Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Chung cư “không lối thoát”

Quang Hùng: Thứ năm 02/05/2024, 16:09 (GMT+7)

Tại Hà Nội, chung cư cao tầng kiểu mới bắt đầu xuất hiện từ những năm  2000, và phát triển mạnh mẽ trong khoảng hơn  10 năm trở lại đây. Mô hình chung cư cao tầng bên cạnh việc là xu thế phát triển của đô thị, cũng đồng thời giải quyết bài toán tốc độ tăng dân số chóng mặt hiện nay…

Từ những chung cư cao tầng đầu tiên được xây dựng tại các khu đô thị mới như Linh Đàm, Định Công, Trung Hòa – Nhân Chính… với chiều cao chung bình khoảng 10 tầng, cùng các căn hộ đảm bảo cho một gia đình 3-5 người chung sống; đến nay, Hà Nội đã “sở hữu” hàng trăm chung cư từ cao cấp đến bình dân với chiều cao lên tới 20, 30, 40… thậm chí 50-70 tầng, có “sức chứa” hàng ngàn tới hàng chục ngàn người trong mỗi chung cư ấy.

Từ những chung cư ban đầu xây dựng với mục đích chỉ để ở, đến nay, các chung cư, khu đô thị kiểu mới đã tích hợp đầy đủ các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cư dân, khiến việc lựa chọn sinh sống tại những nơi này là ưu tiên của nhiều người.

Xu thế của một đô thị là phát triển-mở rộng, bên cạnh đó việc xây dựng chung cư ngày càng nhiều và để nâng cao sức chứa, các chung cư cũng dần nâng độ cao, cộng với việc phát triển chung cư, khu đô thị quá nhanh cũng đưa ra bài toán cho Hà Nội nói riêng và các đô thị trong cả nước nói chung về tình trạng phát triển dân số vượt ngưỡng “chịu đựng” của các hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ.

Quay trở lại việc “hình thành và phát triển” của thế hệ chung cư mới ở Hà Nội,  từ chỗ hầu như không có quy định điều chỉnh của hệ thống pháp luật, đến năm 2003 Bộ Xây dựng mới bắt đầu ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư đầu tiên; đến nay, đã có Luật Nhà ở 2005, Luật Nhà ở 2014 dành hẳn một chương riêng với những quy định rất cụ thể về công tác quản lý nhà chung cư.

Đồng thời, từ năm 2003 đến nay, Bộ Xây dựng cũng ban hành nhiều quyết định, thông tư hướng dẫn về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, với rất nhiều điều chỉnh cho phù hợp với thực tế qua từng thời kỳ.

Thế nhưng, không phải chung cư nào cũng đảm bảo được những tiêu chuẩn mà cơ quan chức năng đề ra. Thậm chí có rất nhiều chung cư, chủ đầu tư “cố tình” quên đi những tiêu chuẩn tối thiểu trong xây dựng. Mục đích thì ai cũng rõ, là để giảm chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận tối đa. Mà không hề nghĩ tới quyền lợi của cư dân sẽ sinh sống tại đó.

Nên mới có chuyện, sau khi nhận nhà, cư dân mới “ngã ngửa” ra với những quy định tréo ngoe, cùng với những sai phạm trong quá trình xây dựng của những chủ đầu tư chung cư này.

Từ chuyện điện nước, dịch vụ đến hệ thống cơ sở hạ tầng của nhiều chung cư không hề đảm bảo cho cuộc sống của cư dân, khiến không chỉ những người sinh sống trong các chung cư ấy bị ảnh hưởng mà còn gây phiền toái cho cả những người không sống trong đó.

Nhiều chung cư được cấp phép xây dựng nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn và đảm bảo đủ sức chứa cho phương tiện của cư dân nên 'vô tư' lấn chiếm vỉa hè, lòng đường công cộng để làm nơi để xe

Nhiều chung cư được cấp phép xây dựng nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn và đảm bảo đủ sức chứa cho phương tiện của cư dân nên "vô tư" lấn chiếm vỉa hè, lòng đường công cộng để làm nơi để xe

Có thể nói, hầu hết các chung cư hiện nay không đảm bảo đủ sức chứa cho các phương tiện đi lại của cư dân như xe đạp, xe máy, ô tô. Chính vì việc này đã gây nên không biết bao nhiêu chuyện “dở khóc dở cười” với những người “trót” mua nhà chung cư.

Anh Hùng ở Hưng Yên nhiều năm trước đầu tư mua một căn hộ tại khu đô thị trên đường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sau đó anh cho thuê, 2 năm trước anh quyết định bán khi thấy giá lên cao.

Tuy nhiên, sau nhiều tháng rao bán và tiếp rất nhiều khách thì căn hộ của anh không thể bán nổi, bởi lý do, chung cư đã hết chỗ để xe ô tô. Và do anh không đăng ký ngay từ đầu nên bây giờ căn hộ của anh đã bị đưa ra khỏi danh sách. Nếu muốn có chỗ để xe anh phải nộp đơn đăng ký và “xếp hàng” chờ xem có hộ gia đình nào không còn nhu cầu để ô tô nữa mới được ban quản lý xét duyệt.

