Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Quá phụ thuộc học thêm dạy thêm, phụ huynh mong “tinh giảm” kiến thức chính khóa

Chu Đức: Thứ ba 11/02/2025, 11:24 (GMT+7)

Thông tư 29 của Bộ Giáo dục-Đào tạo đang tạo ra hiệu ứng rất lớn về việc dạy thêm, học thêm. Giáo viên không được dạy thêm và thu tiền với học sinh đang dạy chính khóa; Dạy thêm trong trường không được thu tiền học sinh; Tổ chức, cá nhân dạy thêm phải đăng ký kinh doanh và đóng thuế…

Trước ngày Thông tư 29 có hiệu lực (14/2), nhiều hoạt động dạy thêm học thêm đã tạm ngừng. Các bậc phụ huynh gặp xáo trộn thế nào, và góc nhìn của họ ra sao về vấn đề này?

91c45473-7888-45ea-919a-46e75d30dc4c

Mong sớm có hướng dẫn cụ thể của Bộ GD-ĐT 

16h00 trước cổng một trường tiểu học ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), hàng dài xe chờ đón học sinh là người cao tuổi. Bà Nguyễn Ngọc Liên (68 tuổi) đang chờ cháu nội tan học.

Nếu như bình thường trước đây, cháu bà sẽ học tiếp tại một trung tâm dạy thêm gần đó tới 18h, con trai hoặc con dâu sẽ đi đón cháu. Tuy nhiên, vài tuần trở lại đây, trung tâm đã đóng cửa do còn “nghe ngóng” hướng dẫn cụ thể của Thông tư 29 về điều kiện tổ chức, cá nhân triển khai dạy thêm. Bà cho biết, do con trai làm bên điện lực, con dâu làm ở tổ chức phi chính phủ, nên giờ tan làm rất muộn, không thể đi đón con đúng 16h.

Bà Liên tha thiết mong muốn có lớp học thêm ở ngay trong trường: “Nếu bây giờ tổ chức ở trong trường cũng được. Vì trong trường đủ điều kiện rồi. Còn ở ngoài không đủ điều kiện đâu, ví dụ như an toàn phòng cháy chữa cháy chẳng hạn. Tôi biết ở ngoài cũng có những trung tâm họ đủ điều kiện, vì nhà tôi có đất cho họ thuê, họ đáp ứng được thì vẫn dạy được. Nhưng tôi nghĩ, nếu phụ huynh có nhu cầu thì có thể gửi các cô ở trường luôn cho tiện. Phụ huynh bây giờ, các cháu nhà tôi cũng bận, đi làm áp lực lắm. Mà bây giờ tôi thấy các cháu học lớp 1 cầm bút toàn sai thôi”.

Tương tự, chị Lê Hồng Tuyến (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, con chị học tiểu học, có ngày tan học 10h30 và 15h35. Chị không thể nào xoay sở nổi để đi đón con đúng giờ khi đang đi làm giờ hành chính nhà nước. Cực chẳng đã, chị đành nhờ đến các giải pháp gián tiếp như đặt xe ôm công nghệ đón con.

Đứng ở góc độ phụ huynh, chị mong sớm có hướng dẫn cụ thể để các thầy cô, các trung tâm mở lại việc dạy thêm theo đúng định hướng quản lý của Bộ Giáo dục- Đào tạo.

“Cá nhân tôi ủng hộ việc mở lại các trung tâm dạy thêm, học thêm và tổ chức, cá nhân phải ghi danh, đăng ký kê khai thuế thu nhập cá nhân. Đó là một nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thứ hai, con cái chúng tôi có các cô giáo hướng dẫn kiến thức thì sẽ bài bản hơn là bố mẹ rồi. Có những kiến thức mình học rồi nhưng có thể cách truyền đạt của mình không đúng sư phạm, các con không hiểu lắm. Rồi các con có môi trường thi đua với các bạn thì tôi ủng hộ điều đó”.

Mặc dù ủng hộ dạy thêm, học thêm vào thời điểm này, nhưng chị Tuyến cũng thừa nhận, đó là việc chẳng đặng đừng, vì thực tế, việc học của trẻ em bây giờ rất nặng, nếu không học thêm rất khó theo kịp chương trình và chúng bạn.

“Với số lượng môn con tôi đang học, tôi nghĩ nên có góc nhìn thiết thực hơn. Ví dụ tăng các môn thực hành, thực tế, chứ lý thuyết học thuộc rồi kiểm tra sẽ gây phân tán sự tập trung vào các môn chính. Mà các môn phụ đấy kiểm tra bằng hình thức viết, thay vào đó bằng các hình thức sinh động hơn, hoặc đánh giá việc các con cảm nhận thế nào khác, sẽ giảm tải đi nhiều”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giảm nhẹ kiến thức chính khóa, tránh gây áp lực cho trẻ

Ở một góc nhìn khác, anh Nguyễn Xuân Huy (quận Hà Đông, Hà Nội) khẳng định, từ nhỏ đến lúc đi học, hai con của anh chưa từng đi học thêm các môn chính khóa nào. Thời gian trống, anh cho các bé đi học phụ đạo các môn vận động như thể dục thể thao, múa.

Anh cho rằng, khối lượng kiến thức của học sinh Việt Nam ở nhà trường đang quá nặng. Thực tế không đáp ứng được nhu cầu công việc ngoài xã hội. Bằng chứng là nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc đúng chuyên ngành.

