Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

TOD, bước đi đầu tiên trong lộ trình quy hoạch đô thị

Kiều Tuyết: Thứ năm 10/08/2023, 14:58 (GMT+7)

Định hướng phát triển giao thông liên vùng có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển mạng lưới giao thông vận tải, giải quyết ùn tắc, quá tải hạ tầng và là điều kiện để phát triển kinh tế liên vùng.

Xác định đúng vị trí của mô hình phát triển TOD giúp các tỉnh, thành khu vực đông Nam Bộ sớm có định hướng, lộ trình phát triển giao thông rõ ràng, làm cơ sở cho phát triển các quy hoạch khác, tránh tình trạng phát triển tràn lan, thiếu kiểm soát để lại nhiều hệ lụy sau này.

 

Phát triển các mô hình TOD (đô thị gắn kết với giao thông công cộng, cơ chế phối hợp giữa sử dụng đất và GTCC sức chở lớn) mặc dù chỉ là một nội dung được nhắc tới thoáng qua tại hội nghị đầu tiên của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, nhưng được dư luận đặc biệt chú ý, nhất là giới giao thông.

Bởi lẽ, điều này có liên hệ mật thiết với khả năng hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng phát triển toàn vùng Đông Nam Bộ theo tinh thần Nghị quyết 24.

Theo đó, đến 2030, Đông Nam Bộ sẽ trở thành động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước. Một trong các mục tiêu đặt ra cho vùng là phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại; trung tâm logistic quốc tế, cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng và khu vực; đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới.

Một đề bài rất lớn và khó được đặt ra cho lĩnh vực giao thông vùng Đông Nam Bộ, mà chỉ khi giải được thì không chỉ các mục tiêu về giao thông vận tải mới hoàn thành, mà các  mục tiêu đầy tham vọng khác mới có cơ hội hiện thực hóa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mô hình TOD có thể hiểu và áp dụng ở nhiều quy mô khác nhau. Đối với vùng gồm nhiều địa phương, mô hình TOD vùng đòi hỏi các thành phố Trung tâm và các thành phố vệ tinh phải được kết nối bằng hệ thống GTCC sức chở lớn. Đồng thời, mỗi đô thị trong đó đều được xây dựng theo mô hình TOD – tức là các “đô thị nhà ga”.

Phát triển mô hình TOD cho cả vùng Đông Nam Bộ có rất nhiều thuận lợi, bởi sẽ còn rất nhiều đô thị mới mọc lên với định hướng thông minh, hiện đại và bền vững. Cơ hội để làm TOD ở những đô thị mới hoàn toàn, chắc chắc dễ hơn so với việc vừa sửa vừa xây ở các đô thị đã định hình.

Thuận lợi căn bản nhất là tinh thần sẵn sàng và quyết tâm hành động của Hội đồng điều phối vùng, với đầy đủ thành phần của Chính phủ, các ngành và địa phương liên quan, mở ra cơ hội  tạo đột phá về cơ chế, chính sách từ đột phá về tư duy.

Song, việc “mở đường” chưa bao giờ là dễ. Nhất là trong bối cảnh, mô hình TOD đã được đưa ra từ hàng chục năm nay, nhưng ngay đến các đô thị đầu tàu như Hà Nội, TP.HCM vẫn loay hoay chật vật. Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã nhận định: nếu vẫn cách làm cũ, TP.HCM và Hà Nội sẽ phải mất 100 năm mới hoàn thành 8 - 9 tuyến metro.

Riêng TP.HCM, 16 năm chưa làm xong 20km tuyến đường sắt metro số 1. Tuyến metro số 2 vẫn đang gian nan giải phóng mặt bằng.

Trong khi đó, theo kế hoạch mà Bộ GTVT đưa ra về phát triển đường sắt cho vùng Đông Nam Bộ, các dự án vẫn phải bám lấy cực tăng trưởng của cả vùng là TP.HCM.

Cụ thể, nâng cấp tuyến đường sắt Bắc Nam và khu đầu mối TP.HCM hiện có; đầu tư tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành, tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu nối TP.HCM, Đồng Nai với Vũng Tàu ra cảng Cái Mép Thị Vải, tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ.

Khi nào các nút thắt trong đầu tư xây dựng đường sắt ở cực tăng trưởng này chưa được khơi thông, thì các dự án đường sắt liên vùng cũng sẽ có nguy cơ lâm vào cảnh tương tự.

Hơn thế nữa, trong số các dự án đường sắt nêu trên, gắn với và phục vụ cho mô hình TOD, gần như chỉ có tuyến đường sắt đô thị nối TP.HCM với tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.