Đương nhiên là chuyện này khó hơn “lên giời”. Vì chẳng ai lại muốn bỏ đi cái quyền lợi đó. Nếu không có chỗ để ô tô, một căn hộ chung cư như của anh Hùng dễ dàng mất giá tới hàng trăm triệu.

Theo anh Đạo, một kiến trúc sư quy hoạch ở Hà Nội  cho biết, chi phí để xây dựng một tầng hầm để xe có thể gấp 3-5 lần chi phí xây dựng “phần nổi” – tức là các căn hộ bên trên. Nên rất nhiều chủ đầu tư đã cắt giảm phần chi phí này, dẫn đến việc các chung cư thiếu chỗ để phương tiện cho cư dân.

Thậm chí, nếu chúng ta để ý, có rất nhiều nhà cao tầng, trụ sở làm việc với hàng chục tầng ở trung tâm Thủ đô còn không có tầng hầm để xe.

Nhiều khu đô thị, chung cư xây nhà cao tầng, với nhiều căn hộ hơn sức chứa của tầng hầm

Nhiều khu đô thị, chung cư xây nhà cao tầng, với nhiều căn hộ hơn sức chứa của tầng hầm

Việc quá tải, dẫn đến những cư dân “đến sau” buộc phải để phương tiện ngoài trời, trong khuôn viên chung cư, và khi không có đủ chỗ, người ta buộc phải để tràn ra vỉa hè, lòng đường cạnh chung cư – nơi không hề thuộc sở hữu của chung cư, khu đô thị đó.

Vậy là những người “hàng xóm”, cư dân xung quanh tự nhiên phải chịu ảnh hưởng khi tham gia giao thông qua những khu vực này. Tình trạng xe ô tô của cư dân chung cư để tràn lan, lấn chiếm lòng đường gây ùn tắc giao thông khá phổ biến trên địa bàn thành phố hiện nay, mà không hề bị xử lý.

Còn các chủ đầu tư, ban quản lý tòa nhà cũng mặc nhiên coi chuyện đó là “bình thường”, và hướng dẫn cho cư dân vô tư lấn chiếm không gian công cộng, như một cách để “giải bài toán” chỗ để xe cho khu đô thị của mình.

Thế mới có những “chung cư không lối thoát” mọc lên khắp nơi. Câu chuyện này, trách nhiệm không chỉ thuộc về chủ đầu tư, mà còn thuộc về cả những người làm quy hoạch, đơn vị cấp phép xây dựng, chính quyền địa phương.

Nếu chúng ta cứ cấp phép xây dựng tràn lan như hiện nay, thì câu chuyện quá tải đô thị, tắc nghẽn giao thông đã và đang diễn ra, sẽ không bao giờ chấm dứt…

Quang Hùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Ùn tắc nghiêm trọng từ bất cập trên cầu Phạm Văn Chí

TP.HCM: Ùn tắc nghiêm trọng từ bất cập trên cầu Phạm Văn Chí

Cây cầu hiện đang chắn 1 làn đường để tiến hành duy tu, sửa chữa tuy nhiên thời gian sửa chữa đang kéo dài quá thời hạn so với thời gian dự kiến thi công khiến khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc vào các khung giờ cao điểm.

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Những ngày qua, sàn thương mại điện tử Temu đã tạo nên một “làn sóng mới” trên thị trường Việt Nam với chiến lược giá rẻ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, đằng sau sự hấp dẫn ấy lại là những rủi ro không nhỏ mà người tiêu dùng phải đối mặt.

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội xác định lấy sông Hồng là trục xanh, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông. Tuy nhiên, đợt mưa bão vừa qua, nhiều khu vực ven sông bị ngập, đời sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. 

Hồ Tây… không chỉ có nước hồ

Hồ Tây… không chỉ có nước hồ

Hồ Tây, một địa điểm quen thuộc của người dân thủ đô, là nơi để vui chơi giải trí, tập thể dục và đi dạo… Thế nhưng, nhũng ngày gần đây, tình trạng cá chết tại khu vực hồ Tây đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân và môi trường xung quanh.

Ai đang 'nỗ lực' lấp sông Hồng?

Ai đang "nỗ lực" lấp sông Hồng?

Tình trạng đổ rác thải xuống sông Hồng, đặc biệt là rác thải xây dựng đã diễn ra nhiều năm nay trên địa bàn TP Hà Nội, đặc biệt là ở các quận ven sông Hồng. Thậm chí, cả chính quyền địa phương cũng cho dựng bãi chứa rác tại khu vực bãi giữa sông để làm nơi tập kết, xả thải...

Hà Nội: Người dân xóm 4 Đồng Nhân 'kêu trời' vì mất nước liên tục

Hà Nội: Người dân xóm 4 Đồng Nhân "kêu trời" vì mất nước liên tục

Tối 30/10/2024, VOV Giao thông nhận được phản ánh của người dân xóm 4 Đồng Nhân, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội (khu liền kề 19 căn) về tình trạng mất nước kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Đại học, liệu có phải là con đường lập nghiệp duy nhất?

Đại học, liệu có phải là con đường lập nghiệp duy nhất?

“Thừa thầy thiếu thợ”, cung không đủ cầu… là thực tế thị trường lao động nước ta những năm gần đây.