Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Năm 2025: Dấu mốc của nhiều dự án giao thông

Huy Hoàng - Quách Đồng - Hải Hà: Thứ năm 02/01/2025, 06:14 (GMT+7)

Năm 2025, ngành giao thông đặt mục tiêu khởi công 19 dự án và hoàn thành 50 dự án, trong đó có một số dự án giao thông trọng điểm của quốc gia.

Những dự án này khi hoàn thành sẽ góp phần tăng kết nối giữa các địa phương, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp đi lại thuận tiện, mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho đất nước thúc đẩy kinh tế. Vậy cần chuẩn bị gì để hoàn thành các mục tiêu này?

Theo Sở GTVT TP.HCM, thành phố sẽ tiếp tục thi công 20 dự án đã được giao vốn, khởi công 10 dự án mới trong năm 2025, bao gồm: đường vành đai 2 TP.HCM đoạn 1 và đoạn 2, đường vành đai 3, đường vành đai 4, cầu đường Nguyễn Khoái, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, metro số 1… Trong đó, tiếp tục vận động người dân, thu hồi 1,8% diện tích còn lại phục vụ thi công dự án đường vành đai 3, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/4/2024.

Dự án nút giao thông An Phú có vai trò đặc biệt quan trọng tại khu vực cửa ngõ phía Đông thành phố

Dự án nút giao thông An Phú có vai trò đặc biệt quan trọng tại khu vực cửa ngõ phía Đông thành phố

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông chia sẻ về kế hoạch khởi công xây dựng các dự án giao thông mới trên địa bàn: "Thành phố sẽ khởi công mở rộng 4km đoạn đầu đường cao tốc Long Thành- Dầu Giây. Năm 2025 cũng sẽ kết nối Vành Đai 3 với cao tốc cao tốc Long Thành- Dầu Giây với cầu Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Đặc biệt, thành phố cũng khởi công đường Liên Cảng mới nối từ cụm cảng Cát Lái đến Vành Đai 3, như vậy nút thắt tại cảng Cát Lái sẽ được giải quyết cơ bản vào cuối năm 2025".

Cũng theo thông tin từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Tp.HCM, từ nay đến trước tết Nguyên Đán Ất Tỵ, 10 gói thầu, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng gồm: cầu đường Tân Kỳ- Tân Quý, cầu Bà Hom, cầu Bà Dạt, đơn nguyên cầu Tăng Long, đường Dương Quảng Hàm, đường Hoàng Hoa Thám, đường Kênh Hàng Bàng…

TPHCM phấn đấu hoàn thành nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để đưa dự án vào khai thác đúng dịp 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TPHCM phấn đấu hoàn thành nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để đưa dự án vào khai thác đúng dịp 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Còn tại Hà Nội, một số dự án giao thông trọng điểm sẽ được tập trung triển khai trong năm 2025 bao gồm: giai đoạn 1 của dự án đường song hành Vành đai 4 Vùng thủ đô, đoạn qua Hà Nội có chiều dài hơn 57km, dự kiến hoàn thành trong năm 2025.

Ngoài ra, thành phố cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tạo thuận lợi cho chủ đầu tư triển khai thi công Dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) dài 41,5km, đi qua các quận Hà Đông, huyện Thanh Oai, Ứng Hòa và Phú Xuyên.

Dự án được phê duyệt năm 2008, còn lại 23km chưa hoàn thành, trong đó 20km đã xong khâu giải phóng mặt bằng. Chính quyền huyện Phú Xuyên và Ứng Hòa đã cam kết chậm nhất hoàn thành giải phóng mặt bằng trong quý 2/2025.

Bên cạnh đó, dự án cầu Tứ Liên cũng được đề xuất xây dựng, kết nối nối quận Tây Hồ với quận Long Biên, Đông Anh với tổng vốn dự kiến khoảng 27.000 tỷ đồng.

