Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Tại sao các hãng hàng không đang chuyển dần sang máy bay cỡ lớn

Thái Sơn: Thứ ba 25/07/2023, 09:22 (GMT+7)

Nhu cầu đi lại tăng nhanh, nhưng tình trạng thiếu nhân sự khiến các hãng hàng không gặp khó khăn. Giải pháp được nhiều hãng bay đưa ra ở thời điểm này, đó là sử dụng máy bay thân lớn để chở được nhiều hành khách hơn.

Đối mặt tình trạng sân bay tắc nghẽn, chi phí gia tăng, thiếu hụt phi công và nhu cầu đi máy bay tăng trở lại, các hãng hàng không Mỹ đang cùng chuyển sang một giải pháp, đó là sử dụng máy bay cỡ lớn để chở được nhiều hành khách hơn.

Giải pháp được nhiều hãng bay đưa ra ở thời điểm này là sử dụng máy bay thân lớn để chở được nhiều hành khách hơn - Ảnh minh họa AFP

Giải pháp được nhiều hãng bay đưa ra ở thời điểm này là sử dụng máy bay thân lớn để chở được nhiều hành khách hơn - Ảnh minh họa AFP

Theo thống kê từ Công ty dữ liệu hàng không Cirium, 11 hãng hàng không lớn nhất của Mỹ đang khai thác trung bình 150 ghế trên các chuyến bay nội địa, tăng bình quân 12 ghế so với mức trước đại dịch. Trong tháng 4 vừa qua, các hãng hàng không tăng 0,6% lượng vé bán ra, dù số chuyến bay khai thác ít hơn gần 11%.

Tăng kích cỡ máy bay, đặc biệt trên các chuyến nội địa, thậm chí phổ biến tới mức được ngành hàng không Mỹ đặt tên là Xu hướng nâng cấp máy bay.

Ông Rodney Cox, Phó chủ tịch điều hành United Airlines cho biết, rất khó để tăng số lượng chuyến vào và ra khỏi sân bay, do đó, việc đưa máy bay cỡ lớn đến đường băng sẽ giúp bù đắp nhu cầu đi lại của hành khách: “Cách chúng tôi tiếp tục phát triển mô hình kinh doanh đó là nâng cấp những chiếc máy bay của mình”.

Thực tế, nhu cầu sử dụng máy bay cỡ lớn đang ngày càng trở nên quan trọng, thời điểm mà những nhà điều hành dự kiến lưu lượng khách có thể tăng đột biến trong mùa du lịch. Song song với đó là tình trạng thiếu hụt phi công và nhân viên kiểm soát không lưu.

United Airlines cho biết, các chuyến bay của hãng sẽ tăng ít nhất 20 ghế mỗi chuyến trong toàn mạng lưới so với năm 2019. Tháng 5 vừa qua, United bay khoảng 3.600 tuyến nội địa bằng máy bay thân rộng. Một phát ngôn viên cho hay, hãng này cũng sẽ dành những chiếc Boeing 777, máy bay lớn nhất trong đội bay với 364 chỗ ngồi, để vận chuyển hành khách.

Trong khi đó, đại diện Delta Airlines thông tin, cũng đang lên kế hoạch chuyển từ máy bay cỡ nhỏ sang dòng máy bay thân rộng như Airbus A320 và Boeing 737 trên các tuyến nội địa truyền thống như từ Boston đến Chicago, từ Seattle đến San Francisco và Los Angeles đến Las Vegas. Bên cạnh đó, loại bỏ hoàn toàn máy bay cỡ nhỏ ở khu vực Las Vegas, Houston, Texas, thay thế bằng máy bay lớn hơn.   

Theo Phó chủ tịch Rodney Cox của United Airline, những chiếc máy bay cỡ lớn là chìa khóa giữ cho hoạt động tại sân bay diễn ra suôn sẻ. Bởi nếu máy bay không cất cánh đủ nhanh theo lịch trình, các sân bay sẽ chật cứng như ‘bãi đỗ xe’.

Có thể nói, việc vận chuyển nhiều hành khách hơn trên mỗi chuyến bay có thể giải quyết được vấn đề đau đầu của các hãng hàng không, như giảm chi phí và thiếu nhân sự. Nhưng điều này cũng có nghĩa quyền lợi của hành khách bị ảnh hưởng bởi họ sẽ có ít lựa chọn chuyến bay hơn.

Bên cạnh đó, với việc di chuyển trên một chiếc máy bay đông người, hành khách sẽ phải xếp hàng chờ đợi và mất thời gian làm thủ tục lâu hơn.

Nhu cầu sử dụng máy bay cỡ lớn đang ngày càng trở nên quan trọng với các hãng hàng không - Ảnh Getty Images

Nhu cầu sử dụng máy bay cỡ lớn đang ngày càng trở nên quan trọng với các hãng hàng không - Ảnh Getty Images

Nhìn nhận ở góc độ khách hàng, bà Erin Black tới từ đài CNBC chia sẻ: “Tôi đã từng bay trên một chiếc Boeing 777 từ San Francisco đến Las Vegas và việc lên máy bay mất nhiều thời gian hơn so với máy bay cỡ nhỏ”

Trong một tuyên bố, Cục Hàng không Liên bang Mỹ cho biết, đang ‘thực hiện một số bước’ để giữ cho du lịch hàng không an toàn và suôn sẻ, trong bối cảnh nhu cầu nội địa tăng mạnh mẽ và sự trở lại của giao thông quốc tế.

Theo đó, Cục Hàng không Mỹ cho các hãng bay được phép cắt đi một số tuyến, bên cạnh đó giảm tần suất nhưng sử dụng máy bay lớn hơn.

