Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Trạm dừng nghỉ của chim trời

Hải Hà: Chủ nhật 11/02/2024, 14:32 (GMT+7)

Từ xa xưa, các cụ đã có câu tục ngữ “Đất lành, chim đậu”, những vùng đất nào có nhiều thức ăn, yên bình sẽ được chim kéo về làm tổ. Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định, thuộc vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước liên tỉnh ven biển châu thổ sông Hồng là một điểm như thế.

Nhờ hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, chuỗi thức ăn phong phú và sự an toàn được đảm bảo mà mỗi năm hàng chục nghìn cá thể chim từ phương Bắc chọn Vườn Quốc gia Xuân Thủy làm điểm dừng chân để tránh rét, sau đó tiếp tục hành trình đến châu Úc.

Đó cũng là lí do Vườn Quốc Gia Xuân Thủy được ví như Trạm dừng nghỉ của chim trời.

1E9A2839 lớn


Theo chân anh Lê Tiến Dũng, nhân viên Phòng Bảo tồn Tài Nguyên và Môi trường, Vườn Quốc gia Xuân Thủy đi khảo sát Vườn vào một sáng mùa đông tháng 11 âm lịch, chúng tôi ngỡ ngàng trước không gian biển trời mênh mông, khoáng đạt và yên bình.

Xen giữa những cánh rừng Sú, Vẹt xanh bạt ngàn là những đầm lầy trải dài với nhiều loại tôm, cua, cáy…, là âm thanh của xào xạc xen lẫn tiếng chim hót líu lo khiến chúng tôi chỉ muốn đứng hít thật sâu không khí thấm đẫm vị mặn mòi của biển vào trong lồng ngực.

Qua một ống chuyên dụng Telescope, anh Dũng vừa cho tôi xem, vừa giới thiệu: "Hiện tại đang là tháng 11- mùa chim di cư về rất nhiều. Phía đằng trước là con Diệc xám đang ăn con cá cắp mồi. Còn đằng kia, trắng xóa đấy, rất nhiều con Cò mỏ Thìa đang kiếm ăn ở đấy. Con bay phía đằng sau là con Cò Bợ. Đây là cò Va, khi kiếm ăn cái mỏ nó cứ va đi va lại. Nếu mà đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy mà không được nhìn thấy con Cò Mỏ thìa thì rất đáng tiếc".

Empty
20231222_112933 lớn


Nhắc đến Cò mỏ thìa, không thể không nhắc đến Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, bởi ở đây tồn tại một quần thể Cò mỏ thìa lớn nhất Việt Nam. Theo ông Phạm Vũ Ánh, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Cò mỏ thìa là một loài chim đặc trưng của vùng đất ngập nước và nằm trong danh sách 10 loài chim quý hiếm ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 cần được theo dõi và bảo tồn.

Vườn Quốc gia Xuân Thủy đã phối hợp với một số đơn vị gắn chíp, gắn số và kiểm đếm, thống kê Cò mỏ thìa hàng năm, bởi vậy, các cán bộ, nhân viên của Vườn phải nắm rất rõ đặc điểm, thói quen của chúng.

Ông Phạm Vũ Ánh cho biết: "Tập tính của cò mỏ thìa đi theo bầy đàn, di chuyển theo gia đình cho nên việc kiểm đếm phải thực hiện vào sáng sớm hoặc tối, khi chúng đã tập trung vào một chỗ trước khi đi kiếm ăn. Hiện, Vườn Quốc gia Xuân Thủy có khoảng 80-82 cá thể, tăng so với những năm trước. Mình theo dõi những cá thể được gắn vòng, có nhiều cá thể cò mỏ thìa năm nào cũng quay trở về đây, chúng rất nhớ địa điểm này.

Cò mỏ thìa xuất xứ ở Bắc Triều Tiên, Nga, thường bay về đây để tránh lạnh đến hết tháng 4 sau đó di chuyển lên phương Bắc. Ở đâu xuất hiện Cò mỏ thìa, ở đấy có nguồn thức ăn dồi dào, phong phú. Nó được coi như loài chỉ thị, là đỉnh của chuỗi dinh dưỡng.

Mỗi khi đi kiếm ăn, cò mỏ thìa giăng xếp thành hàng dài. Vào dịp Lễ hội đếm cò mỏ thìa, trên toàn cầu sẽ đồng loạt ra quân để kiểm đếm và cập nhật dữ liệu".

1E9A2835 lớn


Cứ tầm từ cuối tháng 10 đến tháng 3 âm lịch, hàng chục nghìn cá thể chim từ phương Bắc lại bay về phương Nam để tránh rét. Suốt cả chặng đường dài hàng chục ngàn km, cánh chim rồi cũng mỏi mệt nên muốn tìm một nơi chốn bình yên có chuỗi thức ăn phong phú và sinh cảnh sống để nghỉ ngơi trước khi tiếp tục hành trình mới.

