Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Nhật Ký Đô Thị

Vi phạm tốc độ nhan nhản, vì sao chưa thể xử phạt qua giám sát hành trình?

Quách Đồng: Thứ sáu 06/10/2023, 06:18 (GMT+7)

Vụ TNGT liên quan đến nhà xe Thành Bưởi làm 5 người chết, 4 người bị thương ngày 30/9 trên QL 20 khiến dư luận đặc biệt lo ngại. Qua kiểm tra, xe Thành Bưởi đã chạy quá tốc độ quy định, không giữ khoảng cách an toàn, thậm chí tài xế cũng đã bị tước GPLX 3 tháng vì chạy quá tốc độ.

Bởi vậy, dư luận băn khoăn, vì sao toàn bộ xe kinh doanh vận tải đã phải lắp thiết bị giám sát hành trình, nhưng tốc độ ghi nhận qua thiết bị này không được sử dụng làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính, góp phần nagwn ngừa các vụ TNGT có thể xảy ra?

Phóng viên Quách Đồng đối thoại với ông Đỗ Công Thủy, Phó trưởng Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Cục Đường bộ VN xung quanh nội dung này.

PV: Thưa ông, lâu nay, dữ liệu thiết bị giám sát hành trình đã được chia sẻ với các lực lượng cảnh sát giao thông để phục vụ công tác xử lý, xử phạt chưa và hiệu quả đến đâu?

Ông Đỗ Công Thủy: Thời gian qua Cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát giao thông, Phòng CSGT các tỉnh, thành phố trong việc khai thác, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, phối hợp xử lý đối với các thông tin phản ánh của người dân về tình hình vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông.

Thứ hai, trong thời gian vừa qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo hai Bộ, đã chỉ đạo các Sở GTVT phối hợp với Phòng CSGT các tỉnh, thành phố để thực hiện trích xuất dữ liệu trên hệ thống để xử lý đối với các trường hợp có ghi nhận vi phạm trên hệ thống theo quy định.

Bên cạnh đấy thì Cục Đường bộ Việt Nam cũng đang khẩn trương phối hợp với đơn vị hỗ trợ kỹ thuật để đánh giá năng lực của hệ thống để cấp thêm tài khoản truy cập vào hệ thống cho Phòng CSGT 63 tỉnh, thành phố để thực hiện khai thác, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, cũng như xử lý vi phạm của ngành công an.

Hình ảnh từ hệ thống camera giám sát hành trình cho thấy, thời điểm xe khách gây tai nạn, xe này chạy tốc độ 69 km/giờ.

Hình ảnh từ hệ thống camera giám sát hành trình cho thấy, thời điểm xe khách gây tai nạn, xe này chạy tốc độ 69 km/giờ.

PV: Có nghĩa là đến thời điểm này, Phòng CSGT Công an các tỉnh, thành phố vẫn chưa thể căn cứ dữ liệu thiết bị giám sát hành trình để xử lý các hành vi vi phạm tốc độ của các phương tiện?

Ông Đỗ Công Thủy: Đang phối hợp với các Sở Giao thông rồi. Đối với tốc độ mà theo dõi trên hệ thống xử lý dữ liệu giám sát hành trình thì để phục vụ công tác theo dõi, giám sát tốc độ và tổng hợp dữ liệu vi phạm quá tốc độ để thu hồi phù hiệu theo quy định tại Nghị định 10.

Tức là đối với cả vi phạm quá tốc độ thì hiện nay chỉ thu hồi phù hiệu, tức là xử phạt về điều kiện kinh doanh thôi, chứ chưa xử phạt hành chính được, bởi rất nhiều lý do liên quan đến độ sai số, liên quan đến sóng GPS.

Về công tác xử lý của các Sở thì năm 2022, các Sở đã thu hồi phù hiệu đối với trên 24.000 phương tiện vi phạm quá tốc độ từ 5 lần trở lên. 8 tháng đầu năm 2003 thì các sở cũng đã xử lý thu hồi phù hiệu đối với trên 20.000 phương tiện vi phạm quá tốc độ từ 5 lần trở lên.

PV: Thực tế vẫn nhiều trường hợp vi phạm tốc độ, thậm chí sau khi bị thu hồi phù hiệu vẫn có thể đăng ký lại và tiếp tục đưa xe vào hoạt động. Vậy chúng ta có thể khai thác, sử dụng dữ liệu này hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn, tránh trường hợp tương tự như vậy?

Ông Đỗ Công Thủy: Cục Đường bộ Việt Nam đang tham mưu Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định 10, trong đó sẽ thu hồi phù hiệu đối với các phương tiện tính trong một ngày có từ 3 lần vi phạm quá tốc độ trở lên.