Anh Huy nêu quan điểm thẳng thắn: Các gia đình cần chấp nhận thực lực của con em ở đâu, môi trường nào là phù hợp. Để từ đó, không đặt con vào những môi trường quá sức. Ví dụ có nhất thiết phải trường chuyên, lớp chọn, có nhất thiết phải vào được đại học…

“Tôi rất muốn giảm nhẹ kiến thức sách vở trong nhà trường cho học sinh. Tuy nhiên, một mặt chính các gia đình cũng không nên kỳ vọng, thúc ép các con nhiều quá. Quan trọng là ra trường tìm kiếm được nghề phù hợp với bản thân mỗi người. Đại học không phải con đường duy nhất. Chứ nhà nhà ai cũng vào đại học thì trường nào cũng mở đào tạo đa ngành nghề. Trường Mỏ, trường Xây dựng cũng đào tạo kế toán, quản trị kinh doanh”.

Sau khi đón được cháu nội ở cổng trường, bà Nguyễn Ngọc Liên cũng chia sẻ, việc học thêm và dạy thêm là tùy thuộc vào nguyện vọng của gia đình và năng lực của học sinh. Sau vài tuần không học theo lịch dày như trước, bà nhận thấy cháu nội mình có vẻ… hạnh phúc hơn.

“Tôi bây giờ rất thoải mái. Cháu có khả năng thế nào thì cho đi học cái ấy, chứ không gây áp lực. Tôi đã tiếp xúc với nhiều chuyên gia tư vấn rồi, nhiều cháu bây giờ áp lực quá, thành ra stress, chẳng làm được việc gì. Bây giờ làm sao tinh thần của các cháu thoải mái, vui tươi và hạnh phúc”.

Thông tư 29 được kỳ vọng sẽ mở ra một bước tiến mới, tiên tiến hơn, minh bạch hơn cho ngành giáo dục. Việc dạy thêm, học thêm vừa được công nhận chính thức, vừa được quản lý công khai. Không những vậy, các nội dung trong Thông tư còn góp phần giữ gìn tôn nghiêm, uy tín cho đội ngũ nhà giáo, hạn chế hoạt động dạy thêm gây sức ép cho học sinh.

Đây cũng được cho là một cơ hội cho các bậc phụ huynh, các nhà làm giáo dục cùng nhìn nhận, xem xét về việc lệ thuộc vào dạy thêm, học thêm, từ đó cải tổ, có góc tiếp cận khác về việc học chính khóa trên ghế nhà trường./.

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giá xăng, dầu đồng loạt tăng

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng

Trong kỳ điều chỉnh ngày 27/3, giá xăng tiếp tục tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 7 lần, giảm 6 lần.

Đìu hiu phố đi bộ gần 30 tỷ đồng

Đìu hiu phố đi bộ gần 30 tỷ đồng

Mang nét đặc trưng của từng địa phương, phố đi bộ thu hút người trải nghiệm bởi nét văn hóa riêng vừa thân thiện với người dân lại vừa tạo dấu ấn cho du khách. Thế nhưng, tại Hà Nội, nhiều tuyến phố đi bộ lại như bị “rơi vào quên lãng” vì thiếu đặc trưng và chưa phù hợp với du khách.

Bị phạt 5 triệu đồng, trừ 4 điểm GPLX vì chuyển làn ẩu trên cao tốc

Bị phạt 5 triệu đồng, trừ 4 điểm GPLX vì chuyển làn ẩu trên cao tốc

Hành vi chuyển làn ẩu trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây khiến một tài xế xe khách phải bị xử phạt số tiền 5 triệu đồng.

TP.HCM: Hộ dân nuôi hàng chục con chó gây ảnh hưởng tới người dân

TP.HCM: Hộ dân nuôi hàng chục con chó gây ảnh hưởng tới người dân

Vừa qua VOV Giao thông có nhận được phản ánh từ người dân sinh sống tại hẻm 268, đường Lý Thái Tổ, Phường 1, quận 3, TP.HCM về tình trạng một hộ dân nuôi hàng chục con chó, mèo trong khu dân cư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và môi trường.

Không gian đôi bờ sông Tô Lịch: Tiềm năng chờ đánh thức

Không gian đôi bờ sông Tô Lịch: Tiềm năng chờ đánh thức

Thành phố Hà Nội đang quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng sông Tô Lịch. Thành phố cũng đặt ra mục tiêu  biến sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.

Viên chức dôi dư, cơ hội nào tìm việc?

Viên chức dôi dư, cơ hội nào tìm việc?

Không dừng lại ở 100 nghìn, số cán bộ chịu ảnh hưởng từ sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này có thể cao hơn gấp đôi, thậm chí gấp nhiều lần, khi thực hiện sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và tiếp tục sắp xếp cấp xã.

Bắt giữ nam thanh niên vi phạm nồng độ cồn, tông xe máy gây chấn thương cho CSGT

Bắt giữ nam thanh niên vi phạm nồng độ cồn, tông xe máy gây chấn thương cho CSGT

Khi bị yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn, một nam thanh niên ở Thái Bình đã có hành vi chống đối, tông xe máy vào CSGT đang làm nhiệm vụ.