Như vậy, những phác phác thảo đến nay về giao thôngcho vùng Đông Nam Bộ rất ít mang dáng dấp của mô hình TOD. Chưa kể, kinh nghiệm quy hoạch GTCC và phát triển đô thị của các địa phương cũng sẽ là một thách thức.

Khi mục tiêu cho các đô thị trong vùng là phát triển nhanh, mạnh, bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao chất lượng đời sống người dân, mô hình TOD là lựa chọn tất yếu. TOD cho mỗi đô thị đã khó, liên vùng lại càng khó hơn.

Quyết tâm của Hội đồng điều phối vùng đã rất rõ. Thách thức cũng phần nào được nhận diện. Giờ là lúc cần nhìn thật rõ vai trò, vị trí của mô hình TOD trong mục tiêu phát triển giao thông, đô thị của toàn vùng,  cũng như trong tổng thể các mục tiêu tại Nghị quyết 24.

TOD nên và cần là lý do, định hướng của quy hoạch, hoàn toàn không phải là sản phẩm tất yếu của việc rót thật nhiều tiền để làm đường sắt đô thị. Xác định đúng vị trí của mô hình TOD đối với cả vùng, là điều kiện cần để xác định trình tự lập các quy hoạch khác, sao cho khoa học, phù hợp, tránh xung đột lẫn nhau hoặc phải “ghìm chân nhau” sau này.

Kiều Tuyết/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đèn tín hiệu đường Võ Chí Công không hiện số giây: Ý tưởng mới nhưng cần điều chỉnh nhịp nhàng

Đèn tín hiệu đường Võ Chí Công không hiện số giây: Ý tưởng mới nhưng cần điều chỉnh nhịp nhàng

Sáng 27/4, đèn tín hiệu giao thông trên trục đường Võ Chí Công (Hà Nội) đã được khôi phục đèn đếm ngược, sau một thời gian tạm ngắt theo phương án thí điểm của ngành chức năng Hà Nội để áp dụng hệ thống đèn giao thông thông minh trên một số nút giao trên tuyến đường này.

Khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, từ Sài Gòn ra Nha Trang còn 4-5 tiếng

Khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, từ Sài Gòn ra Nha Trang còn 4-5 tiếng

Tuyến cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo nối thông cao tốc từ TP.HCM đến Nha Trang, giúp giảm một nửa thời gian so với đi Quốc lộ 1, góp phần hoàn thiện hệ thống cao tốc Bắc – Nam, tạo sức bật quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.

TP.HCM: Đảm bảo TT ATGT thế nào dịp nghỉ lễ

TP.HCM: Đảm bảo TT ATGT thế nào dịp nghỉ lễ

Theo nhận định của Ban ATGT TP.HCM, dịp nghỉ lễ năm nay có sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu vận tải hàng hóa cũng như nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, nhất là các khu vực cửa ngõ ra vào Thành phố, nhà ga, bến tàu…

Những công trình biểu tượng của Thủ đô

Những công trình biểu tượng của Thủ đô

Hà Nội có nhiều công trình không chỉ mang tính lịch sử mà còn là giá trị tinh thần. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, có công trình được phục dựng hoàn toàn, một phần, có công trình được giữ gần như nguyên trạng, nhưng mỗi lần thay đổi diện mạo, thường đem đến những cảm xúc trái ngược với người dân Thủ đô...

Những mái hiên đợi

Những mái hiên đợi

Hình ảnh những mái hiên che vỉa hè thường gợi nhớ đến những cảm xúc của sự đợi chờ. Ở nơi phố phường tấp nập như Hà Nội, guồng quay cuộc sống diễn ra thật nhanh, đến ngay cả sự đợi chờ của bộ hành dưới mái hiên phố dường như cũng bị cuốn nhanh theo nhịp sống đó.

Ngày thứ 2 kỳ nghỉ Lễ: 71 vụ tai nạn làm 20 người chết

Ngày thứ 2 kỳ nghỉ Lễ: 71 vụ tai nạn làm 20 người chết

Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ Lễ 30/4-01/5, toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn, làm 20 người chết và bị thương 68 người.

Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thời gian gần đây, một số dư luận truyền tai nhau “mẹo” thuê bằng lái để đối phó phạt nguội, nhất là với những lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ đến mức bị tước giấy phép lái xe. Vậy, có những lổ hổng nào dẫn tới tình trạng này và cần bịt những lổ hổng này thế nào?