi cho biết họ mắc nợ hoặc phải nhờ gia đình, bạn bè giúp đỡ để đối phó với chi phí xăng, dầu cao hơn.

Dù kinh tế khó khăn, nhưng theo khảo sát của Hiệp hội ô tô Anh, việc sử dụng ô tô vẫn ở mức 95% so với trước đại dịch.

Ông Luke Bosdet, chuyên gia nhiên liệu thuộc Hiệp hội ô tô nhận định, số liệu này cho thấy, mọi người không thể cắt giảm các chuyến đi thiết yếu như đi làm hoặc đến trường, thay vào đó, họ phải tìm cách lái xe hiệu quả hơn: “Trong khi nhiều tài xế đã tìm được cách sống chung với giá xăng tăng kỷ lục thì không ít lái xe trẻ buộc phải cắt giảm chi tiêu nếu không sẽ lâm vào cảnh nợ nần. Tuy nhiên, điều mấu chốt là họ vẫn phải di chuyển bằng ô tô, chẳng hạn như đi làm, đi học, mua sắm hàng tuần hay thăm bạn bè, người thân”.

Quan điểm của ông Luke Bosdet phù hợp với khảo sát mới đây của Nhóm Bike Is Best, thực hiện với 2.000 người trên toàn nước Anh.

Nhiều tài xế tại Anh rơi vào cảnh ‘rỗng túi’ khi chi phí nhiên liệu tăng cao - Ảnh minh họa Getty

Nhiều tài xế tại Anh rơi vào cảnh ‘rỗng túi’ khi chi phí nhiên liệu tăng cao - Ảnh minh họa Getty

Theo đó, 3/4 số tài xế cho biết họ sẽ luôn sở hữu một chiếc ô tô. 47% tin rằng không thể đi đâu nếu không có ô tô, bởi không có lựa chọn phương tiện khác. Đa phần khẳng định sẽ vui vẻ đi xe đạp cho nhưng chuyến đi ngắn hơn, nhưng việc thiếu cơ sở hạ tầng an toàn để đạp xe `khiến họ nhanh chóng từ bỏ ý định này.

Khảo sát cũng chỉ ra, những người sở hữu ô tô phải chi trung bình 13% tổng thu nhập để ‘nuôi xe’. Đối với những người mua ô tô bằng hợp đồng trả góp hoặc khoản vay, tỷ lệ này có thể lên tới 19%.

Ông Scott Purchas, chuyên gia tới từ Bike Is Best chia sẻ: “Khi nước Anh phải hứng chịu cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, không thể tránh khỏi thực tế là văn hóa sở hữu ô tô cố hữu khiến mọi người phải chi một phần đáng kể thu nhập của họ cho phương tiện giao thông”.

Chia sẻ quan điểm trên, ông Keir Gallagher, Giám đốc chiến dịch Cycling UK nhận định, việc thiếu các lựa chọn khác đồng nghĩa với cơ hội để mọi người rời bỏ việc sử dụng ô tô ‘đang bị lãng phí’.

Theo ông Keir Gallagher, giải pháp đơn giản là xây dựng mạng lưới các tuyến đường tách biệt, an toàn dành riêng cho xe đạp ở các thị trấn và thành phố trên khắp nước Anh. Điều này sẽ biến việc đi xe trở thành một lựa chọn thực sự cho hàng triệu người, giúp họ thoát khỏi sự phụ thuộc vào ô tô và những khoản chi phí khổng lồ liên quan.

Tại Việt Nam, bên cạnh số tiền mua ô tô thì chi phí nuôi xe, chăm sóc xe cũng là vấn đề khiến nhiều người phải đau đầu. Thông thường, dù sử dụng loại xe nào thì chủ xe cũng phải chi trả một số khoản chi phí cố định, gồm phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ và bảo hiểm bắt buộc.

Bên cạnh mức chi phí nuôi ô tô cố định, chủ xe còn cần phải bỏ thêm một khoản tiền không nhỏ cho các chi phí không cố định khác. Mức chi phí này phụ thuộc vào mức độ sử dụng xe của từng người như phí nhiên liệu, phí cầu đường, bảo dưỡng định kỳ hay gửi xe bên ngoài.

Chị Thanh Hà, quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: “Mỗi tháng mình phải tốn ít nhất trên 5 triệu để nuôi ô tô, hơn 3 triệu tiền xăng với khoảng 2 triệu tiền gửi ở bãi, đấy là chưa kể đi tỉnh còn phí cầu, đường, sửa chữa, hỏng hóc. Đợt giá xăng lên cao quả thực mỗi lần đổ rất xót ruột. Nhiều lúc cũng muốn chuyển sang xe máy hay xe buýt cho rẻ nhưng công việc của mình hay phải đi nên vẫn phải cố duy trì”.

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

Câu nói “họa vô đơn chí” có lẽ đúng với câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, giáo viên của trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau khi cha mất, cô bị tai nạn mất đi một chân, tuổi thanh xuân là những ngày cùng cực.

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

Ra mắt trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Chiều ngày 15/4, Bệnh viện Quân y 175 (BVQY) tổ chức Lễ trao Chứng nhận và ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu Chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.