Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

“Thanh âm xanh” và mục tiêu trồng 1 triệu cây tre Việt

Chu Đức: Thứ năm 18/05/2023, 09:45 (GMT+7)

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Nạn chặt phá, khai thác rừng tràn lan và tốc độ đô thị hoá chóng mặt đang làm mất dần những cánh rừng.

Trong bối cảnh đó, nhiều dự án cộng đồng đã khởi động để phủ xanh đất trống đồi núi trọc. “Thanh âm xanh” là một dự án như thế, với những buổi hòa nhạc biểu diễn bởi các nghệ sĩ nổi tiếng, nhằm kêu gọi sự chung tay của cộng đồng gây quỹ trồng những cánh rừng tre. 

Các thành viên dựa án Thanh âm xanh với những cây tre đầu tiên trong 10.000 cây Mạy Khao Lam được trồng tại bản Ná Háng Tủa Chử, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

Các thành viên dựa án Thanh âm xanh với những cây tre đầu tiên trong 10.000 cây Mạy Khao Lam được trồng tại bản Ná Háng Tủa Chử, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

“Thanh âm xanh” là một dự án thuộc Quỹ “khăn ấm cho em”, một quỹ được hình thành từ các nghệ sĩ yêu âm nhạc và các hoạt động thiện nguyện. Từ năm 2012, nhiều buổi hòa nhạc đã được các nghệ sĩ tổ chức hàng năm để gây quỹ xây trường, mổ tim cho trẻ em, gửi quà và lợn giống cho bà con ở vùng cao.

Tuy nhiên, theo chị Nguyễn Ngọc Ánh, thành viên dự án Thanh âm xanh, đến năm 2019-2020, thời điểm dịch COVID-19 xuất hiện, đơn vị đã có dịp nhìn lại và đánh giá hiệu quả các hoạt động, đồng thời tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề môi trường, hướng tới một phương cách làm thiện nguyện bền vững hơn.

Chị Nguyễn Ngọc Ánh chia sẻ: “Chúng tôi có thông tin là hiện tại có một loài cây được mệnh danh là Người hùng chống biến đổi khí hậu, đó chính là cây tre. Càng tìm hiểu, thì thấy lợi ích rất lớn, tre hấp thụ CO2 cao gấp 1,5-3 lần so với cây gỗ thông thường, khả năng tạo khí O2 cao, kháng khuẩn, sức bền lớn. Việt Nam lại có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp trồng tre. Ban dự án quyết định có chiến lược cụ thể về cây tre. Sau 1 năm làm việc, chúng tôi đã phát động chiến dịch Vì 1 triệu cây tre Việt”

Đặc trưng của các hoạt động truyền thông gây quỹ cho chiến dịch là sử dụng âm nhạc để lan tỏa thông điệp, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng như NSND Trung Anh, NSƯT Thu Uyên, chỉ huy dàn nhạc Nguyễn Khắc Thành, Hợp xướng Gió Xanh.... Điển hình là chuỗi sự kiện văn hóa nghệ thuật Thanh âm núi rừng diễn ra năm 2020, chương trình giao lưu nghệ thuật Kết nối thanh âm “Nghe trẻ - Nghe tre” năm 2022.

Theo chị Nguyễn Ngọc Ánh, bên cạnh các hoạt động âm nhạc, dự án triển khai hoạt động trồng rừng và tạo sinh kế cho bà con vùng cao: “Thanh âm xanh có những đợt trồng rừng. Chúng tôi làm việc trong khoảng 6 tháng với các đơn vị từ lãnh đạo tỉnh đến UBND huyện, các chi bộ và từng hộ dân. Sau tuyên truyền sẽ có các chiến dịch trồng lớn, những chiến dịch này sẽ diễn ra từ 3-7 ngày tùy số lượng cây. Với những sự kiện này, chúng tôi kêu gọi thêm sự hỗ trợ từ cộng đồng, tuyển thêm tình nguyện viên từ Hà Nội hoặc tại địa phương trồng cây cùng dự án”

