Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

“Khách sạn” của bệnh nhân nghèo

Hồng Lĩnh: Thứ bảy 20/07/2024, 09:45 (GMT+7)

Trong suốt hơn 25 năm qua, bác sĩ Lê Thanh Nga và nhóm thiện nguyện "Vì người nghèo" tại TP.HCM đã cống hiến cho hàng ngàn bệnh nhân nghèo. Nhóm thiện nguyện bao gồm các y bác sĩ tâm huyết thường xuyên tổ chức các bếp ăn thiện nguyện, cung cấp cơm, cháo miễn phí cho bệnh nhân trong các bệnh viện...

Và gần đây, bác sĩ Lê Thanh Nga đã xây dựng nhà lưu trú 0 đồng đồng hành với những người nghèo, mang lại niềm hy vọng và sự chăm sóc y tế cần thiết cho các bệnh nhân. Những y bác sĩ và tình nguyện viên trong nhóm đã tận tâm và không ngừng nỗ lực để đảm bảo rằng những người khó khăn nhất có được sự chăm sóc và hỗ trợ.

"Mấy chị em đến đây mỗi người một tỉnh, nhưng vui và tình cảm, thân mật như chị em trong gia đình. Bác sĩ Nga rất tốt, tôi vô cùng nể phục".

"Nhà đẹp, sạch sẽ, bác sĩ vui vẻ, nhiệt tình. Tôi ở đây, bác sĩ ghé hỏi thăm hoài, xem tình hình sức khoẻ thế nào".

"Tiền nhà trọ mình không phải đóng góp chi phí, đỡ đi được phần nào". 

Bác sĩ Thanh Nga đang thăm hỏi ân cần từng người một. Gương mặt ai cũng rạng rỡ khi thấy chị xuất hiện

Bác sĩ Thanh Nga đang thăm hỏi ân cần từng người một. Gương mặt ai cũng rạng rỡ khi thấy chị xuất hiện

Cuối năm 2022, nhà lưu trú 0 đồng cho bệnh nhân nghèo của vợ chồng lương y Đỗ Huỳnh Văn Huy và bác sĩ Lê Thanh Nga ra mắt tại hẻm 340/14, đường Long Phước, phường Long Phước, TP. Thủ Đức. Từ đó cho đến nay, nhà lưu trú đã tiếp nhận hơn 1.000 bệnh nhân. Căn nhà do vợ chồng bác sĩ Lê Thanh Nga bỏ tiền túi ra xây dựng, phải vay cả tiền ngân hàng.  

Nhà lưu trú cung cấp chỗ ở hoàn toàn miễn phí cho bệnh nhân và người thân trong thời gian họ phải nằm viện. Ngoài ra, nhà lưu trú còn cung cấp các bữa ăn và một số nhu yếu phẩm cơ bản khác, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho những bệnh nhân nghèo.

Vợ chồng bác sĩ Lê Thanh Nga chia sẻ: "Lý do khiến tôi thành lập Nhà lưu trú 0 đồng này là do tôi làm ở bệnh viện và đi rất nhiều nơi, tôi đã tận mắt nhìn thấy hoàn cảnh của bệnh nhân phải nằm ở lòng, lề đường, hành lang bệnh viện; trời thì mưa nắng thất thường, bệnh nhân sức khoẻ cũng không được tốt nên tôi về bàn với ông xã thành lập nhà lưu trú 0 đồng, hoàn toàn bằng tiền hai vợ chồng dành dụm và vay một ít ngân hàng nữa" 

Lương y Đỗ Huỳnh Văn Huy cho biết: "Toàn bộ nơi này hai vợ chồng định xây một nhà dưỡng lão nhưng sau đại dịch, hai vợ chồng thấy rằng bà con cần chăm sóc sức khoẻ rất nhiều. Chúng tôi mong rằng bà con khi lên TP.HCM chữa bệnh có nơi ở an toàn, và giảm được những chi phí không cần thiết nên mới xây nhà lưu trú cho bệnh nhân nghèo. Từ đây đi xe buýt đến các bệnh viện cũng rất thuận lợi"

Bên khoảng sân vườn rộng rãi, bác sĩ Nga vẫn thường xuyên chăm chút cho những luống rau, trái cây...

