Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Tháo gỡ vướng mắc để kịp thời 'bơm' vốn cho doanh nghiệp: Cần sớm có tiếng nói chung

Huy Hoàng: Thứ sáu 03/03/2023, 10:20 (GMT+7)

Câu chuyện về nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế một lần nữa được làm nóng trở lại tại một hội nghị đối thoại giữa ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp TP.HCM.

Rất nhiều những khó khăn, trăn trở thậm chí là bức xúc đã được các doanh nghiệp phơi bày khi không thể tiếp cận được nguồn vốn. Trong khi đó các ngân hàng lại cho rằng bản thân họ cũng không thể làm chủ cuộc chơi giải ngân. 

Ông Mai Quốc Ấn - chủ doanh nghiệp Safebrick Việt Nam đặt nghi vấn về nghiệp vụ cho vay của các ngân hàng được chỉ định cho vay

Ông Mai Quốc Ấn - chủ doanh nghiệp Safebrick Việt Nam đặt nghi vấn về nghiệp vụ cho vay của các ngân hàng được chỉ định cho vay

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ chuyên sản xuất kinh doanh gạch ép tĩnh (gạch không nung) từ phế phẩm xây dựng đầu tiên của Việt Nam, công ty Safebrick Việt Nam mỗi năm cung ứng cho thị trường hàng triệu viên gạch cũng như chuyển giao cho nhiều đơn vị có nhu cầu. Dù nằm trong diện được vay ưu đãi từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia hay Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ với khoản vay tối đa lên đến 24 tỷ đồng, song 6 năm qua công ty này vẫn chưa thể tiếp cận được dòng vốn hỗ trợ.

Ông Mai Quốc Ấn – Chủ doanh nghiệp Safebrick Việt Nam cho biết, rất nhiều lần gõ cửa và bị các tổ chức tín dụng từ chối mà không có lý do chính đáng. Không chỉ vậy, ông còn được các cán bộ tín dụng “gợi ý khéo” phải chi ngoài hàng trăm triệu đồng nếu muốn được duyệt vay:

"Một công nhân ký hợp đồng lao động 6 tháng là đã cho vay được mà sao doanh nghiệp bọn tôi khổ vậy. Tôi cảm giá có sự không minh bạch ở đây. Dự án có ở Cà Mau, Bình Dương đều phải giải ngân qua ngân hàng quỹ chỉ định ở Hà Nội, tôi không luật nào yêu cầu phải giải ngân qua ngân hàng quen. Doanh nghiệp chúng tôi cần 1 hành lang pháp lý để các cán bộ ngân hàng sự dụng vốn nhà nước có trách nhiệm hơn với doanh nghiệp và người dân".

Những lời tự sự có phần cay đắng của ông Mai Quốc Ấn đã mở màn cho hàng loạt những ý kiến có phần bức xúc của nhiều doanh nghiệp tại buổi đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp do UBND TPHCM tổ chức sáng ngày 28.2 vừa qua. Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng mức lãi suất cao cùng với sự thiếu ổn định trong chính sách điều hành đã phần nào khiến cánh cửa tiếp cận nguồn vốn dần bị thu hẹp lại:

"Theo tôi các ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất cho vay khoảng 8%/năm là thích hợp với doanh nghiệp. Tại sao các ngân hàng nước ngoài họ có lãi suất thấp. Tại sao Việt Nam lãi suất ngân hàng cho vay tới mười mấy phần trăm 1 năm, ngân hàng đổi thừa lạm phát cái gì, thật vô lý"

"Trước đây, doanh nghiệp thế chấp đất nông nghiệp vay được mấy chục tỷ, nhưng giờ ngân hàng không nhận đất nông nghiệp làm tài sản thế chấp nữa. Ngân hàng nói họ vẫn cho vay nhưng phải thế chấp bằng tài sản khác như đất ở, nhà...Trong khi doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực này nên chỉ có tài sản đất nông nghiệp"

"2 năm dịch COVID-19 doanh nghiệp đã phải sử dụng hết nguồn tích trữ, năm nay khi làm lại hồ sơ vay thì gặp tình trạng tài sản có nhưng không định giá cho vay được. Chúng tôi mong muốn ngân hàng có giải pháp để giúp các doanh nghiệp trẻ như chúng tôi có thể thế chấp được tài sản là đất thuê trong khu công nghiệp và đất nông nghiệp ở các tỉnh một cách nhanh chóng và kịp lúc hơn".

