Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Tranh cãi về đề xuất cấm đưa đón công nhân trên xe tải

Hoàng Anh: Thứ ba 15/08/2023, 14:17 (GMT+7)

Sau hai vụ tai nạn gần đây liên quan đến xe tải, các nhóm bảo vệ quyền lợi cho người lao động nhập cư ở Singapore kêu gọi đưa ra mốc thời gian cấm vận chuyển người lao động bằng xe tải vì lí do an toàn. Đề xuất này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

 

Ảnh: SCMP

Ảnh: SCMP

Một vài năm trước, công nhân nhập cư Lee (đây là tên giả vì anh yêu cầu giấu tên do sợ giấy phép lao động bị hủy) và các đồng nghiệp của anh ấy đang ngồi ở phía sau một chiếc xe tải để tới nơi làm việc. Do chạy quá tốc độ nên khi đến khúc cua tại bãi đậu xe, anh Lee và một đồng nghiệp khác đã bị thương bởi va phải các vật dụng bằng kim loại được chở cùng ở sau xe.

Kết quả chụp cắt lớp tại bệnh viện cho thấy có một vết rách cơ ở thắt lưng của Lee. Anh Lee chia sẻ: “Ngồi ở phía boong sau một chiếc xe tải là một việc khá nguy hiểm. Công nhân chúng tôi cũng nói với nhau về điều đó, nhưng vô ích vì ông chủ cũng biết vậy, cũng nhận thức được là nguy hiểm. Những thanh kim loại không được cố định trên xe tải. Nó sẵn sàng bay đi nếu xảy ra va chạm”.

Việc chở công nhân bằng xe tải lại được chú ý sau những tai nạn gần đây.

Vào ngày 18/7, xảy ra một vụ tai nạn liên quan đến xe tải chở công nhân, 26 người phải đi cấp cứu.

Một ngày sau, cảnh sát cho biết 10 công nhân trên một chiếc xe tải đã được đưa đến bệnh viện sau một vụ tai nạn với một chiếc ô tô trên Đường cao tốc.

Do đó, ngày 24/7 vừa qua, hơn 40 tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân ra tuyên bố chung kêu gọi Chính phủ đưa ra lộ trình cấm vận chuyển công nhân bằng xe tải. Luật Giao thông Đường bộ hiện không cho phép chở người ở phía sau xe tải, tuy nhiên, có ngoại lệ đối với việc chở công nhân do chủ xe thuê hoặc nếu xe chở người bị thương trong tình huống khẩn cấp.

Theo lý giải của các chủ lao động, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên tình hình kinh tế khó khăn, các công ty thường mua xe tải để tiết kiệm chi phí vì có thể tận dụng phương tiện này trong nhiều trường hợp.

Ông Peh Ke Pin, giám đốc công ty xây dựng PQ Builders cho biết: “Nếu tôi mua một chiếc xe buýt nhỏ, chiếc xe này chỉ chở công nhân vào buổi sáng và buổi tối. Nhưng thời gian còn lại trong ngày, tôi không thể sử dụng nó để vận chuyển vật liệu. Thay vào đó, nếu mua xe tải thì có thể tận dụng để vận chuyển vật liệu ngoài việc chở công nhân, vì vậy chi phí cho mỗi lần sử dụng thấp hơn nhiều so với xe van và xe buýt.”

Ông Peh Ke Pin cho rằng sử dụng xe tải “vẫn là cách thiết thực và tiết kiệm chi phí nhất” tính đến thời điểm hiện tại.

Ảnh: Yahoo

Ảnh: Yahoo

Cũng bởi nguyên do này mà trước bản kiến nghị kêu gọi đưa ra mốc thời gian cấm vận chuyển công nhân bằng xe tải, các phòng kinh doanh và hiệp hội từ nhiều ngành công nghiệp đã phản hồi rằng bất kỳ động thái nào nhằm loại bỏ việc vận chuyển công nhân trên xe tải vì lý do an toàn đều có thể khiến mọi việc trở nên “phức tạp” hơn. Đồng thời, chia sẻ mối quan ngại của họ rằng nếu chính phủ áp đặt lệnh cấm, nhiều công ty sẽ không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh; và lưu lượng giao thông trên đường nhiều hơn và tắc nghẽn giao thông nhiều hơn.