Hình ảnh mô phỏng cầu Tứ Liên bắc từ Đông Anh sang Tây Hồ

Hình ảnh mô phỏng cầu Tứ Liên bắc từ Đông Anh sang Tây Hồ

Đối với dự án đường sắt đô thị, ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội nhấn mạnh, thành phố sẽ tập trung xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm ưu tiên bố trí vốn đầu tư, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, rút ngắn trình tự nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện để thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị “táo bạo và thách thức” của thủ đô:

"Thủ đô Hà Nội đã đề xuất Đề án tổng thể đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Thủ đô với một kế hoạch và 3 công trình. Trong đó thành phố phấn đấu quyết tâm đến năm 2035 hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 410km đường sắt đô thị. Và giai đoạn tiếp theo 2036-2045 phấn đấu hoàn thành 200km đường sắt tiếp theo".

Theo Báo cáo của Bộ Giao thông, trong năm 2025, ngành giao thông tập trung triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; đẩy nhanh tiến độ triển khai quy hoạch chi tiết 02 tuyến Hà Nội - Đồng Đăng; Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái, đồng thời tập trung hoàn thiện các thủ tục để khởi công Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào cuối năm 2025.

Với sứ mệnh đi trước mở đường, ngành giao thộng vận tải là ngành tạo ra sự kết nối của các lĩnh vực kinh tế, giữa các địa phương và các quốc gia, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, năm 2025 ngành giao thông cần phải đẩy nhanh các khâu chuẩn bị đầu tư, khởi công sớm một số dự án trọng điểm như: tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, TP.HCM - Cần Thơ, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng:

"Thời gian tới bên cạnh việc triển khai đồng bộ các phương thức giao thông, trong đó có đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao, các cảng biển, hàng hải, đường thủy nội địa…  chúng ta cần tính toán để có sự ưu tiên hơn cho phát triển phù hợp với các vùng miền và vùng địa lý. Ví dụ như giao thông đường thủy,  khu vực ĐBSCL, rước đây cha ông ta dựa vào vận chuyển đường thủy rất lớn, bây giờ chúng ta phải nhìn nhận lại vai trò của giao thông này".

Năm 2025 sẽ khởi công tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng (Ảnh minh họa)

Năm 2025 sẽ khởi công tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng (Ảnh minh họa)

Một số ý kiến cho rằng, để các dự án giao thông trọng điểm có thể thực hiện và hoàn thành theo đúng tiến độ đã đề ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, các địa phương và các doanh nghiệp, chủ đầu tư, các nhà thầu…để đẩy nhanh tốc độ giải ngân, giải phóng mặt bằng, đáp ứng đủ nguồn cung về nguyên vật liệu.

Thông tin tại Hội nghị tổng kết năm 2024 diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh cho biết, dự kiến trong năm 2025 có 50 dự án giao thông sẽ về đích. Trong đó, hàng loạt dự án lớn như: Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (12 dự án thành phần); đường Hồ Chí Minh các đoạn: Chơn Thành - Đức Hòa; Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn...

dat-ky-vong-vao-duong-_291722183228-1606 (1)

Năm 2025 là một năm quan trọng, mang ý nghĩa chiến lược đối với ngành giao thông nói riêng và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021-2025 nói chung. Hoàn thành các dự án giao thông đang triển khai và khởi công xây dựng những dự án giao thông trọng điểm mới, tạo ra những đột phá về hạ tầng giao thông, dưới góc nhìn của Kênh VOV giao thông, sẽ góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hùng cường.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOV Giao thông qua bài bình luận: "Tập trung nguồn lực đẩy nhanh các dự án hạ tầng giao thông".

Năm 2024, ngành giao thông đã đạt được những kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng vận chuyển hàng hóa tăng trên 14,5% và sản lượng hành khách tăng 11,3%, cùng với khởi công 10 dự án mới, với sự nỗ lực, quyết tâm, năm 2024 đã có 8 dự án khánh thành đưa vào khai thác, tạo ra những đổi mới đối với hạ tầng giao thông, là cơ sở, tiền đề để ngành giao thông tiếp tục tăng tốc trong năm 2025.

Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải đề ra mục tiêu phấn đấu khởi công 19 dự án (trong đó có 14 dự án Bộ là cơ quan chủ quản, 5 dự án do địa phương làm chủ quản) và hoàn thành 50 dự án giao thông khác.

Trong bối cảnh, ngành giao thông có nhiều cơ hội và thách thức đan xen, để đạt được những mục tiêu đã đề ra, ngành giao thông cần chuẩn bị và thực hiện những nhiệm vụ gì?

Trước hết, nghành giao thông cần tập trung mọi nguồn lực quyết tâm triển khai thi công, đảm bảo tiến độ và chất lượng các dự án giao thông, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia và trọng điểm của ngành giao thông.

Đơn cử, đối với lĩnh vực đường bộ, tập trung đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án thành phần thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 và các dự án đường bộ cao tốc khác, góp phần hoàn thành mục tiêu cả nước đưa vào khai thác 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025.

Ngoài ra, đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư để triển khởi công các dự án ngay trong quý I và quý II/2025 như Dự án nâng cấp, mở rộng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận, TP. Hồ Chí Minh - Long Thành, Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan; cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn,…

Lĩnh vực đường sắt hiện mới đang chiếm thị phần nhỏ trong thị trường giao thông vận tải, do vậy rất cần sự ưu tiên và đầu tư để tạo sự đột phá không chỉ trong lĩnh vực giao thông mà còn là cơ hội cho ngành công nghiệp đường sắt phát triển trong tương lai. Thời gian tới, ngành giao thông cần tập trung triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc- Nam- dự án có tầm quan trọng đối với hệ thống hạ tầng đường sắt, thúc đẩy phát triển kinh tế của hơn 20 tỉnh, thành mà đường sắt đi qua. Trong đó, tập trung xây dựng Nghị quyết của Chính phủ triển khai Nghị quyết của Quốc hội và các Nghị định hướng dẫn các cơ chế đặc thù đã được Quốc hội thông qua, tạo điều kiện để triển khai dự án.

Ngoài ra, Bộ GTVT phối hợp với chính quyền các thành phố Hà Nội và Tp.HCM xây dựng kế hoạch triển khai Đề án hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị của 02 thành phố vừa được Bộ Chính trị thông qua, đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai quy hoạch chi tiết 02 tuyến Hà Nội - Đồng Đăng; Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái và nghiên cứu các tuyến đường sắt quan trọng khác..

Về lĩnh vực hàng không, phấn đấu cơ bản hoàn thành Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025, trong đó có dự án đường cất hạ cánh thứ 2 thuộc dự án thành phần 3. Đặc biệt, để phát huy hiệu quả tối đa của cảng hàng không lớn trong khu vực, ngành giao thông cần sớm nghiên cứu phương án giao thông kết nối bằng đường sắt hoặc tàu điện ngầm theo hướng tuyến ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý I năm 2025.

Nhà ga hàng khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Nhà ga hàng khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Đối với các dự án bị dừng, chậm tiến độ, ngành giao thông cần khẩn trương rà soát, tháo gỡ những vướng mắc để sớm tổ chức triển khai thực hiện để phòng, chống lãng phí.

Thứ hai, để các dự án giao thông được triển khai theo đúng tiến độ đã đề ra, chính quyền các địa phương cần có chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, các khâu di dời hạ tầng kỹ thuật, sớm trả mặt bằng sạch cho các chủ đầu tư. Cùng với đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương và ngành giao thông trong các phương án chuẩn bị về nguồn cung nguyên vật liệu cho các dự án, tránh hiện tượng tạm dừng dự án do thiếu nguyên vật liệu.