Thay vì chúng ta thống kê bình quân 5 lần trong một tháng. Bên cạnh đấy, chúng tôi cũng bổ sung quy định Sở GTVT sẽ không cấp lại phù hiệu, biển hiệu trong vòng 30 ngày khi mà bị thu hồi phù hiệu đối với các hành vi vi phạm quá tốc độ. Trường hợp không nộp phù hiệu theo đúng quy định thì sẽ có cưỡng chế để thông báo, cập nhật vào chương trình kiểm định để cảnh báo phương tiện.

Song song với việc đó thì vừa qua Bộ GTVT đã phê duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực đường bộ giai đoạn 2023 đến 2025 và định hướng đến 2030. Trong Đề án này thì dự kiến sẽ hình thành việc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên toàn quốc.

Sau khi hệ thống xây dựng xong, dự kiến sẽ có các chức năng để giám sát, tổng hợp các trường hợp vi phạm, ví dụ như vi phạm về hành trình, thời gian, các vi phạm về ngắt thiết bị, không truyền dữ liệu… và các hành vi phạm này sẽ tự động xác định từng lái xe, từng đơn vị kinh doanh vận tải để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt nguội. Các dữ liệu này sẽ kết nối với Cục Đăng kiểm để cưỡng chế xử lý đối với các trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt.

Cơ sở dữ liệu hình thành từ hệ thống cũng sẽ được kết nối với Bộ Công an, cả Cục Cảnh sát giao thông và Phòng Cảnh sát giao thông các tỉnh, thành phố; kết nối với các cơ quan Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan để phục vụ công tác phòng, chống buôn lậu, cũng như công tác quản lý thuế, ngành hải quan…

PV: Xin cảm ơn ông. 

Ý kiến của bạn
Phố mới và câu chuyện đặt tên

Phố mới và câu chuyện đặt tên

Khi biển chỉ tên phố Trần Đăng Khoa được dựng lên tại phường Long Biên (Hà Nội), không ít người đã hiểu nhầm hoặc tỏ ra ngỡ ngàng. Người dân nơi đây nghĩ sao về tên phố mới được đặt? Họ mong muốn gì về việc đặt tên phố mới trong tương lai khi xung quanh còn rất nhiều con đường “trống” tên?

Mong “thất nghiệp” để mọi người được bình an

Mong “thất nghiệp” để mọi người được bình an

Nhiều người trong chúng ta vẫn chưa quên những giây phút ám ảnh trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ, Hà Nội cách đây hơn 2 tháng làm 56 người tử vong. Và cũng không thể quên hình ảnh người đàn ông mặt đầy những vệt khói đen tham gia cứu 12 người trong vụ cháy thương tâm ngày ấy.

Để không bị “chặt chém” khi đi sửa xe máy

Để không bị “chặt chém” khi đi sửa xe máy

Trên một diễn đàn giao thông, chỉ một lời phàn nàn về việc bị “chặt chém” chi phí sửa chữa xe máy tại Hà Nội, nhưng đã thực sự thổi bùng lên rất nhiều sự đồng cảm, bức xúc của những người cùng cảnh ngộ.

TP.HCM: Nhiều người rối loạn tâm thần chưa được chăm sóc hiệu quả

TP.HCM: Nhiều người rối loạn tâm thần chưa được chăm sóc hiệu quả

Sau đại dịch COVID-19, nhu cầu khám và chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân tăng mạnh. Nhiều người bị rối loạn tâm thần chưa tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc hiệu quả, làm gia tăng khoảng trống trị liệu, trong khi vẫn còn nhiều sự kỳ thị đối với bệnh nhân có những rối loạn tâm thần.

Mang sân chơi vào phố

Mang sân chơi vào phố

Ở những công viên cũ, những khoảnh sân cộng đồng khu dân cư, nhà văn hóa, phố đi bộ… khoảng 10 năm trở lại đây xuất hiện những sân chơi sáng tạo với vật liệu thân thiện cho trẻ, do doanh nghiệp xã hội “Nghĩ về sân chơi trong thành phố” khởi xướng.

3 dự án cao tốc Bắc – Nam sẽ bỏ barie đầu vào trạm thu phí

3 dự án cao tốc Bắc – Nam sẽ bỏ barie đầu vào trạm thu phí

Bộ GTVT vừa có văn bản chấp thuận đối với 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 gồm: Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo theo mô hình đầu vào không có barie...

Loay hoay sống chung với ô nhiễm không khí

Loay hoay sống chung với ô nhiễm không khí

Tuần qua thủ đô Hà Nội liên tục đứng trong bảng xếp hạng các thành phố không khí ô nhiễm nhất thế giới theo AirVisual. Những ngày cuối tuần, tình trạng đã cải thiện nhưng chúng ta vẫn trong mùa ô nhiễm không khí nhất năm.