Tuyên bố này vấp phải nhiều chỉ trích. Có người nói rằng thật “phi đạo đức” khi các nhóm kinh doanh chỉ ra rằng lưu lượng giao thông trên đường nhiều hơn và tắc nghẽn giao thông đi lại nhiều hơn do vận chuyển công nhân an toàn hơn, vì công nhân “cũng là con người như chúng ta”.

Một người khác nhấn mạnh rằng xe buýt đưa đón học sinh cũng gây tắc đường và “đó là lý do tại sao giờ đi học khác với giờ đi làm”. Họ cho biết giải quyết vấn đề tắc nghẽn tiềm ẩn là vấn đề “lập kế hoạch đơn giản” và “không liên quan gì đến phương thức vận tải”.

Việc người lao động di chuyển trên thùng sau của xe tải là một vấn đề đã được đưa ra quốc hội vào đầu năm 2010.

Đại sứ lưu động của Singpapỏe Giáo sư  Luật Tommy Koh rằng Singapore là quốc gia duy nhất mà người sử dụng lao động được phép chở công nhân ở phía sau xe tải mà không cần ghế ngồi và dây an toàn và cho biết ông không hề ngạc nhiên trước tuyên bố của các nhóm kinh doanh.

Giáo sư Tommy Koh cho biết: “Lý do thực sự khiến họ phản đối là tiền. Nó được cho là sẽ làm tăng chi phí kinh doanh. Chúng ta không nên bị lừa bởi chiến dịch của họ”.

Nhóm bảo vệ quyền của người lao động Worker Make Possible cho biết "thật lừa dối khi mô tả vấn đề là các doanh nghiệp sẽ không tồn tại được với lệnh cấm vì "công nhân đang phải trả giá bằng mạng sống của họ".

Nghị sĩ Louis Ng cho biết vấn đề tương tự về bảo vệ người lao động đã được đề cập từ 14 năm trước: “Tôi thực sự hy vọng rằng chúng ta có thể cảm thấy sự việc này cấp bách hơn. Không phải là một lệnh cấm ngay lập tức, nhưng hãy nhớ rằng chúng ta đã nói về điều này trong 14 năm qua.”

Trả lời ông Ng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Amy Khor nhấn mạnh rằng chính phủ và hơn 20 hiệp hội ngành công nghiệp đang "đồng lòng nhất trí" và cam kết cải thiện cũng như đảm bảo an toàn và phúc lợi cho người lao động: "Bạn đang cố gắng ghép chúng lại với nhau để chứa càng nhiều người càng tốt. Hãy hiểu rằng nhu cầu đã thay đổi, con người đã thay đổi, cách chúng ta di chuyển đã thay đổi”.

Về vấn đề này, Nghị sĩ Melvin Yong đề xuất giới chức có thể xem xét “biện pháp tạm thời” cấm thiết bị hạng nặng và hành khách lên xe tải cùng lúc vì điều đó có thể gây ra rủi ro thương tích và tử vong cao hơn trong một vụ tai nạn.

Trong khi đó, Phó giáo sư kinh tế học Walter Theseira, giảng viên tại Đại học Khoa học Xã hội Singapore, cho biết: việc người lao động ngồi trên xe tải là không thể chấp nhận được và điều quan trọng là phải nghiêm túc thực hiện đề xuất cấm.

Còn tạị Việt Nam, khoảng 9h ngày 3/4 vừa qua, một xe chở dưa lưu thông trên đường ĐT643 theo hướng Tây - Đông, khi đến địa phận xã An Mỹ (Phú Yên) thì bất ngờ tông vào khu vực vách núi. Hậu quả tai nạn làm 4 người tử vong và 5 người bị thương.

Đáng chú ý, lúc đầu trên xe chỉ có 3 người, 2 tài xế và một người là em gái của chủ hàng. Sau đó, có 6 người khác xin nhờ xuống quốc lộ, những người này được xếp ngồi ở 2 dãy ghế phía sau trong cabin. Khi xe đi đến đoạn dốc ở xã An Mỹ thì gặp nạn.

