Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Triết lý của Phở

Phạm Trung Tuyến: Thứ hai 18/11/2024, 08:20 (GMT+7)

Bất cứ điều gì trong cuộc sống hàng ngày, từ những vấn đề lớn lao đến những câu chuyện vụn vặt đều ẩn chứa những triết lý của sự tồn tại và phát triển. Chẳng hạn như, món Phở của người Nam Định, tại sao lại trở thành món ăn quốc dân, và dễ dàng phổ biến, dù không hẳn là món ăn ngon nhất?

Mời các bạn cùng nghe những phân tích của Bếp Phạm, chuyên gia lý luận ẩm thực online, qua bài viết Triết lý của Phở.

Hội đồng lý luận ẩm thực quốc tế là một tổ chức tự nguyện được hình thành trong thời gian giãn cách vì Covid, ở đây tập trung rất nhiều nhà lý luận ẩm thực online. Và một trong những nội dung được thảo luận nhiều nhất ở hội đồng này là Phở.

Phở là một món ăn bình dân, thậm chí ban đầu là quà của giới cần lao. Nhưng bất cứ ai, từ cần lao đến tinh hoa, có lẽ không ai là không thường ăn phở. Là món ăn quốc dân, phổ biến nhất trong các món ăn ở Việt Nam, và cũng là món ăn Việt Nam được thế giới biết đến nhiều nhất, là vì sao? Triết lý của Phở rất giản dị!

Phở cụ Tặng đã được truyền qua ba thế hệ, là địa chỉ ăn sáng quen thuộc trong nhiều năm của người dân Thành Nam. Ảnh: Vnexpress

Phở cụ Tặng đã được truyền qua ba thế hệ, là địa chỉ ăn sáng quen thuộc trong nhiều năm của người dân Thành Nam. Ảnh: Vnexpress

Thứ nhất, Phở dù ở đâu, trong thời điểm nào, cũng được định vị bởi những giá trị cốt lõi của nó. Bất cứ một ai cũng có thể xác định dễ dàng các yếu tố làm nên một bát phở ngon, thông qua những giá trị cốt lõi của nó. Đó là nước phở đậm đà, nếu luễnh loãng nhạt nhẽo là vứt đi; Bánh phở mềm mại, nếu cứng là vứt đi; cuối cùng là thịt tươi, thịt mà không tươi, mất vị ngọt, mất nước trong thớ thịt cũng vứt đi. Vì thế, chỉ cần ăn một lần, bạn có thể dễ dàng khẳng định ngay quán phở đó là dở hay ngon.

Thứ hai, món phở có thể dễ dàng tùy biến mà không phải dụng công. Bạn vào một quán phở bò, dĩ nhiên là bạn biết rằng chỉ có phở với thịt bò, nhưng bạn có hàng chục lựa chọn khác nhau, từ bò tái, bò chín, bò gân, bò nạm, bò gầu, bò bắp... để bạn tùy chọn theo khẩu vị và ý muốn của mình. Dù tất cả lựa chọn của bạn không mấy khác nhau.

Khả năng dễ dàng xác định các giá trị cốt lõi khiến cho phở không gặp khó khăn để neo vào ký ức vị giác của người ăn. Khả năng tùy biến đơn giản khiến người ăn phở thoát được sự nhàm chán để lựa chọn mỗi ngày. Thực ra, triết lý thành công của Phở cũng là những yếu tố cơ bản để tạo nên sự thành công của bất cứ loại hàng hóa, sản phẩm nào. Dễ xác định giá trị chất lượng, và có khả năng tùy biến một cách đơn giản mà không xa rời giá trị cốt lõi.

Triết lý của Phở, dù chưa được ghi nhận trong bất cứ giáo trình triết học nào, song, trên thực tế nó đã được chứng minh một cách gián tiếp qua rất nhiều nghiên cứu.

Chủ quán phở Cồ Hưng - người có kinh nghiệm hơn 20 năm nấu phở bán. Ảnh: Lao động

Chủ quán phở Cồ Hưng - người có kinh nghiệm hơn 20 năm nấu phở bán. Ảnh: Lao động

Tác giả Kuroiwa Yuji khi đề cập trào lưu khởi nghiệp bạc ở Nhật Bản trong cuốn sách Thời đại trăm tuổi đã công bố một con số bất ngờ. Đó là có 65% người trong độ tuổi 55-64 khởi nghiệp thành công, trong khi tỷ lệ này ở lứa tuổi 20 – 30 chỉ là 0,5%. Tại sao lại có sự chênh lệch lớn đến thế ở khả năng thành công giữa hai lứa tuổi?

Nguyên nhân quan trọng là những người lớn tuổi thường khởi nghiệp bằng cách hoàn thiện những sản phẩm đáp ứng các nhu cầu rất căn bản, cốt lõi của xã hội, bởi đó là thứ họ hiểu rõ, và có trải nghiệm sâu sắc. Trong khi những người trẻ, họ sẽ luôn theo đuổi việc cung cấp những sản phẩm mới, thậm chí chưa hình thành nhu cầu. Những sản phẩm phục vụ nhu cầu trong tương lai rất khó định vị giá trị, và khả năng tùy biến thấp, thậm chí là mơ hồ.

Người già khởi nghiệp dựa trên những nhu cầu cơ bản, những giá trị rõ rệt nên khả năng thất bại hầu như rất thấp, thường là do thiếu may mắn, hoặc bởi các tác động bất khả kháng. Trong khi người trẻ, đầu tư vào những sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong tương lai, chỉ may mắn khi các nhu cầu đó đến sớm, và bùng nổ.

Triết lý của phở là một câu chuyện rất cũ. Nhưng, theo một cách nào đó, khi nghĩ về triết lý của phở, tôi luôn thấy một lời nhắc nhở, rằng: Bảo vệ các giá trị truyền thống cốt lõi, cung cấp khả năng tùy biến linh hoạt dựa trên các giá trị đó là một cách đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

Phạm Trung Tuyến/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Khi nắng phương Nam rọi ấm các cánh đồng Đông Xuân sớm cũng là lúc mùa gặt chớm đến trên đồng. Hình ảnh mái nhà tranh nép mình bên ụ rơm vàng hực, tụi trẻ chơi trò ú tim dưới gốc rơm mềm đã trở thành biểu tượng của một đồng quê yên ả, thanh bình.

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Trước nhu cầu tăng cao của hành khách dịp Giáng sinh, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết, công ty đã kéo dài thời gian chạy tàu hoạt động đến 23h (thêm 1 tiếng so với trước đó). Hơn 90 nghìn lượt khách sử dụng tàu Metro số 1 trong ngày 24/12 với bình quân 411 hành khách/đoàn tàu.