Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tuy nhiên, ngoài sự chủ quan hoặc thiếu trách nhiệm của phụ huynh, cũng có những lý do từ sự bất đắc dĩ do không có phương án giao thông thay thế. Giải pháp nào cho vấn đề này?
Anh Vũ Anh Tuấn, một chuyên gia giao thông đô thị chia sẻ, mặc dù trang bị xe gắn máy có động cơ đúng quy định cho con đến trường nhưng anh cũng không khỏi lo lắng, đồng thời không có lựa chọn nào khác:
“Đứa lớn học lớp 12 cũng phải mua xe máy để đi bởi vì đi xe buýt thì suốt ngày bị muộn học cũng không thể bắt dậy từ 5h30, 6h để không bị muộn học, như thế thời gian nghỉ ngơi quá ít thì cũng không đủ sức để đi học”.
Cũng như anh Tuấn, nhiều cái khó khiến các phụ huynh vẫn lựa chọn giao xe máy cho con di chuyển, đặc biệt là các gia đình có con học khối Trung học phổ thông:
“Cấp 3 là học chính trên trường có một buổi thôi xong đi học thêm rất nhiều, không phải gia đình nào cũng có điều kiện đưa đón, phương tiện công cộng thì chưa có nhiều, chưa thuận tiện nên bất đắc dĩ là phụ huynh vẫn chọn giải pháp đưa xe máy cho con”.
“Các cháu lớn có suy nghĩ không muốn phụ thuộc vào bố mẹ, không muốn bố mẹ giám sát khi đi học nên tìm mọi cách để bố mẹ đưa xe; bố mẹ có mua xe 50 phân khối thì các cháu cũng tìm cách độ lên”.
“Với lịch học hiện tại, các con học thêm rất là nhiều, bố mẹ không thể có thời gian đưa đón nên buộc phải trang bị xe cho con đi cho cơ động, không thực sự yên tâm nhưng cũng không biết làm thế nào”.
Theo TS. Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Tâm lý Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục, việc cha mẹ hay người thân giao xe máy từ dung tích 50cc trở lên cho trẻ em chưa đủ 16 tuổi và xe có dung tích vượt 50cc khi trẻ chưa đủ 18 tuổi gây ra tai nạn là vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm.
TS. Hoàng Trung Học đánh giá, đây là một vấn đề xã hội được tạo ra bởi thói quen và nhận thức chưa đầy đủ về hậu quả của các bậc phụ huynh. Do đó, muốn thay đổi, cần giải pháp cụ thể:
“Thay đổi hành vi lệch chuẩn thì sự nghiêm khắc, nghiêm minh, xử lý điểm về mặt pháp luật. Chúng ta truy trách nhiệm không chỉ là hành vi của học sinh mà trách nhiệm thuộc về cha mẹ nên cần có chế tài xử phạt thật nặng, cha mẹ phải chịu trách nhiệm, thậm chí tịch thu phương tiện. Với những vụ việc thương tâm phải xử lý hình sự”.
Không những cần quyết liệt quy trách nhiệm với những phụ huynh giao xe máy cho con khi chưa đủ tuổi, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB-XH nêu quan điểm, các đô thị cần những giải pháp đồng bộ từ quy hoạch đến tổ chức giao thông để kéo giảm tình trạng này:
“Cần phát triển đồng bộ quy hoạch trường lớp học với các công trình công cộng và các phương tiện giao thông để phát triển đô thị đồng bộ, từng bước giảm áp lực giao thông để kéo giảm dần tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ và sử dụng phương tiện giao thông không phù hợp độ tuổi”.
Ông Lê Văn Đạt, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cho rằng, để cha mẹ không phải bất đắc dĩ giao xe cho con thì đặt ra nhiều yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của phương tiện giao thông:
“Cần phát triển và nâng cao chất lượng của hệ thống giao thông công cộng, cần tăng cường nhiều hơn mạng lưới xe buýt, xe đưa đón học sinh đặc biệt ở các khu vực đông dân cư và gần các trường học; phát triển hạ tầng dành riêng cho người đi xe đạp và đi bộ để giảm bớt việc sử dụng xe máy”.
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, ông Cao Văn Hiệp, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội nhận định, cần có một loại hình phương tiện chuyên dụng để đưa đón học sinh: “Cần thiết phải xây dựng các tuyến xe buýt chuyên dụng để đưa đón học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy, với các tuyến cố định, khung giờ cố định để góp phần giảm vấn đề học sinh sử dụng xe máy di chuyển từ nhà tới trường”.
Với mục tiêu học sinh đến trường thuận tiện, an toàn mà không cần sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi, Thượng tá Phạm Việt Công, Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban ATGT quốc gia mong mỏi, sắp tới khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực sẽ tạo thêm nhiều chính sách, quy định để đảm bảo thực hiện mục tiêu này:
"Từ quy định về phương tiện đến công tác quản lý của gia đình, nhà trường và các lực lượng chức năng đối với công tác giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm liên quan tới lứa tuổi học sinh sử dụng phương tiện không đúng quy định sẽ góp phần nâng cao hiệu lực quản lý và sự tự giác chấp hành của các cháu, các gia đình và của các cơ quan được giao”.