Với tín hiệu này, United Airlines cho biết, sẽ cắt giảm 30 chuyến cất cánh vào giờ cao điểm từ sân bay Newark so với năm 2019. Tuy nhiên, các chặng sẽ tăng thêm gần 20% số chỗ ngồi.

Bà Faye Malarkey Black, Giám đốc điều hành Hiệp hội Hàng không Khu vực nhận định, việc giảm các chuyến bay sẽ khiến nhiều hành khách bị ảnh hưởng, giảm sự lựa chọn, với thời gian chờ đợi các chuyến bay lâu hơn: “Một tác hại nữa đối với các cộng đồng nhỏ không có đủ lượng khách lấp đầy các máy bay lớn là họ có thể không được phục vụ hàng không nữa”.

Chia sẻ quan điểm trên, bà Leslie Josephs, chuyên gia giao thông đến từ Kênh CNBC bày tỏ: “Đó là những khách hàng bị thiệt hại nhiều nhất. Chúng tôi đã thấy hàng chục thành phố trên khắp nước Mỹ bị mất dịch vụ hàng không. Do đó, những cộng đồng nhỏ đang đứng trước nguy cơ bị cô lập nhiều hơn”.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang máy bay cỡ lớn không phải dễ dàng, thậm chí đây là thách thức với nhiều hãng hàng không.

Ông Robin Hayes, Giám đốc điều hành JetBlue cho biết, các mẫu máy bay của hãng đều là máy bay thân hệp, do đó, việc chuyển đổi sang máy bay cỡ lớn không thể diễn ra trong một sớm một chiều.

Trong khi đó, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) nhấn mạnh, mong muốn “các hãng hàng không thực hiện hành động giảm thiểu tác động đối với khách hàng’ và đảm bảo hành khách được thông báo đầy đủ về bất kỳ sự gián đoạn nào có thể xảy ra.Nhạc cắtQúy vị và các bạn thân mến!

Tại Việt Nam, nhiều hãng hàng không như Vietnam Airlines, Bamboo Airways hay Vietjet đều đang khai thác dòng máy bay thân rộng cỡ lớn.

Trong đó, Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên sử dụng những máy bay cỡ lớn với hai dòng máy bay thân rộng là Boeing 787 và Airbus A350. Hiện nhiều chuyến bay giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh của Vietnam Airlines đang sử dụng máy bay thân rộng Airbus A350, Boeing 787.

Cùng Vietnam Airlines, Bamboo Airways cũng đang khai thác đội bay thân rộng Boeing 787. Cuối năm 2021, Vietjet cũng chính thức trở thành hãng bay thứ ba tại Việt Nam khai thác dòng máy bay thân rộng cỡ lớn Airbus A330, với cấu hình 12 ghế thương gia và 365 ghế phổ thông. 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người dân TP.HCM háo hức đón tàu điện ngầm đầu tiên

Người dân TP.HCM háo hức đón tàu điện ngầm đầu tiên

Hàng trăm người dân TP.HCM đã có cơ hội trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) trước ngày tuyến này đi vào vận hành chính thức. Phóng viên VOV Giao thông đã có mặt tại ga Bến Thành để cùng trải nghiệm và lắng nghe những chia sẻ đầy hứng khởi của người dân thành phố.

Dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục, rào cản nào đối với giáo viên?

Dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục, rào cản nào đối với giáo viên?

Sau khi VOVGT phát sóng và đăng tải bài viết về việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục, đã thu hút sự chú ý và đóng góp ý kiến của dư luận, trong đó có nhiều chuyên gia, giáo viên.

Tăng cường đảm bảo ATGT cầu Phú Mỹ

Tăng cường đảm bảo ATGT cầu Phú Mỹ

Theo Phòng CSGT Công an TP.HCM, chỉ trong vòng 2 tuần đầu tháng 12, lực lượng CSGT đã ghi nhận tình trạng nhiều xe tải trọng lớn chết máy trên cầu Phú Mỹ, gây ùn tắc giao thông; xe chạy quá tốc độ, chạy sai làn đường, dẫn đến tai nạn.

Xa lắc Xa La

Xa lắc Xa La

Hà Nội giờ cao điểm tắc đường đến mức, từ vỉa hè, đôi khi bộ hành ái ngại thay cho những người ngồi trên xe đang nổ máy dưới lòng đường, vì bị bỏ lại xa lắc phía sau, như ở… Xa La.

Thẻ hành nghề xe ôm, cấp rồi làm gì?

Thẻ hành nghề xe ôm, cấp rồi làm gì?

Dự thảo người chạy xe ôm chở khách, chở hàng hóa phải có thẻ hành nghề mà Hà Nội lấy ý kiến đã gây xôn xao dư luận suốt những ngày qua.

Long An: Giải pháp nào cho ùn tắc trước khi có đường vành đai?

Long An: Giải pháp nào cho ùn tắc trước khi có đường vành đai?

Tỉnh Long An là cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long kết nối chặt chẽ với TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ. Địa phương này đang phải đối mặt với nhiều thách thức về giao thông do sự phát triển nhanh chóng của các khu vực lân cận, đặc biệt là TP.HCM.

Đề xuất thu phí xử lý nước thải và thoát nước

Đề xuất thu phí xử lý nước thải và thoát nước

Tỷ lệ thu gom nước thải của phạm vi phục vụ hệ thống thoát nước đô thị toàn quốc đạt khoảng 64%, bình quân lượng nước thải sinh hoạt được xử lý chỉ đạt 16% trên tổng lượng nước thải cần được thu gom xử lý, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt, nước sinh hoạt và ô nhiễm môi trường.