Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Siết quy định, đừng để “nghẹt thở”

Kiều Tuyết: Thứ ba 24/09/2024, 20:04 (GMT+7)

Việc cơ quan quản lý đưa ra quy định về số lượng học viên trên một xe tập lái nhằm đảm bảo thời gian học thực hành lái xe ở góc độ nào đó là phù hợp. Tuy vậy, không nên quy định cứng nhắc phương thức vận hành đến từng phương tiện, làm khó cả giáo viên dạy lái và cơ sở đào tạo.

 

Ảnh minh họa: Báo Giao thông

Ảnh minh họa: Báo Giao thông

Việc Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định giới hạn số học viên trên mỗi xe học lái – đồng nghĩa với việc giới hạn số học viên mà thầy dạy lái được nhận mỗi khóa, được hiểu là nhằm ngăn chặn tình trạng, mải chạy theo số lượng bỏ bê chất lượng. Đồng thời, cũng là cách để bảo vệ quyền lợi chính đáng của học viên tương xứng với học phí đã nộp, thay vì chỉ “đánh trống ghi tên” rồi đi thi lấy bằng.

Song, câu chuyện của thị trường có vẻ chưa được nhìn nhận đúng thực tế và cân nhắc thấu đáo trong trường hợp này.

Dịch vụ đào tạo lái xe lâu nay dù thông qua qua các trung tâm đào tạo, dạy nghề lái xe, nhưng trên thực tế, nó chủ yếu được thực hiện thông qua đầu mối là các giáo viên dạy lái. Người học và người dạy tự tìm đến nhau, theo mức độ uy tín của giáo viên. Phần lớn giáo viên không “sống” bằng số học viên được trường hay trung tâm phân bổ, mà bằng số học viên họ tự tìm kiếm được, cùng các dịch vụ bổ túc tay lái sau lấy bằng.

Các trường dạy lái, về cơ bản đang làm nhiệm vụ đầu mối kết nối giữa cơ quan quản lý với giáo viên, giống như một dạng hợp tác xã mà giáo viên là các xã viên, đóng góp xe để được đảm bảo pháp lý hành nghề. Các trung tâm thực hiện việc kiểm tra, hoàn tất thủ tục để học viên được đăng ký thi sát hạch.

Nhìn vào quan hệ này, sẽ thấy quy định giới hạn số học viên với mỗi giáo viên trong từng khóa đang kìm hãm rất nhiều nguồn lực: cả năng lực của giáo viên, cả tiềm năng cơ sở vật chất, và cả quỹ thời gian của người học và cơ sở đào tạo. Nó cũng vô hình trung cào bằng sự cạnh tranh về chất lượng và uy tín giữa các giáo viên.

Thị trường tất nhiên không chấp nhận sự lãng phí và phi lý, mà sẽ buộc phải vận hành theo cách tối ưu của nó. Điều đó lý giải vì sao, dù nhận thấy quy định mỗi giáo viên được nhận không quá 5 học viên một khóa là không phù hợp, nhưng phản ứng và kiến nghị từ cơ sở đào tạo lại khá yếu ớt, dù quy định đã áp dụng được hơn một năm.

Cả bên ban hành và bên chấp hành quy định, đều hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo chất lượng đào tạo để lái xe an toàn. Do vậy, quy định nên được thiết kế theo hướng đảm bảo mục tiêu cao nhất, còn để mở các lựa chọn khác nhau về cách thức thực hiện.

Các nước có chất lượng đào tạo lái xe tốt đều thực hiện việc kiểm soát nghiêm ngặt đầu ra, gắn trách nhiệm của người dạy lái xe với sản phẩm mà anh ta đào tạo. Sát hạch thật chặt, yêu cầu thật nghiêm về kiến thức và kỹ năng, đương nhiên người dạy sẽ phải dạy thật, người học phải học thật. Còn học thế nào, dạy thế nào để đạt được chuẩn đầu ra đó, đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của các bên và của xã hội, thì nên quy định mở để đảm bảo sự linh hoạt của thị trường.