Đó cũng là lí do mà hàng năm, Vườn Quốc gia Xuân Thủy là “trạm dừng nghỉ” quen thuộc của nhiều loài chim, trong số đó có nhiều loài chim vô cùng quý hiếm như Rẽ mỏ thìa, Vịt đầu đen và Sẻ đồng ngực vàng…

Anh Lê Tiến Dũng - nhân viên Phòng Bảo tồn Tài Nguyên và Môi trường, Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Anh Lê Tiến Dũng - nhân viên Phòng Bảo tồn Tài Nguyên và Môi trường, Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Trong suốt hơn 20 năm gắn bó với công việc tuần tra, bảo vệ các loài chim hoang dã, anh Dũng đã may mắn được gặp hàng chục những loài chim quý hiếm, mỗi lần là một cảm xúc khác nhau. Nhưng có lẽ, ấn tượng nhất là lần anh được gặp cá thể Rẽ mỏ thìa- một trong 17 loài đang bị đe dọa trên toàn cầu, cả Vườn Quốc gia Xuân Thủy chỉ có khoảng 5 cá thể, thời điểm nhiều nhất có 10 cá thể.

Nhớ lại lần đầu tiên phát hiện ra chim Rẽ mỏ thìa tại đây, anh Dũng không giấu xúc động: "Năm 2022, mình cùng với các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam tìm thấy 4 còn Rẽ mỏ thìa. Đây là loài chim rất quý hiếm trên thế giới, hiện chỉ có khoảng 250 cặp. Phải có duyên và rất may mắn mới được gặp được loài chim đấy, có những người công tác cả một đời người nhưng không có duyên cũng không gặp được. Rẽ mỏ thìa bay từ Siberia của Nga sang đây với chặng đường là 25.000 km.

Đó là sự kiện chấn động trong giới khoa học, đặc biệt là các nhà điểu học. Khi mà tìm ra một loài chim mới, cảm giác rất sung sướng. Lúc đó cảm xúc trào dâng rất khó tả! Bởi vì, sự xuất hiện của Rẽ mỏ thìa- một loài chỉ thị, là minh chứng cho vùng đất này sinh cảnh  và công tác bảo vệ ở đây rất tốt".

1E9A2808 lớn

Wild Act nỗ lực bảo vệ môi trường sống tốt hơn cho chim hoang dã

Kết quả điều tra khảo sát mùa chim di cư 2021-2022 ven biển phía Bắc Việt Nam (do Vườn Quốc gia Xuân thủy thực hiện) đã ghi nhận 41 loài chim nước và chim ven bờ, trong đó có 13 loài đang bị đe dọa nguy cấp trên toàn cầu.

Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng săn bắn, bẫy chim ngày càng diễn ra phổ biến đe dọa đến sự tồn tại của những loài chim quý hiếm cũng như môi trường sống của chúng, đứt gãy chuỗi thức ăn và có nguy cơ phá vỡ chuỗi đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển Ramsar.

Với mong muốn bảo vệ những loài có nguy cơ tuyệt chủng và hệ sinh thái tại Việt Nam thông qua việc truyền cảm hứng, thúc đẩy và trao quyền cho cộng đồng và các cá nhân tham gia công tác bảo tồn, Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (Wild Act)- một tổ chức phi chính phủ đã chính thức tham gia hoạt động bảo tồn chim di cư.

PV VOV Giao thông có cuộc trò chuyện với chị Nguyễn Thanh Nga, quản lý dự án về chim di cư của Wild Act về những hoạt động của đơn vị này:

Chị Nguyễn Thanh Nga, quản lý dự án về chim di cư của Wild Act

Chị Nguyễn Thanh Nga, quản lý dự án về chim di cư của Wild Act

PV: Động lực nào đã khiến Wild Act thực hiện các hoạt động về bảo tồn chim di cư ở Việt Nam?

Chị Nguyễn Thanh Nga: Sở dĩ chim di cư chưa được quan tâm là do, người dân thường có tư tưởng chim là của trời, rất nhiều, và không cần bảo vệ. Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 04, lúc đó việc bảo tồn chim di cư mới được quan tâm nhiều hơn.

Việt Nam là một điểm nóng của chim di cư nhưng lại chưa có đơn vị nào đứng ra bảo tồn chim di cư, nếu chúng ta không làm tốt công tác bảo tồn thì một ngày không xa chim di cư sẽ biến mất.

Vì vậy, Wild Act với niềm đau đáu là làm sao mà để có thể bảo tồn loài chim di cư, chúng tôi mong muốn là có thể tạo một môi trường sống tốt hơn chim di cư, tạo sinh cảnh sống an toàn hơn cho chim di cư.