Rất nhiều nghệ sĩ yêu âm nhạc đã tham gia gây quỹ Khăn ấm cho em, và dự án Thanh âm xanh, âm nhạc dẫn lối rừng xanh cũng ra đờ từ sự nhiệt huyết của các thành viên

Rất nhiều nghệ sĩ yêu âm nhạc đã tham gia gây quỹ Khăn ấm cho em, và dự án Thanh âm xanh, âm nhạc dẫn lối rừng xanh cũng ra đờ từ sự nhiệt huyết của các thành viên

Nếu du khách tới sườn núi được mệnh danh là “sống lưng khủng long” ở bản Phình Hồ, xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, sẽ có thể nhìn được một cánh rừng 8.800 cây cây tre của dự án Thanh âm xanh đang dần thành hình. Đây là mô hình “công viên tre” góp phần trực tiếp nâng cao giá trị cho du lịch địa phương.

Một mô hình khác mà dự án đang theo đuổi, đó là “Rừng tre sinh kế”, chuyên trồng các giống tre có thể khai thác được gỗ như tre Mạy Khao Lam, phục vụ cho hai sản phẩm là cơm ống lam và chè ống lam. Dự kiến 10.000 cây Mạy Khao Lam có thể được khai thác vào năm 2024-2025.

Đương nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu trồng 1 triệu cây tre, dự án Thanh âm xanh cũng đã vạch ra chiến lược tìm đầu ra cho những cánh rừng sẽ được trồng. Chị Nguyễn Ngọc Ánh, đại diện dự án chia sẻ: “Chúng tôi đang làm công tác chuẩn bị chứng chỉ rừng bền vững FSC cho rừng chúng tôi trồng. Thứ nhất là tính pháp lý của đất, thứ hai là điều kiện khí hậu, chất lượng cây. Một khi có chứng chỉ, loại cây này sẽ xuất đi được khắp thế giới. Các doanh nghiệp đang có nhu cầu rất lớn, nhưng Việt Nam chưa có được”

Bên cạnh trồng rừng, dự án Thanh âm xanh cũng hướng tới triển khai không gian văn hóa, khu trưng bày sản phẩm, các lớp học ngôn ngữ để gìn giữ giá trị văn hóa bản địa và hỗ trợ người dân phát triển du lịch cộng đồng và tạo hệ sinh thái xanh từ tre.

Chị Nguyễn Nam Anh, một chuyên gia tài nguyên môi trường, đã bị thuyết phục bởi sự nhiệt huyết và chuyên nghiệp từ những người thực hiện dự án. Hiện tại, Nam Anh cũng là một thành viên hỗ trợ năng nổ cho Thanh âm xanh: “Mình nói chuyện với các bạn, thấy các bạn rất tâm huyết, khiến mình hào hứng hơn và muốn tham gia cùng. Các bạn có sự bao quát và bao gồm tính bền vững rất cao trong đó, chúng mình làm để có lợi ích cho vùng đất đấy, cộng đồng đấy, làm để duy trì và phát triển nó lên”

Không chỉ Nam Anh, mà nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cũng đã và đang đồng hành cùng Thanh âm xanh trong mục tiêu trồng 1 triệu cây tre. Đó có thể là đóng góp 1 cây tre (quy đổi bằng 50.000 đồng), hoặc những hỗ trợ về địa điểm, in ấn, âm thanh, ánh sáng, tình nguyện viên…

Họ đều có chung một niềm tin: Sự thay đổi lớn sẽ đến từ những hành động nhỏ của từng cá nhân, môi trường sống trở nên tốt đẹp hơn từ chính mỗi chúng ta.

