Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Những hành trình cảm xúc

Về Đông Ngạc thăm làng tiến sĩ

Thùy Linh : Chủ nhật 26/11/2023, 20:57 (GMT+7)

Làng Đông Ngạc (làng Tiến Sĩ) Hà Nội là một trong những ngôi làng cổ có tuổi đời gần nửa thế kỷ, nơi sở hữu nhiều công trình kiến trúc với vẻ đẹp vượt thời đại.

Hình ảnh những bức tường rêu phong, gian nhà nhỏ sơn màu vàng cổ kính tưởng chừng như chỉ có thể bắt gặp ở đô thị cổ Hội An, nhưng thực chất đây lại là một ngôi làng cổ ngay giữa lòng Thủ đô. Làng Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) từ lâu đã được biết đến như một trong những ngôi làng cổ nhất tại thủ đô Hà Nội với tuổi đời hơn 400 năm.

Ngôi làng này vốn nổi tiếng là hiếu học khi có rất nhiều vị tiến sỹ Hán học hay Tây học là người xuất thân từ đây.

Nét xưa cũ được lưu giữ ở Đông Ngạc. Ảnh kinhtedothi

Nét xưa cũ được lưu giữ ở Đông Ngạc. Ảnh kinhtedothi

Trải qua năm tháng, hiện làng còn khoảng gần 100 ngôi nhà cổ với nhiều niên đại khác nhau; trong đó có những ngôi nhà được xây dựng từ năm 1605 theo kiểu nhà nhiều gian, sơn màu vàng, có thành tường, mái nhà chạm trổ hình rồng, đài hoa sen cùng các cột gỗ quý…

Ghé thăm nhà bà Lưu Thị Ánh, ngôi nhà có tuổi đời hàng thế kỷ, trải qua dấu ấn thời gian nhưng những kiến trúc hiện đại pha chút cổ điển luôn khiến người ta hoài niệm về một thời xa xưa: "Tôi là thế hệ thứ 4, các con cháu là thế hệ thứ 5,6. Ông bà tôi ngày xưa làm quan giúp dân. Ông bà tôi là Phạm Quang Chấn. Ngày xưa tôi về làm dâu tôi mới 20 tuổi, nay là 65 tuổi. Trông nom nhà cửa mấy chục năm cho các cụ. Nhà này không bao giờ đi đâu. Giữ lại làm kỷ niệm cho đẹp đẽ. Tôi vẫn lưu giữ nhà này cho khách đến thăm quan để mọi người biết đến làng cổ Đông Ngạc nhiều hơn"

Người ta thường nói khi đến thăm làng Đông Ngạc mà không đến thăm đình Đông Ngạc hay đình Kẻ Vẽ thì chuyến đi đó thực sự không trọn vẹn. Đình làng Đông Ngạc – công trình lịch sử hơn 5 thế kỷ vẫn luôn là biểu tượng cho sự trường tồn, và đại diện cho nét văn hoá của ngôi làng cổ. Mái ngói đỏ, giếng nước, sân đình đều mang vẻ đẹp truyền thống mà người dân nơi đây gìn giữ suốt mấy trăm năm qua.

Đình Đông Ngạc nằm trong số ít những ngôi đình cổ kính của thủ đô Hà Nội hiện còn bảo lưu được khá nguyên vẹn bố cục, cảnh quan kiến trúc và các di vậy quý giá. Ngôi làng cổ với truyền thống hiếu học luôn là niềm tự hào ăn sâu vào trong máu thịt người dân nơi đây:

"Bản thân em là một người trẻ sống ở đây từ nhỏ. Em cảm thấy rất tự hào vì được sống trong những ngôi nhà cổ kính. Khi mình ra ngoài mình có thể biết được sự phát triển bên ngoài nhưng mình cũng biết được những truyền thống của ngôi làng mình, mong cho nhiều người biết đến hơn"