PV: Hiện nay Wild Act có những hoạt động nào để bảo tồn các loài chim quý hiếm và chim di cư, thưa chị ?

Chị Nguyễn Thanh Nga: Thứ nhất là tăng cường hỗ trợ các bên là thực thi pháp luật, hỗ trợ và phối hợp liên ngành với cả các bên Chi cục kiểm lâm, cảnh sát biển để thực hiện khảo sát về hoạt động săn bắt, bẫy chim.

Thứ hai là phá bỏ và dỡ các loại bẫy chim, đồng thời giải cứu các cá thể chim bị mắc bẫy. Song song với đó, thực hiện công tác giáo dục, tập trung nâng cao nhận thức của trẻ em, cũng như cộng đồng người dân trong việc bảo vệ chim di cư ở khu vực của họ, giúp họ hiểu được, khu vực họ ở là điểm sáng về chim di cư và chim di cư có vai trò rất lớn trong đời sống của đời sống kinh tế của họ, có tiềm năng phát triển du lịch.

Thông việc nâng cao nhận thức, người dân sẽ hiểu và hành động tốt hơn trong việc bảo tồn sinh cảnh của chim và bảo tồn chim di cư.

Một số hình ảnh các loài chim cần bảo tồn được trưng bày tại một hội thảo tổ chức cuối tháng 12 tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Một số hình ảnh các loài chim cần bảo tồn được trưng bày tại một hội thảo tổ chức cuối tháng 12 tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Cùng với Wild Act, trong những năm qua, các thành viên của Hội Chim miền Bắc và Chi hội chim các miền đã nỗ lực thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về những quy định pháp luật về bảo tồn chim hoang dã trên các trang mạng xã hội.

Theo anh Hoàng Hào, Chủ tịch Hội Chim miền Bắc, Chuyên gia Bảo tàng Rừng Việt Nam, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về không nên săn bắn, sử dụng chim làm thực phẩm là yếu tố then chốt đối với công tác bảo vệ chim hoang dã: "Kết quả của công tác truyền thông chính là dựa trên phản hồi xã hội,  những hội nhóm xưa nay chẳng biết gì về câu chuyện pháp luật, về bảo vệ chim di cư nhưng giờ đây họ đã thay đổi suy nghĩ, đã quan tâm đến điều đó. Một số nhóm săn bẫy đã giải tán như Hội chim bìm bịp, Hội chim bìm bịp miền Bắc đã giải tán rồi và cái việc mà mua bán chim bìm bịp ở ngoài chợ để ngâm rượu không còn nhiều".

Nhờ hệ sinh thái đất ngập nước ở vùng cửa sông ven biển đặc thù và sự đa dạng của động thực vật, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Xuân Thủy trở thành một trong những địa điểm yêu thích không chỉ đối với các nhà điểu học, các nhà khoa học mà cả những người yêu thích du lịch.

Tuy nhiên, để Vườn Quốc gia Xuân Thủy vẫn trở thành Trạm dừng chân lý tưởng cho những loài chim quý hiếm trên thế giới thì không chỉ anh Ánh, Anh Dũng, anh Hào, chị Nga, các cán bộ nhân viên của Vườn Quốc gia Xuân Thủy… mà cần sự chung tay của chính quyền các địa phương, người dân các địa phương nằm trong khu dự trữ sinh quyển và mỗi chúng ta

Mùa Xuân đang về khắp muôn nơi, từng đàn Cò trắng và những cánh chim chao liệng bình yên giữa rừng xanh bạt ngàn ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy báo hiệu một mới năm mới bình an trên mảnh đất lành.

 

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Kênh rạch trơ đáy, ruộng vườn xơ xác, lượng nước dự trữ cho việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đang cạn dần… Đó là tình cảnh chung của nhiều bà con đang chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay.

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Sau gần 2 tháng triển khai, việc thí điểm thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt tại một số vị trí ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Hiện nay, Nam Bộ đang bước vào cao điểm mùa nắng nóng, khô hạn, đặt nhiều cánh rừng vào tình trạng cảnh báo cháy cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm, cấp cực kỳ nguy hiểm).

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.

Đảo Ngọc 'thay áo mới'

Đảo Ngọc "thay áo mới"

Nếu các bạn đã quen thuộc với con phố Ngũ Xã khi tới đây thưởng thức món ngon Hà Nội, thì nay sẽ không khỏi ngạc nhiên với một Ngũ Xã vào buổi tối lên đèn. Các tuyến phố trên Đảo Ngọc đã đổi thay kể từ khi khu vực được xây dựng thành không gian văn hóa, ẩm thực mới.