Giải thích về hành vi giao xe máy cho con sử dụng khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, hầu hết phụ huynh đều đưa ra lý do như nhà xa, con phải đi học thêm nhiều, đi xe máy để con chủ động hơn trong việc đi lại.
Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, để các bậc phụ huynh không còn “cố tình” hay “vô tư” giao xe cho con thì điều quan trọng là làm sao “Để phụ huynh không còn lý do”.
Xe máy là phương tiện phổ biến ở nước ta, ở mỗi gia đình, nên lý do đầu tiên của nhiều bậc cha mẹ đang cho con sử dụng xe máy vượt quá quy định tham gia giao thông là vì tiện, tiện sẵn trong nhà có xe nên đưa cho con đi học. Trong khi những lựa chọn về phương tiện khác để đưa học sinh đến trường chưa đáp ứng được nhu cầu.
Để cha mẹ không con “tặc lưỡi” giao phương tiện không phù hợp cho con em mình sử dụng thì đầu tiên, vẫn cần tăng cường truyền thông để các bậc phụ huynh hiểu rõ quy định pháp luật và hậu quả nghiêm trọng khi để con cái điều khiển xe máy, ô tô mà chưa đủ tuổi. Đây là hành vi trước hết làm hại con mình, gây bất ổn cho xã hội và là hành vi vi phạm pháp luật nên phải kiên quyết không thực hiện.
Phía các nhà trường cần quản lý chặt chẽ, không thỏa hiệp với việc học sinh vi phạm pháp luật, chưa đủ tuổi mà điều khiển phương tiện đến trường. Đồng thời, nhà trường phối hợp chặt chẽ cùng gia đình để giám sát và ngăn chặn học sinh vi phạm.
Trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã yêu cầu bổ sung các nội dung quy định trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ sở giáo dục trong việc quản lý học sinh sử dụng phương tiện xe máy tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, có những chế tài xử phạt thật nghiêm để kiểm soát trẻ vị thành niên đi xe máy ra đường, kể cả với các loại xe dưới 50cc. Cùng với đó, cần tiếp tục chú trọng việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kiên quyết xử lý nghiêm, thậm chí xử lý hình sự các trường hợp giao xe cho người chưa đủ điều kiện điều khiển nhằm tạo sự răn đe.
Đối với chính quyền thành phố, cần quy hoạch đầy đủ mạng lưới trường học, lớp học đặc biệt ở những khu đông dân cư phát triển một cách cơ học làm sao phù hợp với hạ tầng giao thông để giảm áp lực di chuyển cho cha mẹ và học sinh. Bên cạnh đó, cha mẹ khuyến khích các con sử dụng phương tiện giao thông công cộng để rèn luyện thói quen, sự kiên nhẫn và tăng cường thể chất.
Để phụ huynh không còn lý do đưa xe gắn máy cho con, các đô thị cũng cần nâng cấp hệ thống phương tiện đưa đón học sinh đến trường, các trường có điều kiện nên mở rộng hoạt động xe đưa đón học sinh cho các gia đình có nhu cầu; có thêm nhiều lựa chọn về phương tiện cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông có thể tự đi học một cách tiện lợi và an toàn.
Hệ thống giao thông công cộng cần được tăng cường và có điều chỉnh phù hợp, lộ trình và tần suất sát với giờ học ở trường hơn để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại của học sinh, đặc biệt trong các giờ đến trường và tan trường; xây dựng hệ thống nhà chờ gần gũi, thuận lợi cho học sinh để các em dễ tiếp cận xe buýt và không đối mặt với nguy hiểm như phải băng qua đường.
Khi phương tiện giao thông công cộng, xe đưa đón học sinh phát triển và đảm bảo an toàn, phụ huynh sẽ có thêm lựa chọn để không cho phép con sử dụng xe máy đến trường.
Những vụ việc dẫn tới thiệt hại tính mạng, sức khoẻ khi bố mẹ, người giám hộ giao phương tiện cho các trường hợp chưa đủ tuổi điều khiển đã cảnh tỉnh nhiều phụ huynh.
Nếu có các giải pháp phù hợp thay thế, các phụ huynh sẽ không còn lý do để giao xe cho con vì nó không chỉ giúp bảo vệ con cái khỏi các nguy cơ tai nạn giao thông mà còn bảo vệ chính cha mẹ khỏi những hậu quả pháp lý nghiêm trọng.
Như thế, những tai nạn đáng tiếc do học sinh điều khiển xe máy gây ra sẽ được giảm bớt; số vụ trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật vì chiếc xe máy cũng sẽ từng bước được đẩy lùi.
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Chiều 23/12, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 thông tin với báo chí về quá trình triển khai và vận hành tuyến metro số 1 trong 2 ngày 22 - 23/12.
Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.
Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.
Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.
Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.