Bên khoảng sân vườn rộng rãi, bác sĩ Nga vẫn thường xuyên chăm chút cho những luống rau, trái cây...

Trong căn phòng được trang bị đầy đủ trang thiết bị như quạt hơi nước, giường, nệm êm, mền, gối được xếp ngay ngắn, sạch sẽ ... bác sĩ Thanh Nga đang thăm hỏi ân cần từng người một. Gương mặt ai cũng rạng rỡ khi thấy chị xuất hiện.

- Hôm nay bác còn đau không, đi lại được tốt chưa?

- Còn chị, thử bắt tay xem ổn chưa? Tay cử động đưa lên miệng thử coi nào

- Đây là bị tai biến, hôm nay “ngon lành” rồi nè

- Vẫy tay cái coi nào. Đâu phải dễ dàng vẫy tay được đâu..

Nhà lưu trú cung cấp chỗ ở hoàn toàn miễn phí cho bệnh nhân và người thân trong thời gian họ phải nằm viện

Nhà lưu trú cung cấp chỗ ở hoàn toàn miễn phí cho bệnh nhân và người thân trong thời gian họ phải nằm viện

Nhà lưu trú có tất cả 5 phòng, 2 phòng lớn trên lầu và 2 phòng lớn ở dưới, cộng thêm 2 phòng nhỏ là 6 phòng, có một phòng tập thể khoảng 70m2 và một phòng trong nhà dưới sinh hoạt cộng đồng 50-60m2, có gian bếp và có 1 phòng chăm sóc đặc biệt. Tôi cũng không đặt ra bất cứ một tiêu chí nào đặc biệt khi các bệnh nhân về đây ở.

Ngoài ra, khu vực bếp được trang bị bếp, tủ lạnh, chén đĩa… để các bệnh nhân đến lưu trú có thể nấu ăn.

Nhà lưu trú 0 đồng do vợ chồng bác sĩ Lê Thanh Nga bỏ tiền túi ra xây dựng, phải vay cả tiền ngân hàng

Nhà lưu trú 0 đồng do vợ chồng bác sĩ Lê Thanh Nga bỏ tiền túi ra xây dựng, phải vay cả tiền ngân hàng

Bên khoảng sân vườn rộng rãi, bác sĩ Nga vẫn thường xuyên chăm chút cho những luống rau, trái cây như xoài, mận.... và các tiểu cảnh hòn non bộ, hay các loài hoa phong lan.

Theo bác sĩ Nga, việc tạo không gian thoáng mát, gần gũi sẽ giúp người bệnh quên đi nỗi đau bệnh tật và tìm được niềm vui trong cuộc sống.

Bác sĩ Lê Thanh Nga bày tỏ: "Ban ngày tôi đi làm khoảng 5 giờ chiều, tôi về đây khám cho các bệnh nhân cho tới khi hết bệnh nhân. Một tuần, tôi về nhà lưu trú khoảng 4-5 lần. Tôi cũng chăm chút cho vườn cây phía trước để bệnh nhân đang điều trị, có người đang trải qua cơn đau nhưng về đây được thư thái hơn. Đó cũng là một phần công việc của tôi. Tôi rất hạnh phúc khi bệnh nhân đến đau đớn, nhưng ra về vui vẻ. Bệnh nhân khoẻ mạnh trở lại làm cho tôi vui như chính người thân của mình"

Bác sĩ Lê Thanh Nga đã xây dựng nhà lưu trú 0 đồng đồng hành với những người nghèo, mang lại niềm hy vọng và sự chăm sóc y tế cần thiết cho các bệnh nhân

Bác sĩ Lê Thanh Nga đã xây dựng nhà lưu trú 0 đồng đồng hành với những người nghèo, mang lại niềm hy vọng và sự chăm sóc y tế cần thiết cho các bệnh nhân

Nhiều bệnh nhân gọi nhà lưu trú 0 đồng là “khách sạn”. Thời gian đầu, họ không tin có một nơi như vậy, miễn phí nhưng không tạm bợ. Có bệnh nhân đến đây rồi khỏi bệnh trở về vẫn quay trở lại để thăm hỏi, động viên các bệnh nhân khác. Không chỉ xây nhà lưu trú cho bệnh nhân, nhóm Y bác sĩ thiện nguyện vì người nghèo do bác sĩ Nga khởi xướng còn vận hành mô hình đội cứu thương miễn phí, hay cơm, cháo 0 đồng, khám bệnh, phát thuốc không thu tiền....