“Giải pháp lớn hay nhỏ thì chúng ta cũng nên có giải pháp giúp thiên nhiên lấy lại sự cân bằng của nó, tạo được môi trường sống tốt hớn”

“Chúng ta phải thay thế nó bằng rừng trồng”/ “Có thể là một loại cây cũng được, tốt nhất là trồng càng nhiều cây xanh càng tốt”

“Chúng tôi cam kết nỗ lực hết mình cho chiến dịch vì 1 triệu cây tre Việt”/ “Tất cả mọi người cùng khởi lên một mong muốn tốt đẹp, thì tất cả đều cùng nhau tạo nên một tương lai tốt đẹp”

Dự án trồng rừng tre hướng tới sinh kế bền vững cho bà con và một nền kinh tế xanh, giải pháp bảo vệ môi trường bền vững với sự tham gia ủng hộ của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp

Dự án trồng rừng tre hướng tới sinh kế bền vững cho bà con và một nền kinh tế xanh, giải pháp bảo vệ môi trường bền vững với sự tham gia ủng hộ của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp

Khi một người làm một việc tốt, sẽ kéo theo nhiều người khác đồng hành, và khi một cộng đồng làm được những việc tử tế, sẽ kéo theo nhiều cộng đồng khác chung tay, đưa xã hội hướng tới những giá trị ý nghĩa, tích cực hơn.

Đó cũng là thông điệp mà những người thực hiện dự án Thanh âm xanh gửi gắm: “Mình làm năm nay là năm thứ mười rồi, mình nhận thấy nhu cầu của mọi người làm những việc tốt đẹp, nó ẩn sâu bên trong và cần thiết như chuyện ăn uống vậy. Ai cũng mong muốn làm những điều tốt đẹp, các cá nhân cần các hoạt động, dự án khởi gợi để chung tay. Chỉ cần một người, hai người có tầm ảnh hưởng nhiều người khác nữa, hình thành nên một cộng đồng sẽ làm được nhiều việc ý nghĩa”.

---

Các bạn thân mến.

Nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Kiểm soát khí thải xe máy,  Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Kiểm soát khí thải xe máy, Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Từ 01/01/2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực, quy định mô tô, xe gắn máy phải thực hiện kiểm định khí thải. Trước khi quy định chính thức được áp dụng còn có rất nhiều băn khoăn từ dư luận.

Chỉ số MXV-Index suy yếu sau hai ngày khởi sắc

Chỉ số MXV-Index suy yếu sau hai ngày khởi sắc

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế trong ngày giao dịch hôm qua (24/7). Trong đó, giá của nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm, dẫn dắt xu hướng suy yếu chung của toàn thị trường.

Hơn 100 doanh nghiệp chậm trả nợ trái phiếu từ đầu năm

Hơn 100 doanh nghiệp chậm trả nợ trái phiếu từ đầu năm

Trong tháng 7/2024, đã ghi nhận thêm 3 doanh nghiệp công bố chậm thanh toán gốc khiến cho tổng số chậm trả lên tới 116 doanh nghiệp.

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

TP.HCM hiện có 22.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, giai đoạn 2021 – 2025 thành phố đặt mục tiêu di dời 6.500 căn nhà để làm 17 dự án chỉnh trang đô thị. Song, đến nay mới di dời được 5.000 căn, ước tính chỉ đạt khoảng 77 % kế hoạch.

Ông Hai Ri và đội chữa cháy tình nguyện

Ông Hai Ri và đội chữa cháy tình nguyện

Việc phát hiện, chữa cháy có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào lực lượng cơ sở tại chỗ. Nhận ra vai trò của nhân dân cho công tác chữa cháy của địa phương mà lão nông Hai Ri đã mạnh dạn lập ra Đội chữa cháy lưu động tình nguyện tại phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ.

Đồng Nai: Hơn 3.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Đồng Nai: Hơn 3.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Xã lộ 25 thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai có hơn 3.000 hộ dân. Từ nhiều năm nay, các hộ dân này vẫn sử dụng nguồn nước từ giếng, cả giếng đào và giếng khoan.