Người già cần gì?
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi nhằm bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật của Nhà nước, cơ cấu lại nguồn thu ngân sách nhà nước và đảm bảo mục tiêu tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, hạn chế các bệnh không lây nhiễm.
Bộ Tài chính hiện đang lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi.
Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi bổ sung nước giải khát có đường sẽ phải chịu thuế đặc biệt? Quy định này sẽ tác động xã hội ra sao?
Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi gồm 4 chương 12 điều Chương 1 gồm những quy định chung.Chương 2: căn cứ tính thuế; Chương 3: Hoàn thuế, khấu trừ thuế, giảm thuế; Chương 4: Điều khoản thi hành
Mục đích của Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt là nhằm hoàn thiện quy định về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt để mở rộng cơ sở thu, đảm bảo tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện luật nhằm góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế trong phòng, chống trốn thuế, thất thu và nợ thuế.
Đồng thời, khắc phục các vướng mắc phát sinh, tháo gỡ bất cập, chồng chéo trong hệ thống pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với pháp luật có liên quan.
Việc xây dựng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi nhằm luật hóa những vấn đề đã rõ, đã được thực tế kiểm nghiệm, đồng thời rà soát, xác định rõ những nội dung, phạm vi vấn đề cần sửa đổi, bổ sung để khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Ngoài ra, Dự thảo Luật kế thừa và phát huy những quy định đã mang lại tác động tích cực đến kinh tế- xã hội của Luật hiện hành; những nội dung cần sửa đổi phải có quy định rõ ràng, minh bạch, có đánh giá tác động cụ thể.
Dự thảo Luật thuế TTĐB sửa đổi 10 điều của Luật TTĐB hiện hành. Dự thảo Luật thuế TTĐB mở rộng nhóm hàng hóa và nhóm dịch vụ chịu thuế TTĐB. Trong đó, bổ sung thêm nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để thực hiện chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân và khuyến cáo của Tổ chức Y thế Thế giới (WHO).
Đối với mặt hàng thuốc lá, Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi giữ nguyên mức thuế suất 75% và bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình tăng từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030.
Theo Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, kinh doanh đặt cược bao gồm đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định cũng thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.
Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại bao gồm hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, hàng cứu trọ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB
Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi, Ban soạn thảo sẽ tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh lý. Sau khi được Bộ Tư pháp thẩm định, dự kiến sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).
Ban soạn thảo nêu rõ các căn cứ của đề xuất bổ sung thêm nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tại Bản thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Bao gồm:
Tổ chức Y tế Thế giới đã chỉ ra, nước giải khát có đường là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thừa cân và béo phì, là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường….
Trong khi vài thập kỷ qua, tình trạng bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam đang có mức tăng bùng nổ. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam đã tăng gấp đôi từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020, cao hơn tỷ lệ trung bình của Đông Nam Á.
Theo Bộ Y tế, có bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ nước giải khát có đường với bệnh không lây nhiễm, gây tổn thất đến kinh tế và tăng gánh nặng chi phí y tế. Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia đã chỉ ra, tỷ lệ hộ gia đình tiêu thụ nước giải khát có đường tăng từ 56,22% năm 2010 lên 60,76% năm 2016 và tiếp tục có xu hướng tăng.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị với Chính phủ các nước tiến hành nhiều hành động nhằm khuyến khích người dân tiếp cận thức ăn lành mạnh thông qua đánh thuế vào nước giải khát có đường nhằm định hướng tiêu dùng.
Vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm kịp thời ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em, nhằm dự phòng giảm thiểu rủi ro bệnh tật và gánh nặng y tế đối với bệnh không lây nhiễm, nâng cao nhận thức và hạn chế tiêu thụ nước giải khát có đường, mang lại sức khỏe cho cộng đồng.
VẪN CÒN GÂY TRANH LUẬN
Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi có những điểm gì mới đáng chú ý? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Vũ Sỹ Cường - Phó Trưởng bộ môn Phân tích chính sách tài chính, Học viện tài chính về vấn đề này.