Như VOVGT đã đề cập, trong xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo ngày càng mạnh mẽ, nhiều nước trên thế giới đang đối mặt nguy cơ, giáo viên dạy lái và cả tài xế bị thất nghiệp nhiều hơn do robot làm thay. Ở Việt Nam, tốc độ đó có thể chậm hơn, nhưng cũng sẽ khó nằm ngoài xu hướng. Điều này đặt các giáo viên dạy lái đứng trước một cuộc sàng lọc gắt gao. Chỉ những người thực sự uy tín, chất lượng, trách nhiệm mới trụ lại được với nghề. Nhưng họ cũng sẽ chỉ trụ lại khi nghề bù đắp cho họ xứng đáng.

Những quy định mang tính bó buộc, nếu lại áp dụng một cách cứng nhắc, có thể khiến quá trình sàng lọc không diễn ra tự nhiên. Người làm tốt sẽ phải bỏ nghề vì quy định quá “nghẹt thở”, không đảm bảo cuộc sống. Những người ở lại với nghề dạy lái, có thể lại chỉ coi đó là một nghề tay trái, hoặc một công việc để mà duy trì khi không còn lựa chọn khác. Và như vậy, quy định chặt hơn, nhưng chất lượng có thể sẽ lỏng hơn.

Đó là một nguy cơ mà các nhà quản lý phải lường tới, nếu không nhanh chóng sửa đổi các quy định mang tính “mua dây buộc mình”./.

 
Kiều Tuyết/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bài học gì từ các nhà ga đường sắt cao tốc “ma” ở Trung Quốc?

Bài học gì từ các nhà ga đường sắt cao tốc “ma” ở Trung Quốc?

Hiện có 26 nhà ga đường sắt cao tốc đã ngừng hoạt động nằm rải rác khắp Trung Quốc, bị bỏ hoang do vị trí xa xôi và lưu lượng hành khách thấp. Các nhà ga đường sắt “ma” này đặt ra câu hỏi về sự mở rộng nhanh chóng của mạng lưới đường sắt cao tốc tại Trung Quốc.

Xây dựng nhà ở, công trình cần tính toán thích ứng thiên tai

Xây dựng nhà ở, công trình cần tính toán thích ứng thiên tai

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan ngày càng nhiều, mô hình nào cho các công trình nhà ở, trường học ở các vùng có nguy cơ thiên tai, hạn chế những thiệt hại về người và chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai?

Đừng để “nhờn” luật vì không bị phạt

Đừng để “nhờn” luật vì không bị phạt

Việc lực lượng CSGT ghi hình, xử phạt các trường hợp mô tô, xe gắn máy đi vào đường cấm, vào cao tốc đã góp phần giảm thiểu tình trạng vi phạm. Song về lâu dài, cần nghiên cứu các giải pháp giám sát tự động, liên tục, qua đó kịp thời phát hiện và xử lý tự động với các trường hợp vi phạm.

Lễ hội đua bò - Nét đẹp trong đời sống tinh thần phum sóc

Lễ hội đua bò - Nét đẹp trong đời sống tinh thần phum sóc

Trong bức tranh văn hóa đa sắc màu của vùng Tây Nam Bộ, nơi dòng Cửu Long hiền hòa uốn lượn, nơi các dân tộc anh em cùng chung sống thuận hòa, sẻ chia nguồn phù sa màu mỡ, Hội đua bò ở Chùa Rô như một mảnh ghép thú vị, phản chiếu sinh động văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ.

“Lội hành” qua phố

“Lội hành” qua phố

Hà Nội có nhiều con đường dễ thương, nhưng cũng có những con đường khó thương, hoặc có lúc khó thương, như là khi ùn tắc, lụt lội. Bộ hành, bạn sẽ làm gì nếu bất đắc dĩ trở thành “lội hành” qua phố?

Luật Đất đai 2024 đi vào cuộc sống và những dấu hiệu khởi sắc trong giải phóng mặt bằng

Luật Đất đai 2024 đi vào cuộc sống và những dấu hiệu khởi sắc trong giải phóng mặt bằng

Luật Đất đai 2024 đã chính thức có hiệu lực và ngay lập tức tạo ra những cú hích trong công tác giải phóng mặt bằng, đền bù tái định cư tại nhiều dự án trọng điểm tại TP.HCM.

Tác động tới xuất khẩu khi FED hạ lãi suất lần đầu sau hơn 4 năm

Tác động tới xuất khẩu khi FED hạ lãi suất lần đầu sau hơn 4 năm

Theo giới phân tích, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm đều có tác động tới các nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.