Năm 2025 là một năm có nhiều thách thức đối với ngành giao thông do yêu cầu về sắp xếp bộ máy, cùng nhiều dự án cần phải triển khai, nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội mới cho ngành giao thông. Chủ động đón nhận cơ hội để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, nhất là cơ hội từ các dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị sẽ giúp ngành giao thông có sự vươn mình, phát triển trong giai đoạn mới.

Năm 2025 là năm mang ý nghĩa chiến lược đối với lĩnh vực giao thông nói riêng và đất nước nói chung, bởi vậy cần sự phối hợp chặt chẽ và đổi mới trong tư duy, hành động để có thể thực hiện các mục tiêu đã đề ra, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông phát triển đồng bộ giữa các vùng miền, làm cơ sở và động lực để phát triển kinh tế của đất nước.

Huy Hoàng - Quách Đồng - Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Ngày đầu năm mới 2025: 51 vụ tai nạn giao thông, 28 người tử vong

Ngày đầu năm mới 2025: 51 vụ tai nạn giao thông, 28 người tử vong

Ngày hôm nay (01/1), toàn quốc xảy ra 51 vụ tai nạn giao thông, làm chết 28 người, bị thương 35 người.

Bắt khẩn cấp người phụ nữ đánh nữ nhân viên gác chắn tàu

Bắt khẩn cấp người phụ nữ đánh nữ nhân viên gác chắn tàu

Ngày 01/1/2025, Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức (TP.HCM) đã ra lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thuỳ Trang (SN 1988, quê Bạc Liêu) về hành vi cố ý gây thương tích.

Nhiều người bị phạt nặng trong ngày đầu thực hiện nghị định mới

Nhiều người bị phạt nặng trong ngày đầu thực hiện nghị định mới

Từ ngày 01/1/2025, Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực, trong đó tăng cao mức xử phạt nhiều hành vi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Nhiều người dân khi bị phạt ngỡ ngàng vì mức xử phạt bị tăng gấp nhiều lần so với trước đây.

Từ 01/1/2025, chủ xe cần lưu ý gì để không bị từ chối đăng kiểm?

Từ 01/1/2025, chủ xe cần lưu ý gì để không bị từ chối đăng kiểm?

Cục Đăng kiểm Việt Nam khuyến cáo chủ xe lưu ý một số trường hợp khi đưa ô tô đi đăng kiểm từ ngày mai (02/1/2025) sẽ bị từ chối kiểm định. Nguyên nhân do trong một thời gian dài, chủ phương tiện và các cơ sở đăng kiểm làm chưa đúng các quy định về hoạt động kiểm định xe cơ giới.

Cây Vô Ưu

Cây Vô Ưu

Khoảng không gian thoáng đãng và xanh mát khu vực quanh tượng đài Lý Thái Tổ là một trong những điểm dừng chân yêu thích nhất cho mỗi bộ hành khi tới Hồ Gươm.

Các dự án nghìn tỷ thi công xuyên Tết Dương lịch ở miền Tây

Các dự án nghìn tỷ thi công xuyên Tết Dương lịch ở miền Tây

Dù hôm nay 1/1 là ngày Tết dương lịch nhưng trên khắp các công trường xây dựng đường bộ cao tốc, cầu lớn vượt sông đi qua ĐBSCL đều rất nhộn nhịp. Anh em công nhân cầu, đường đang bám công trình, lao động rất khẩn trương, khí thế, lập thành tích chào mừng năm mới.

Nhiều câu hỏi xung quanh thảm kịch máy bay tại Hàn Quốc

Nhiều câu hỏi xung quanh thảm kịch máy bay tại Hàn Quốc

Ngày 29/12 vừa qua xảy ra một vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng tại tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc khiến 179 người thiệt mạng. Hiện nguyên nhân dẫn tới thảm kịch vẫn đang được điều tra, tuy nhiên giới chuyên gia đã đưa ra nhiều nghi vấn xung quanh vụ việc.