PV: Xin ông cho biết sự cần thiết phải sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt?
PGS.TS Vũ Sỹ Cường: Luật thuế tiêu thụ đặc biệt phải sửa đổi vì đã được ban hành một thời gian rồi.
Mục đích của Thuế tiêu thụ đặc biệt là tăng thu ngân sách, điều chỉnh hành vi tiêu dùng đối với những sản phẩm không khuyến khích và điều chỉnh hành vi sản xuất đối với các nhà sản xuất .
Sau một thời gian áp dụng, thực tiễn phát sinh những sản phẩm, dịch vụ mới và các hoạt động cần phải điều chỉnh. Việc sửa đổi, điều chỉnh bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt là rất cần thiết .
PV: Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi có những điểm mới nào đáng chú ý?
PGS.TS Vũ Sỹ Cường: Dự thảo Luật thuế TTĐB sửa đổi tập trung vào một số nội dung: Thứ nhất, dự kiến bổ sung thêm một số mặt hàng vào danh mục chịu thuế TTĐB như nước giải khát, đồ uống có đường.
Thứ hai là điều chỉnh một số thuế suất một số loại. Ví dụ như bổ sung thuế hỗn hợp về thuốc lá.
Thứ ba là bổ sung một số khái niệm, phạm vi trong tính thuế mà trước đây chưa thống nhất với các luật khác, điều chỉnh lại để thống nhất với các Luật.
PV: Ông nghĩ sao về quy định bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt này?
PGS.TS Vũ Sỹ Cường: Đánh thuế nước giải khát có đường hiện nay vẫn là một chủ đề gây tranh luận giữa các bên. Bộ Y tế hay Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo đánh thuế nước giải khát có đường, trên thế giới có hơn 100 nước đánh thuế nước giải khát có đường hạn chế tình trạng béo phì, nguy cơ về bị tiểu đường.
Nhưng trên thế giới lại có những bằng chứng đánh thuế không phải là cách để giảm béo phì, đái tháo đường, có những nước đánh thuế nhưng tình trạng béo phì vẫn gia tăng, nhưng ngược lại có những nước không đánh thuế nhưng tình trạng không tăng. Tôi nghĩ rằng vấn đề này cần thảo luận kỹ nếu đánh thuế nước giải khát có đường.
Thuế TTĐB là thuế mà người dùng trả tiền, tác động xã hội lớn nhất là chúng ta phải trả nhiều tiền hơn cho những gì mà người dân tiêu dùng. Tác động thứ hai là có thể làm cơ cấu tiêu dùng của người dân thay đổi.
PV: Vâng, xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
ĐÁNH THUẾ THẾ NÀO, ĐÁNH THUẾ BAO NHIÊU THÌ PHẢI THẢO LUẬN
Sử dụng đường quá mức quy định có thể gây ra tình trạng béo phì và các bệnh không lây nhiễm. Quy định đánh thuế đối với nước giải khát có đường sẽ có tác động xã hội như thế nào? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí về nội dung này.
PV: Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường. Ông nghĩ sao về quy định này?
ĐBQH Nguyễn Anh Trí: Tôi cho rằng ý kiến đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường thì cũng nên nhưng đánh thuế như thế nào, đánh vào đối tượng nào, đánh vào loại gì với mức bằng bao nhiêu thì phải thảo luận.
Tôi cho rằng đường về cơ bản có lợi cho người, thậm chí đường đưa lại sự sống. Ví dụ những người cấp cứu rất nặng rồi người ta chỉ ăn cháo đường thôi, nhưng bên cạnh đấy tôi phải thừa nhận rằng, càng ngày người ta càng lạm dụng vấn đề sử dụng đường, dẫn đến rất nhiều bệnh tật.
Tôi cho rằng cũng cần có những hạn chế cho những nhóm đối tượng lạm dụng về đường, bằng những quy định có thể thông qua là thuế, nhưng đặc biệt thông qua truyền thông để giáo dục để người ta hiểu được rằng, dùng đường quá mức là có hại.