Trước đó 2 năm, vào tối 22/3/2021, một chiếc xe tải chở keo cùng 7 người đi từ xã Trí Nang về thị trấn Lang Chánh (Lang Chánh, Thanh Hóa). Khi xe xuống dốc Bả Vai (bản Hắc, xã Trí Nang) thì mất lái, đâm vào vách núi taluy dương của đường.

Thời điểm xảy ra vụ tai nạn, chiếc xe tải đang chở lượng lớn gỗ keo sau thùng. Lúc này trên xe có 7 người ngồi ở cabin và cả thùng xe. Vụ tai nạn khiến cả 7 người tử vong.

Được biết, chiếc xe được phép chở 17,9 tấn và chỉ được phép chở 2 người.

Theo quy định, việc chở người trong thùng xe của ôtô là hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ trừ một số trường hợp đặc biệt. Hành vi này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mất an toàn khi lưu thông.

Căn cứ vào Khoản 9 Điều 24, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển xe ô tô tải chở người trên thùng xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đèn tín hiệu đường Võ Chí Công không hiện số giây: Ý tưởng mới nhưng cần điều chỉnh nhịp nhàng

Đèn tín hiệu đường Võ Chí Công không hiện số giây: Ý tưởng mới nhưng cần điều chỉnh nhịp nhàng

Sáng 27/4, đèn tín hiệu giao thông trên trục đường Võ Chí Công (Hà Nội) đã được khôi phục đèn đếm ngược, sau một thời gian tạm ngắt theo phương án thí điểm của ngành chức năng Hà Nội để áp dụng hệ thống đèn giao thông thông minh trên một số nút giao trên tuyến đường này.

Khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, từ Sài Gòn ra Nha Trang còn 4-5 tiếng

Khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, từ Sài Gòn ra Nha Trang còn 4-5 tiếng

Tuyến cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo nối thông cao tốc từ TP.HCM đến Nha Trang, giúp giảm một nửa thời gian so với đi Quốc lộ 1, góp phần hoàn thiện hệ thống cao tốc Bắc – Nam, tạo sức bật quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.

Những công trình biểu tượng của Thủ đô

Những công trình biểu tượng của Thủ đô

Hà Nội có nhiều công trình không chỉ mang tính lịch sử mà còn là giá trị tinh thần. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, có công trình được phục dựng hoàn toàn, một phần, có công trình được giữ gần như nguyên trạng, nhưng mỗi lần thay đổi diện mạo, thường đem đến những cảm xúc trái ngược với người dân Thủ đô...

Những mái hiên đợi

Những mái hiên đợi

Hình ảnh những mái hiên che vỉa hè thường gợi nhớ đến những cảm xúc của sự đợi chờ. Ở nơi phố phường tấp nập như Hà Nội, guồng quay cuộc sống diễn ra thật nhanh, đến ngay cả sự đợi chờ của bộ hành dưới mái hiên phố dường như cũng bị cuốn nhanh theo nhịp sống đó.

TP.HCM: Đảm bảo TT ATGT thế nào dịp nghỉ lễ

TP.HCM: Đảm bảo TT ATGT thế nào dịp nghỉ lễ

Theo nhận định của Ban ATGT TP.HCM, dịp nghỉ lễ năm nay có sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu vận tải hàng hóa cũng như nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, nhất là các khu vực cửa ngõ ra vào Thành phố, nhà ga, bến tàu…

Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thời gian gần đây, một số dư luận truyền tai nhau “mẹo” thuê bằng lái để đối phó phạt nguội, nhất là với những lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ đến mức bị tước giấy phép lái xe. Vậy, có những lổ hổng nào dẫn tới tình trạng này và cần bịt những lổ hổng này thế nào?

Cơ chế thu hút tín dụng xanh cho phát triển bền vững

Cơ chế thu hút tín dụng xanh cho phát triển bền vững

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn là một xu hướng phát triển tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới nhưng đòi hỏi phài có các dự án xanh và cần các nguồn tín dụng xanh.