"Ngày trước ở đây người ta gọi là đất làng Giàn, quan làng Vẽ. làng này toàn làm quan thôi. Ở xóm này chỉ còn vài nhà cổ còn đâu thay đổi hết là nhà mái bằng. Tôi cũng mong là sau này các cháu đi học sẽ vẫn biết được lịch sử làng Vẽ. Bản thân chúng tôi cũng sẽ kể lại cho con cháu biết được câu chuyện của làng mình"

Ngày nay, tuy làng Đông Ngạc Hà Nội đã xuất hiện nhiều công trình nhà cửa hiện đại nhưng hình ảnh gợi hoài niệm xưa là các ngôi nhà cổ kính, gian bếp cũ, những ngõ nhỏ rợp bóng cây hay bức tường vàng rêu phong… vẫn được từng người dân làng gìn giữ và nâng niu, mang đến trải nghiệm thú vị cho du khách khi đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Giò Chèm nem Vẽ

Ngàn năm đặc sản đất Thăng Long,Giò Chèm, nem Vẽ có phải không?” Vẫn biết Hà Nội bây giờ không thiếu những làng quê làm giò ngon như: giò chả Ước Lễ, nem chua Hàng Bông, Hàng Bồ… Nhưng nói đến món giò lụa, chả quế, nem chua thì vẫn phải nhắc tới làng Chèm, làng Vẽ (xã Thủy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội).

Sự nổi tiếng của đặc sản giò - nem ở đây được người đời ca tụng bằng câu ví “Giò Chèm, nem Vẽ” hay "Ai về làng Vẽ mua nem/ Qua Chèm giò chả mua em làm quà". Cùng chuyện trò với nhà Hà Nội học Nguyễn Ngọc Tiến để hiểu thêm những điều hấp dẫn làm nên thương hiệu giò chèm, nem vẽ”:

Ảnh minh họa: Hanoimoi

Ảnh minh họa: Hanoimoi

Ông Nguyễn Ngọc Tiến: Giò với nem cũng là sản phẩm chung của cư dân đồng bằng Bắc Bộ xưa. Hai món này đều dựa trên nguyên liệu chính là thịt lợn. Giò thì rất nhiều nơi làm được. Vì sao giò Chèm nổi tiếng? Bởi nó có những bí quyết. Ví dụ như thịt 1 con lợn ra việc đầu tiên người ta lấy phần thịt nạc nóng hổi cho giã ngay, sau đó người ta ướp các loại gia vị rồi gói lá.

Thế nhưng giò Chèm khác với các giò khác là nó không làm 1 cây to tướng mà làm 1 cái rất nhỏ gói vào lá chuối. Nghĩa là mỗi một giò đấy rất bé và khi ăn rất tiện và gọn. Và vì có những bí quyết từ nguyên liệu và pha trộn nguyên liệu vào nên có những cái riêng biệt các vùng khác không có. Tuy nhiên theo thời gian giò vùng Chèm này cũng bị thất truyền

PV: Nắm nem làng Vẽ đậm tình nước non". Những thực khách sành thưởng thức món giò làng Chèm, chắc chắc sẽ không quên ăn kèm với món nem chua làng Vẽ. Nem Vẽ vốn là đặc sản nổi tiếng khắp kinh kỳ, được xếp vào hàng cao lương mỹ vị và không thể thiếu trong mâm cỗ của vua ban lộc nước cho các bậc hiền tài, nhân sĩ. Vậy điều gì đã làm nên đặc sản này, thưa ông?

Ông Nguyễn Ngọc Tiến: Thế còn với nem Vẽ không phải nem chua, mà là nem chạo. Ở Vẽ thì họ làm bằng cách lấy bì lợn sống rửa sạch, sau đó chần nước sôi cho chín tới chứ không phải chín hẳn để khi ăn sẽ giòn. Sau đó dùng dao rất sắc thái thành sợi, để cho đẹp mắt thì thái làm sao cho đều.

Nhưng như thế chưa đủ. Cái quan trọng nhất làm nên cái ngon và độc lạ của nem Vẽ là người ta lấy mỡ gáy của con lợn xắt hạt lựu, trộn bì đã thái nhỏ trộn với thính rang thơm. Thính có thể làm bằng gạo tẻ tán nhỏ hoặc gạo nếp.