Ở một khía cạnh khác, Ông Đỗ Phước Tống – Chủ tịch Hội doanh nghiệp cơ khí điện TPHCM bày tỏ sự ngờ vực trước mức lãi suất 5,5% mà ngân hàng nhà nước áp dụng để ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc 5 lĩnh vực được ưu tiên:

"Ở đâu ra mức 5,5%, số đó chỉ có trong mơ, những thông tin đó chỉ làm doanh nghiệp băn khoăn vì sao người khác vay được như vậy mà mình phải vay hơn 10%. Có tình trạng khi lãi suất tăng lên thì mình không vay nữa nhưng tài sản đảm bảo vẫn còn để đó nhưng đến khi thấy không ổn, xin rút tài sản đảm bảo ra thì rất gian nan, vô lý. Giữa ngân hàng và doanh nghiệp tồn tại sự bất bình đẳng vô lý".

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị các ngân hàng cần lắng nghe nhiều hơn để tháo gỡ khó khăn,vướng mắc qua đó kịp thời bơm vốn, trợ sức cho doanh nghiệp

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị các ngân hàng cần lắng nghe nhiều hơn để tháo gỡ khó khăn,vướng mắc qua đó kịp thời bơm vốn, trợ sức cho doanh nghiệp

Tỏ ra tâm đắc trước những vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp nêu ra tại phiên đối thoại, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng tiếp thu trên tinh thần cầu thị để cùng tìm ra những giải pháp hỗ trợ kịp thời: "Chính cái gay gắt, thúc bách này của doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng xem lại, qua đó sẽ rà soát lại hệ thống, cắt giảm chi phí không cần thiết để hạ đến mức có thể chịu đựng được để chia sẻ trong thời gian khó khăn với doanh nghiệp. Tất cả những việc này nếu nhìn ở góc độ cầu thị thì những điều khó nghe, rát mặt đó sẽ giúp chúng ta phát triển thêm".

Trước hàng loạt những vấn đề được các doanh nghiệp nêu ra, ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám đốc ngân hàng Phương Đông (OCB) - cho rằng, các tổ chức tín dụng đang thực hiện theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà Nước để chủ động triển khai các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực trọng tâm. Tổng dư nợ từ cuối năm 2022 đến thời điểm này mà OCB dành hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ lên đến 25.000 tỷ (chiếm gần 30% tổng dư nợ cho vay mới của cả cả ngân hàng). Nhà băng này cho biết đang cố gắng giữ mức lãi suất cho vay dưới 10% dành cho các doanh nghiệp sản xuất trong thời gian tới:

"Thứ nhất là tập trung hỗ trợ cho các ngành nghề cụ thể, đặc biệt là các ngành nghề được định hướng hỗ trợ cho công cuộc phục hồi phát triển kinh tế của địa phương và cả nước. Chúng tôi cũng chủ động giảm các điều kiện và thủ tục cho vay để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn và thông qua các diễn đàn đối thoại để tiếp cận và phổ biến các chính sách sát sườn, thiết thực hơn cho doanh nghiệp", ông Nguyễn Đình Tùng nói.

Từ góc độ quản lý, ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho rằng, bên cạnh những nguyên nhân chủ quan từ cơ chế, bộ máy hoạt động của các tổ chức tín dụng thì cũng còn tồn tại nhiều vấn đề chủ quan từ phía doanh nghiệp khiến cho quá trình hợp tác giữa 2 bên còn nhiều trắc trở. Mặc dù vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng rất cầu thị trong việc lắng nghe và chủ động tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để kịp thời bơm vốn cho doanh nghiệp:

"Doanh nghiệp kêu khó thì nêu địa chỉ cụ thể. Chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách trực tiếp xử lý, mời 3 bên lên tháo gỡ. Chỉ có cách như vậy thì mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay. Nếu nguyên nhân khó do cơ chế, chính sách thì chúng tôi sẽ kiến nghị thêm. Còn khó do hành chính, cán bộ ngân hàng nhũng nhiễu, kéo dài thời gian thì chúng tôi xử lý được".