Trong hơn 1.000 bệnh nhân đã từng ở Nhà lưu trú 0 đồng, bác sĩ Nga không quên kỷ niệm với một bệnh nhân bị ung thư gan giai đoạn cuối. Khi đón nhận tin phải đối mặt với cửa tử, bệnh nhân suy sụp tinh thần và không nghĩ đến một phép màu nào có thể xảy ra.

Bác sĩ Lê Thanh Nga chia sẻ: "Sau 6 tháng điều trị tại nhà lưu trú 0 đồng, bác đã bình phục và có thể tự lái xe máy mấy chục cây số. Đó là điều đáng nhớ nhất và cũng là niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời tôi.... Ngày tôi ra mắt Nhà lưu trú 0 đồng, bác là người tặng vợ chồng tôi một bức tranh có chữ “Tâm”

Nhà lưu trú 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Nhà lưu trú 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Bà Hồ Thị Bê, 61 tuổi, quê ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang lặn lội lên Sài Gòn chữa bệnh. Bao nhiêu năm đi đi về về, chi phí chữa bệnh lớn, mà không có một chỗ nghỉ để an tâm điều trị. Bà cho biết, nhờ được ở tại nhà lưu trú, gia đình bà đã được giảm bớt gánh nặng, và bà đã có được sự chăm sóc chu đáo trong quá trình hồi phục.

Bà Hồ Thị Bê cho biết: "Tôi nhiều bệnh lắm. Gan, thận, miệng thì đắng, mà đầu thì lắc thế này. Nhưng đến đây nhờ bác sĩ Huy và bác sĩ Nga chữa cho tôi lành bệnh, nay tôi đã khoẻ nhiều rồi"

Theo bác sĩ Nga, việc tạo không gian thoáng mát, gần gũi sẽ giúp người bệnh thư thái hơn..

Theo bác sĩ Nga, việc tạo không gian thoáng mát, gần gũi sẽ giúp người bệnh thư thái hơn..

Cứ vào trưa thứ 3-5-7 hàng tuần, bếp lửa tình thương tại số 63 Man Thiện (phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức) lại phát từng suất cơm miễn phí cho bệnh nhân, sinh viên nghèo, người bán vé số dạo. Để có được 500 suất cơm mỗi ngày đều đặn trong suốt hơn 20 năm qua, không thể kể hết thành lời sự tận tâm của bác sĩ Nga.

Bác sĩ Thanh Nga bày tỏ: "Tôi cũng mong muốn có sự chung tay của mọi người để cải thiện điều kiện sinh hoạt, ăn uống của các bệnh nhân ở đây. Khi nhìn thấy những bệnh nhân khó khăn được về đây là tôi đã an tâm rất nhiều. Khi thấy họ khoẻ mạnh trở về nhà, niềm vui lại nhân đôi. Nên tôi được nhiều hơn khi tôi cho đi. Bệnh nhân tới đây, tôi chỉ muốn chữa bằng cái tâm trước khi chữa thân".

---

Bạn thân mến.

Nếu từng có trải nghiệm, hoặc chứng kiến những câu chuyện về tình người, tình yêu cuộc sống trên con đường bạn rong ruổi hàng ngày, hãy cùng chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected]. Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông.

Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Hồng Lĩnh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Khi nắng phương Nam rọi ấm các cánh đồng Đông Xuân sớm cũng là lúc mùa gặt chớm đến trên đồng. Hình ảnh mái nhà tranh nép mình bên ụ rơm vàng hực, tụi trẻ chơi trò ú tim dưới gốc rơm mềm đã trở thành biểu tượng của một đồng quê yên ả, thanh bình.

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Du lịch đường sông đang nổi lên như một loại hình dịch vụ quan trọng của ngành du lịch ĐBSCL khi vùng sở hữu thế mạnh sông nước với 28.000 km đường thủy. Mới đây nhất, cú bắt tay giữa TP.HCM và ĐBSCL đã “phác họa” được 22 tuyến và 4 trung tâm trung chuyển hành khách để phát triển ngành du lịch.