Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Tàu chờ cầu: Điễm nghẽn về tĩnh không vẫn chưa có lối ra

Bùi Trọng Điển: Thứ ba 09/05/2023, 15:59 (GMT+7)

Việc nâng cấp những cây cầu có độ tĩnh không chưa đảm bảo là rất cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu của quy hoạch hạ tầng tiêu chuẩn quốc gia. Đồng thời, giảm thiểu nguy cơ tàu thuyền va chạm với dầm và mặt cầu, đáp ứng nhu cầu vận tải, du lịch thủy, tăng cường kết nối vùng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách nhà nước eo hẹp, TP cần ưu tiên các tuyến chính, có lượng hàng hóa lớn, phục vụ các khu cụm, công nghiệp, kết nối liên tỉnh, liên vùng…. nâng cấp đồng loạt cầu thấp trên tuyến.

Khi xây dựng các công trình cầu vượt sông cần có tầm nhìn, không chỉ phục vụ đường bộ mà còn phát triển đường thủy, tránh tình trạng cầu xây xong lại nâng cấp, mở rộng gây tốn kém, lãng phí…

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tình trạng tàu chờ cầu; cầu chờ đường đang là thực trạng phổ biến trong giao thông đường thủy ở TP.HCM và nhiều địa phương khác trong cả nước hiện nay. Với độ tĩnh không, thông thuyền thấp; khẩu độ thông thuyền hẹp; nhiều cầu được làm ra dù nối 2 bờ thuận tiện đi lại trên bộ nhưng dưới sông lại là vật cản cho tàu bè muốn qua lại.

Nguy hiểm hơn, nhiều cây cầu được xây dựng ngay khúc quanh, khúc cua của dòng sông. Nơi này hay có vực nước xoáy; khi làm mố, làm cột vô tình tạo ra các vùng nguy hiểm nếu lái tàu không có kinh nghiệm sẽ dễ bị va đập vào thành cầu, mố cầu. Hiện tượng sà lan, tàu thuyền húc đổ cầu, gây sập cầu ở nhiều nơi đã từng xảy ra nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Nguyên nhân là nhiều cây cầu xây dựng cách đây hàng chục năm; ít tàu thuyền qua lại nên thiết kế độ tĩnh không thấp. Hoặc cầu xây dựng cũng vừa phải để phù hợp với đường; đôi khi kinh phí chỉ đủ cho làm đến đó; muốn nâng cao để sau này tàu bè dễ qua lại nhưng bất lực vì vốn đầu tư chỉ như vậy. Điều này cho thấy, ngoài các cây cầu xây dựng đã quá lâu thì làm cầu theo kiểu “ con nhà nghèo”, có bao nhiêu làm bấy nhiêu, chỉ giải quyết được bài toán trước  mắt nhưng để lại những hệ lụy,nhiêu khê sau này; thậm chí tốn kém thêm.

TP.HCM có khoảng 400  cây cầu lớn nhỏ nhưng hầu hết trong số đó độ tĩnh không đều thấp; nhiều nơi có 3 m; tàu bè không sao qua lại được khi nước triều lên, buộc phải neo đậu chờ nước rút để chui qua là một thực tế. Mới đây, thành phố quyết tâm nâng cấp độ tĩnh không của 2 cầu là Bình Phước 1 và Bình Triệu 1 là một tin vui đối với các doanh nghiệp vận tải thủy và doanh nghiệp muốn làm du lịch. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đến hàng ngàn km.

TP.HCM có lợi thế rất lớn về lưu chuyển hàng hóa bằng đường thủy, vừa giảm áp lực cho giao thông bộ vừa bớt gây ô nhiễm môi trường; giảm tai nạn giao thông; chi phí cũng rẻ; đem lại lợi nhuận lớn. Bên cạnh đó, khi nhu cầu con người thay đổi, du lịch sông nước trở thành một loại hình được nhiều du khách lựa chọn; các doanh nghiệp đã chủ động làm buýt đường sông;đóng tàu, mở thêm du thuyền để phục vụ.

Điều đáng nói ở đây là tàu bè có thể đóng to, đẹp, rộng rãi, thậm chí đẳng cấp quốc tế để thu hút khách nước ngoài. Doanh nghiệp có lợi nhuận, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động; thành phố cũng có nguồn thu từ dịch vụ du lịch đường thủy.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những tính toán mang tính hy vọng vì đang bị chính những cây cầu gây cản trở. Tàu bè có độ cao hơn độ tĩnh không của cầu đành ngậm ngùi hạ bớt hoặc đóng vừa phải mới phù hợp để qua cầu. Đó là chưa kể, tàu vận tải hàng hóa chất đầy phải chờ hàng giờ hoặc bốc dỡ hàng hóa nhằm giảm bớt độ tải để qua cầu là một sự lãng phí vô cùng lớn.

Do vậy, khai thác tiềm năng thế mạnh sông nước bao quanh, không chỉ cho kinh tế mà cho cả du lịch. Đã đến lúc làm cầu, làm đường cần có cái nhìn dài hơi;căn cơ và chi tiết, khoa học hơn. Quy hoạch cầu là phải tính đến độ tĩnh không của cầu để cả trăm năm sau tàu bè qua lại vẫn ổn; không thể trở thành lực cản.

Đối với những cây cầu đang tồn tại; nếu nằm trong tuyến huyết mạch về giao thông thủy, độ tĩnh không còn thấp cần tìm các nguồn lực để đầu tư nâng cao và mở rộng; khai phóng các năng lực chuyên chở hàng hóa và hành khách vốn bị kìm nén nhiều năm; chấm dứt cảnh tàu chờ cầu, điểm nghẽn về tĩnh không cầu vốn không có lối ra bấy lâu nay.

Đồng thời là công tác duy trì, bảo dưỡng, bảo vệ các cây cầu; tránh bị va đập, xuống cấp cần phải làm thường xuyên.

Thế mạnh về giao thông thủy nội địa ở TP.HCM và các tỉnh,thành khu vực phía Nam hiện rất lớn; đánh thức được các lợi thế này chính là sự thể hiện trách nhiệm của chính quyền và người dân các địa phương với báu vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất phương Nam đầy nắng và gió này trong thời gian tới.

Bùi Trọng Điển/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.