Trước lúc để đưa ra một mức thuế như đề xuất của Bộ Tài chính, tôi cho rằng cần thiết có những hội thảo rộng rãi, trong đó có các thành phần: thầy thuốc, các nhà làm luật và những đối tượng sử dụng đường (những người đã dùng đường, cháo đường để sống được và những người dùng đường nhiều quá có thể bị đái tháo đường, béo phì…).Tất cả ngồi lại thảo luận và đưa ra một đề xuất chín chắn, nghiêm túc và có tính khả thi cho từng đối tượng.
PV: Dự thảo đề xuất đánh thuế nước giải khát có hàm lượng trên 5g/100ml là 10%. Theo Giáo sư có cần phải điều chỉnh, bổ sung các mức mà Bộ Tài chính đưa ra?
ĐBQH Nguyễn Anh Trí: Tôi cho rằng cần phải có hội thảo và cần đưa ra các mức thuế đối với từng thang đo. Cần phải thảo luận rộng rãi vì cái này ảnh hưởng rất lớn đến cả hai chiều, giúp cho vấn đề hạn chế bệnh tật do lạm dụng đường, nhưng bên cạnh đó ảnh hưởng đến cuộc sống của những người cần có đường.
Tôi biết có những người lao động mệt mỏi, mất nhiều sức cần bổ sung ngay một cốc nước đường và đó là một cốc nước được pha chế bài bản, quy củ thì càng đáng quý. Cái này cần nhìn cho hết những tác động xã hội vào đời sống con người.
PV: Vâng, xin cảm ơn ông!
DOANH NGHIỆP VẪN KHÓ KHĂN, CHƯA HỒI PHỤC HOÀN TOÀN SAU COVID-19
Dự thảo Luật thuế TTĐB bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/ 100ml và đối tượng chịu thuế TTĐB, điều này sẽ tác động như thế nào đến các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này.
PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát xung quanh nội dung này.
PV: Bộ Tài chính đề xuất bổ sung thêm mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế đặc biệt. Bà nghĩ sao về quy định này?
Bà Chu Thị Vân Anh: Thứ nhất, việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế đặc biệt theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), chúng tôi nghĩ rằng chưa đảm bảo hiệu quả về mặt chính sách.
Vì hiện nay các sản phẩm, thực phẩm, đồ uống khác chứa đường nhiều hơn lại chưa được đưa vào diện chịu thuế TTĐB, có thể dẫn đến việc phân biệt đối xử và không công bằng trong quy định pháp luật của Nhà nước, đồng thời khó đảm bảo mục tiêu bảo vệ sức khỏe vì khi áp thuế đối với sản phẩm này thì nhu cầu tiêu dùng của người ta sẽ dịch chuyển sang các thực phẩm đường phố cao hơn, thì dẫn tới khó kiểm soát mục tiêu bảo vệ sức khỏe hay thừa cân béo phì.
Thứ hai, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã có một nghiên cứu, đánh giá tác động của việc áp thuế TTĐB đối với mặt hàng nước giải khát có đường sẽ khiến doanh thu của ngành nước giải khát thiệt hại 3.600 tỷ đồng, đồng thời tác động tới 25 ngành hàng liên quan.
PV: Hiệp hội và các doanh nghiệp ngành nước giải khát có đề xuất, kiến nghị gì?
Bà Chu Thị Vân Anh: Hiệp hội và các doanh nghiệp ngành hàng nước giải khát rất thấu hiểu và chia sẻ với mục tiêu quản lý Nhà nước và sự ổn định, an toàn sức khỏe của người dân và cộng đồng. Các doanh nghiệp đồ uống luôn tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan, đặc biệt đối với chính sách về thuế và trách nhiệm đối với xã hội.
Tuy nhiên trong thực tế điều kiện ở Việt Nam, các doanh nghiệp đồ uống vẫn đang còn gặp khó khăn, vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch COVID-19.