Thường người ta làm bằng gạo tẻ. Sau đó người ta trộn đều lên, người ta gói lại bằng lá chuối và bên trên hoặc bên dưới gói nem đó họ lót lá sung. Lá sung ở đây dùng để khi ăn cũng dễ tiêu và hạn chế gây đau bụng. Khi mà thính làm chín mỡ và bì gần chín thì lúc đấy có thể ăn được. Khi ăn nem vẽ người ta thường ăn kèm rau thơm như húng lá, khi nhai kỹ miếng nem với húng lá thì người ăn sẽ thấy vị thơm vị béo và hơi chút ngậy ngậy.

Vi thế trong ca dao ngày xưa có câu: Tay cầm bầu rượu nắm nem/ Mải vui quên hết lời em dặn dò. Đấy cũng là vì cái ngon của cái nem Vẽ như thế nên bao nhiêu thứ có thể quên hết.

Tất nhiên câu ca dao này không dành riêng cho người vùng Vẽ nhưng trong đó có chạm đến cái nem của vùng quê Bắc Bộ, trong đó có nem của làng Vẽ.    

Thùy Linh /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Xe hợp đồng không được gom khách lẻ: Quản lý thế nào?

Xe hợp đồng không được gom khách lẻ: Quản lý thế nào?

Từ năm 2025, hành khách sẽ không thể đi chung xe hay đặt chỗ lẻ từng trường hợp để nhà xe đưa đón tận nhà, bởi theo quy định mới, ôtô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được nhận khách lẻ, không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng, không ấn định lịch trình cố định…

Năm 2025: Dấu mốc của nhiều dự án giao thông

Năm 2025: Dấu mốc của nhiều dự án giao thông

Năm 2025, ngành giao thông đặt mục tiêu khởi công 19 dự án và hoàn thành 50 dự án, trong đó có một số dự án giao thông trọng điểm của quốc gia.

Bỏ xe, không nộp phạt vi phạm giao thông: Trốn không thoát, thiệt hại nhiều hơn

Bỏ xe, không nộp phạt vi phạm giao thông: Trốn không thoát, thiệt hại nhiều hơn

Thực tế đã từng có nhiều trường hợp người vi phạm giao thông cố tình không chấp hành bằng cách bỏ lại phương tiện, vì giá trị của chiếc xe không bằng mức phạt phải nộp. Không riêng gì tại Việt Nam, đây cũng là tình huống mà lực lượng chức năng ở nhiều nước trên thế giới phải đối mặt.

Trăm năm hủ tiếu Mỹ Tho

Trăm năm hủ tiếu Mỹ Tho

Mỹ Tho, vùng đất trù phú nằm bên dòng sông Tiền, là nơi hội tụ văn hóa của nhiều cộng đồng dân cư qua các thời kỳ. Trong dòng chảy lịch sử ấy, sự góp mặt của người Hoa vào cuối thế kỷ 17 đã để lại những dấu ấn sâu sắc, không chỉ trong đời sống kinh tế mà còn trong ẩm thực.

Thị phần môi giới hàng hóa 2024: Cuộc cạnh tranh khốc liệt

Thị phần môi giới hàng hóa 2024: Cuộc cạnh tranh khốc liệt

Năm 2024, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ.

Nhiều phường tại TP.HCM ‘về chung nhà’

Nhiều phường tại TP.HCM ‘về chung nhà’

Từ ngày 01/1/2025, 80 phường thuộc 10 quận nội thành TP.HCM đã chính thức sáp nhập thành 41 phường mới. Đây là một sự kiện quan trọng trong nỗ lực tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý và phục vụ người dân của thành phố.

Cảnh báo mua bán, sử dụng pháo nổ trái phép dịp Tết

Cảnh báo mua bán, sử dụng pháo nổ trái phép dịp Tết

Những tháng cuối năm và giáp Tết Nguyên đán, hoạt động mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép sẽ có chiều hướng gia tăng. Thời gian qua, tại TP.HCM và các tỉnh lận cận, hàng loạt vụ vận chuyển pháo nổ trái phép cũng bị phát hiện.