Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Quá tải từ cơ cấu

Kiều Tuyết: Thứ năm 09/11/2023, 09:31 (GMT+7)

Với số lượng học sinh tăng quá nhanh, những năm qua, ở bậc học nào, Hà Nội cũng thiếu trường lớp. Thay vì loay hoay với sỹ số trong trường công thì giải pháp giảm quá tải còn đến từ sự phát triển của mạng lưới các trường ngoài công lập; từ việc giải quyết tốt cơ cấu giữa trường công và ngoài công lập.

  

Sĩ số tối đa, diện tích bình quân tối thiếu ở các lớp phổ thông khối trường công lập tại đô thị đã khác rất nhiều so với tiêu chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra cách đây nhiều năm, và khác cả con số đang đề xuất.

Việc đề xuất tăng sĩ số, vì thế chỉ là hợp thức hóa một vi phạm bất đắc dĩ mang tính phổ biến lâu nay. Nó không nên được nhìn nhận như một giải pháp, có chăng là giải quyết vấn đề danh hiệu hoặc thành tích nào đó mà các nhà trường đang bị thiệt thòi, chỉ vì sĩ số.

Học tập là quyền thiết yếu hàng đầu của trẻ em, Nhà nước và chính quyền các địa phương phải có trách nhiệm đảm bảo. Nhưng cũng giống như câu chuyện nhà ở, đang có một sự nhầm lẫn khá căn bản trong quan niệm về trách nhiệm này. Nhà nước đảm bảo quyền học tập, quyền tiếp cận giáo dục, không có nghĩa phải đảm bảo cho mỗi trẻ em có một chỗ học ở trường công.

Sĩ số tối đa, diện tích bình quân tối thiếu ở các lớp phổ thông khối trường công lập tại đô thị đã khác rất nhiều so với tiêu chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra cách đây nhiều năm, và khác cả con số đang đề xuất

Sĩ số tối đa, diện tích bình quân tối thiếu ở các lớp phổ thông khối trường công lập tại đô thị đã khác rất nhiều so với tiêu chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra cách đây nhiều năm, và khác cả con số đang đề xuất

Trong một nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường, hệ thống giáo dục công lập sẽ có chức năng ưu tiên đảm bảo cơ hội học tập cho trẻ em các gia đình thu nhập thấp, không đủ sức theo học trường tư.

Nói cách khác, trường công là để không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận giáo dục. Và với xu hướng phát triển đó, giáo dục công lập chỉ đáp ứng khoảng 20-30%, còn lại là trường tư, như nhiều nền giáo dục tiên tiến đang làm. Nhưng ở Việt Nam, tỉ lệ này hoàn toàn ngược lại.

Vì nhầm lẫn trong quan niệm, nên xã hội có xu hướng đổ lỗi cho nhà nước không lo nổi chỗ học ở trường công. Và cũng vì nhầm lẫn hoặc dưới sức ép của dư luận, ngay cả một số người có vai trò xây dựng chính sách, cũng đang tập trung vào hướng mở mang thêm cơ sở giáo dục công lập, rồi lại loay hoay kêu khó, vì đất chật, người đông và nguồn lực công có hạn.

Trong khi, sự lộn ngược của tỉ lệ đáp ứng giữa khối trường công và tư, chưa được nhìn nhận đúng.

Vì thế, giải bài toán quá tải trường công, cần tiếp cận từ chính các nguyên nhân căn cơ, với yếu tố đầu tiên là sự mất cân đối giữa khối công và tư, cả về tỉ lệ đáp ứng, mức học phí cũng như chất lượng. Cần tập trung ưu tiên các giải pháp để thu hẹp khoảng cách này.

Học phí trường công cần tính đúng, tính đủ, để nhà trường và giáo viên không phải còng lưng đáp ứng quá nhiều mục tiêu và kỳ vọng: vừa lo chất lượng tốt nhất, vừa thỏa mãn phụ huynh cao nhất, lại vừa phải xoay sở trong nguồn tài chính eo hẹp từ ngân sách và mức học phí chỉ bằng 1/5, 1/6 trường tư thục.

Quá tải trường lớp nếu giải quyết bằng cách “gọt chân cho vừa giầy” hoặc “nhồi” thêm học sinh vào lớp sẽ chỉ khiến các hậu quả nặng nề hơn, mà người gánh chịu đầu tiên là con trẻ.

Quá tải trường lớp nếu giải quyết bằng cách “gọt chân cho vừa giầy” hoặc “nhồi” thêm học sinh vào lớp sẽ chỉ khiến các hậu quả nặng nề hơn, mà người gánh chịu đầu tiên là con trẻ.

Quyền được đến trường và cơ hội học tập của trẻ em các gia đình khó khăn vẫn sẽ được đảm bảo, bằng cơ chế miễn giảm học phí, quan tâm hỗ trợ từ nhà trường và địa phương, với khảo sát đánh giá nghiêm túc hàng năm, đồng thời làm tốt việc huy động các nguồn lực ngoài xã hội.

Ngoài ra, để từng đồng học phí được sử dụng hiệu quả, ngành giáo dục cần có cơ chế giám sát, loại bỏ tất cả khoản đóng góp, chi tiêu không cần thiết được “ghé” vào học phí, nhằm giảm gánh nặng đóng góp của phụ huynh.

Khi học phí thấp không còn là ưu thế cạnh tranh, phụ huynh sẽ tự cân nhắc chủ yếu dựa trên chất lượng dạy và học. Vì thế, giải pháp song hành là kiểm soát và thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường công và tư, để dịch vụ giáo dục thực sự “tiền nào của nấy”.

Nhưng chất lượng giáo dục thế nào là đạt chuẩn, là thấp hay cao, lại phụ thuộc vào bộ tiêu chí đánh giá đầu ra do ngành giáo dục đào tạo ban hành, thông qua thi cử, tuyển chọn. Vì thế, muốn phụ huynh thay đổi quan niệm về chất lượng, cần bắt đầu bằng sự đổi mới bộ tiêu chí đánh giá chất lượng theo triết lý giáo dục mới, thay vì đánh giá bằng tiêu chí đang chủ yếu áp dụng với các trường công.

Khi cơ chế đãi ngộ tiệm cận nhau, cơ hội được đóng góp và ghi nhận như nhau, đội ngũ giáo viên giỏi cũng không nhất thiết phải cố bám trụ ở trường công, khiến cho các trường tư thục khó thu hút nhân lực chất lượng cao, như hiện tại. Cơ hội để thu hẹp khoảng cách chất lượng giữa hai khối trường công và trường tư sẽ tăng lên.

Tóm lại, quá tải trường lớp nếu giải quyết bằng cách “gọt chân cho vừa giầy” hoặc “nhồi” thêm học sinh vào lớp sẽ chỉ khiến các hậu quả nặng nề hơn, mà người gánh chịu đầu tiên là con trẻ. Chúng cần được đảm bảo cơ hội học tập bằng những lựa chọn của cha mẹ phù hợp với mức chi trả và định hướng giáo dục gia đình.

Còn việc của nhà nước và thị trường là tạo ra các lựa chọn, căn cứ trên các mẫu số chung về giá trị, để người học không phải bất đắc dĩ đổ xô vào một lựa chọn đó, dẫn đến quá tải triền miên.

Kiều Tuyết/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.