Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Thực phẩm ít đường: Cần cơ chế khuyến khích

Lê Minh: Thứ bảy 03/08/2024, 10:10 (GMT+7)

Dinh dưỡng không lành mạnh, sử dụng quá nhiều đường (bên cạnh muối và chất béo) là một những nguyên nhân làm gia tăng số người mắc bệnh không lây nhiễm.

Vậy để nâng cao sức khỏe cộng đồng và người dân, thì cần có những chính sách để kiểm soát và hạn chế người dân sử dụng quá nhiều đường. 

Ảnh minh họa: Dân trí

Ảnh minh họa: Dân trí

Theo số liệu thống kê của Bộ y tế, cứ 100 trường hợp tử vong thì có tới 77 người tử vong do các bệnh không lây nhiễm, trong đó chủ yếu là các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường…

Việt Nam có khoảng 7 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường và số lượng người mắc bệnh này đang gia tăng nhanh chóng và độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Trong đó, hơn 55% bệnh nhân có biến chứng về tim mạch, mắt, thận, thần kinh… , là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và làm gia tăng gánh nặng về y tế, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì tại các đô thị cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Theo một nghiên cứu của PGS,TS Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề (Viện Dinh dưỡng quốc gia) ở nhóm trẻ 5 đến 19 tuổi năm học 2020-2021, tỷ lệ thừa cân béo phì đã tăng từ 8,5% lên 19%.

Theo các chuyên gia y tế, việc lạm dụng quá nhiều đường so với mức khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và sử dụng nhiều đường kéo dài có thể là một trong những nguyên nhân gây  các bệnh không lây nhiễm như các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư,… Trong khi đó, người dân đang có xu hướng thay đổi thói quen sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, có tác động đến sức khỏe, doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm thì đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam xây dựng một chính sách và những giải pháp về nội dung này.

Trước hết, Chính phủ cần ban hành chính sách, định hướng rõ ràng trong việc ưu tiên vấn đề sức khỏe cộng đồng hay phát triển kinh tế.  Các chính sách được đưa ra phải đảm bảo mục tiêu kéo giảm tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm.

Ngày 05/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 02 phê duyệt Chiến lược về Dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Sau đó, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 1294 phê duyệt kế hoạc hành động Chiến lược Quốc gia về dinh dường. Theo đó, xây dựng quy định về ghi nhãn dinh dưỡng mặt trước bao bì sản phẩm đóng gói sẵn, hạn chế quảng cáo đối với thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em. Đồng thời, Bộ y tế cũng ban hành Thông tư số 29 về hướng dẫn nội dung cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm.

Nước ngọt chứa hàm lượng đường rất lớn. Ảnh minh họa: Tofubud

Nước ngọt chứa hàm lượng đường rất lớn. Ảnh minh họa: Tofubud

Vấn đề đặt ra để làm sao triển khai thực thi những chính sách, văn bản của Chính phủ, ngành y tế đưa ra sao cho hiệu quả?

Theo đó, xem xét bổ sung các quy định cụ thể yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất đồ uống, thực phẩm phải ghi rõ thông tin về hàm lượng đường tự do có trong thực phẩm. Việc công bố công khai, minh bạch thông tin, giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, xu hướng tiêu dùng của họ. Song song với đó, tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, ngành y tế và công thương cùng nhau phối hợp xây dựng một hệ thống các sản phẩm thực phẩm với nhiều tiêu chí để phân loại thực phẩm theo các nhóm thực phẩm lành mạnh, ít lành mạnh và hạn chế tiêu thụ. Việc dán nhãn các sản phẩm theo từng loại cũng là cách để người dân dễ dàng nhận diện sản phẩm.

Để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các thực phẩm có gốc tự nhiên, lành mạnh tốt cho sức khỏe, Chính phủ, ngành công thương cần có những chính sách hỗ trợ về thuế, phí cho và những cơ chế khuyến khích phù hợp. Đồng thời, sử dụng công cụ thuế để kiểm soát và hạn chế các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm sử dụng quá nhiều đường, có tác động không tốt đến sức khỏe người dân.

Cùng với đó, tăng cường các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, người dân về tác dụng của tiêu dùng những thực phẩm ít đường, có gốc tự nhiên đối với sức khỏe và ngược lại.

Điều quan trọng, người đứng đầu các nhà sản xuất thực phẩm, đồ uống cần thay đổi nhận thức đối với vấn đề sức khỏe cộng đồng, đặt quyền lợi, sức khỏe của cộng đồng lên trên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Cùng với sự thay đổi về xu hướng của người tiêu dùng và xu thế phát triển xanh, phát triển bền vững của mỗi quốc gia, thì các doanh nghiệp cũng cần tính đến xem xét thay đổi về công nghệ, công thức và chuyển dịch sang sản xuất ra những thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe cộng đồng.

Điều này, vừa giúp cho các quốc gia giảm gánh nặng bệnh tật y tế, kiểm soát sự gia tăng của bệnh không lây nhiễm vừa là cơ hội để doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.

 

Lê Minh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án Giết người và khởi tố bị can C.V.H. (trú huyện Đông Anh, Hà Nội), bị tình nghi đốt quán cà phê làm 11 người chết tại quận Bắc Từ Liêm vào đêm 18/12

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Chỉ vài ngày nữa, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được đưa vào khai thác. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình về hạ tầng giao thông công cộng của TP.HCM trong cải thiện chất lượng sống cho người dân, góp phần giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm và hướng đến một đô thị xanh, bền vững.

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

Để tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, việc tổ chức kết nối các phương tiện giao thông, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có các tuyến xe buýt, đóng vai trò rất quan trọng.

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Tiền tỷ đổ vào cầu đường, vào phân làn, vào lát đá, và rất nhiều hoạt động khác trong giao thông, không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả như mong đợi. Có những lãng phí nhìn thấy ngay, có những lãng phí nhiều năm sau mới “hiện hình”.

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Trong thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tình hình gần khu vực bến xe miền Đông cũ xuất hiện nhiều bến cóc, xe dù hoạt động mạnh trong thời gian gần Tết dương lịch.

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Lâu nay vận tải hành khách trên địa bàn Hà Nội được quy định theo hướng tuyến, nghĩa là các xe từ hướng nào về Hà Nội sẽ vào các bến thuộc hướng tuyến đó, để tránh việc xe khách chạy xuyên tâm, gây ùn tắc và TNGT.

Người dân trong vùng phát thải thấp chuẩn bị ra sao?

Người dân trong vùng phát thải thấp chuẩn bị ra sao?

Vào ngày 12/12, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) ở TP Hà Nội. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.