Chúng tôi mong muốn các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan hoạch định chính sách, ban soạn thảo cũng cân nhắc thấu đáo trong hoàn cảnh hiện nay xem xét chưa nên bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để hỗ trợ ngành ổn định và nuôi dưỡng nguồn thu.
PV: Xin cảm ơn bà!
Còn theo Chuyên gia Nghiên cứu và Phát triển doanh nghiệp bền vững Huỳnh Thị Mỹ Nương lại cho rằng, cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt linh hoạt đối với từng sản phẩm:
"Hiện tại Nhà nước đang lấy ý kiến Dự thảo này và tôi thấy đây là một động thái rất tích cực. Mặc dù còn nhiều bất cập và tranh luận nhưng cùng đi đến điểm chung đồng thuận. Trong Dự thảo này tôi thấy có 2 vấn đề quan trọng, một là cần định nghĩ rõ đồ uống có đường là như thế nào?
Thứ hai, mức áp thuế cần phải linh hoạt, đặc thù đối với từng sản phẩm và mỗi sản phẩm có mức độ tác động tới sức khỏe khác nhau của người tiêu dùng. Nếu tính thuế linh hoạt sẽ đảm bảo sự công bằng hơn cho các nhà sản xuất".
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ tiêu thụ nước ngọt bình quân đầu người năm 2013 là 47,65 lít/ người tăng lên 70,56 lít/người vào năm 2020. Tốc độ tiêu thụ nước giải khát có đường năm 2023 dự kiến từ 6,4-8,7%.
Trong khi tỷ lệ thừa cân và béo phí đối với trẻ em từ 5-19 tuổi của Việt Nam rất đáng báo động, năm 2020 là 19%, cao hơn tỷ lệ trung bình của khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam có xu hướng tăng.
Những quy định mới của Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đối với đồ uống có đường sẽ khắc phục những bất cập trên?
Bạn có ý kiến gì về các quy định mới của Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi? Nếu được ban hành, các quy định mới của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi sẽ khuyến khích người dân thay đổi hành vi tiêu dùng, các nhà sản xuất nước giải khát thay đổi công thức, sản xuất những sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe?
Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính
---
Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” trong khung giờ “FM91 chiều”, thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần trên VOV Giao thông FM 91MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcasts dành cho di động: Spotify, Apple Podcasts và Google Podcasts.
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Từ ngày 11 đến 17/11, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành thử nghiệm 100% công suất thiết kế với 14 đoàn tàu (thêm 3 đoàn tàu dự phòng). Đây là tín hiệu mừng chuẩn bị việc chạy chính thức vào đầu tháng 12/2024 và vận hành thương mại vào đầu năm 2023.
Tình trạng nhiều tài xế xe ôm công nghệ vi phạm giao thông đang diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội, trong đó nhiều người điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, thậm chí là bất chấp nguy hiểm đi ngược chiều và đón trả khách tại các lối lên xuống vành đai, nguy cơ gây TNGT rất rao.
Hơn 1 tỷ trẻ em, thường xuyên phải đối mặt với các hình thức bạo lực. Cứ 4 phút, trên thế giới có 1 trẻ em tử vong vì bạo lực. Mỗi năm có khoảng 130.000 thanh thiếu niên dưới 20 tuổi bị cướp đi sinh mạng vì bạo lực.
1 tuần qua, người mua vàng miếng ở đỉnh một tuần trước nếu bán ra lúc này đã lỗ 9,5 triệu đồng/lượng, trong khi nếu mua vàng nhẫn 9999 lỗ 9,1 triệu đồng/lượng.
Hơn 17 triệu trẻ em nước ta hiện đang tham gia giao thông từ nhà đến trường 2 – 4 lượt mỗi ngày. Các em đi chung đường với các phương tiện khác, các em thiếu vỉa hè và không có hạ tầng dành riêng để đảm bảo an toàn.
Mức giá cho thuê nhà ở xã hội dự kiến dao động từ 5-10 triệu đồng/ tháng, mức giá này được đánh giá là cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp – nhóm đối tượng chính mà nhà ở xã hội hướng tới.