Để doanh nghiệp và ngân hàng tìm được 'tiếng nói chung'   

Cần phải khẳng định rằng mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp đã và đang tồn tại quá nhiều trắc trở, gian truân. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước đang xuất hiện nhiều thách thức như hiện nay.

Đại diện Ngân hàng Nhà Nước tại TP.HCM và các tổ chức tín dụng đối thoại với các doanh nghiệp

Đại diện Ngân hàng Nhà Nước tại TP.HCM và các tổ chức tín dụng đối thoại với các doanh nghiệp

Nếu như xem doanh nghiệp là xương sống, là trụ đỡ thì nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng chính là mạch máu giúp duy trì sức sống của cả nền kinh tế. Nói như vậy để thấy mối quan hệ cộng sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các mục tiêu tăng trưởng của địa phương lẫn quốc gia. Do đó, nếu tình trạng “cơm không lành, canh không ngọt” cứ tiếp tục kéo dài thì nguy cơ kéo lùi cả nền kinh tế quốc gia là khó tránh khỏi.

Doanh nghiệp luôn cho mình là bên chịu thiệt, phải đứng ở cửa dưới, phải chịu đựng sự bất bình đẳng 1 cách vô lý trong các giao dịch với ngân hàng. Thế nhưng, các tổ chức tín dụng lại xác định rằng chính các khách hàng, các doanh nghiệp mới là thượng đế, là đối tượng để họ phục vụ. Điều này lý giải cho cái nghịch lý là cả 2 đều cần nhau nhưng lại không dễ để gặp nhau.

Sau những biến cố từ thị trường tài chính, bất động sản thì đây là giai đoạn cần ưu tiên cho các hoạt động sản xuất, tạo ra giá trị thực cho xã hội cho nền kinh tế. Và lẽ dĩ nhiên, việc ngân hàng ưu tiên vốn cho các doanh nghiệp sản xuất là điều nên làm, phải làm.

Song song đó, chính các doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi tư duy trong hoạt động của mình, thay vì manh mún nhỏ lẻ tự phát thì cần chặt chẽ, khoa học và minh bạch hơn để tự mình mở ra cơ hội tiếp cận với các tổ chức tín dụng.

Đã hết thời doanh nghiệp chỉ vì muốn vay vốn mà làm hồ sơ “ khống”, hồ sơ ma để qua mặt ngân hàng nhằm chiếm dụng vốn không đi sản xuất mà đầu tư vào các lĩnh vực phi sản xuất, không tạo ra giá trị thực cho đời sống. Các ngân hàng cũng không thể đi đêm, cho vay theo kiểu quen biết, “ đi đêm”, thậm chi tiêu cực để giải ngân. Mà tất cả phải công khai, sòng phẳng, cộng sinh, cùng có lợi.

Đã đến lúc các ngân hàng, doanh nghiệp phải tự làm mới mình để tạo ra cái nhìn thiện cảm, tin cậy hơn từ phía đối tác. Không chỉ vậy, các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương cũng cần vào cuộc với một tâm thế tích cực hơn, cầu thị hơn để cùng tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, kịp thời điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Đặc biệt là cơ chế kiểm tra giám sát các hoạt động cho vay và vay cũng như sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả; tạo ra của cải vật chất thực sự cho đời sống và sản xuất.

Như vậy, chỉ đến khi các tổ chức tín dụng và người vay mà cụ thể ở đây là doanh nghiệp tìm được tiếng nói chung, mối bất hòa được hóa giải thì nguồn vốn tín dụng mới được khơi thông, hoạt động của doanh nghiệp mới được đảm bảo, sức khỏe của nền kinh tế mới được duy trì.

 

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.