Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Kênh VOV Giao thông: Thứ sáu 06/09/2024, 09:23 (GMT+7)

Những đứa trẻ sinh ra kém may mắn, những tưởng được che chở ở nơi gọi là “mái ấm”, nhưng không ngờ, bị xách, bị quăng, bị đánh đập không thương tiếc.

Những đứa trẻ được ăn thứ đồ ăn để bên bồn cầu; được uống thứ thuốc ức chế để ngủ li bì cho khỏi quấy khóc, được uống thứ sữa dồn lại từ tất cả các bình thừa. Và được dạy cách để trừng trị lẫn nhau.

Bàng hoàng. Sửng sốt. Phẫn nộ. Khó có thể diễn ta hết cảm xúc của dư luận khi sự thật được phơi bày. Chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đang vào cuộc.

Nhưng, có một câu hỏi lớn đặt ra, đó là: “Để “mái ấm” biến thành “địa ngục” với trẻ em, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?”

Tọa đàm phát thanh về chủ đề này, 12h30’ thứ Sáu (06/9), trực tiếp trên VOVGT FM91 và vovgiaothong.vn.

Với sự tham gia của các khách mời: Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em và Luật sư Lê Mai - Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam.

Đừng quên chia sẻ ý kiến của bạn qua hotline: 02437.919191 hoặc Fanpage VOV Giao thông.

Ảnh: Báo Thanh Niên

Ảnh: Báo Thanh Niên

BÀNG HOÀNG, KHÔNG THỂ TIN NỔI

Sáng 5/9, Công an TP.HCM đã ra quyết định tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương - chủ mái ấm Hoa Hồng và một số bảo mẫu, nhân viên mái ấm để củng cố hồ sơ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Cùng ngày, UBND Quận 12 đã quyết định đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động cơ sở này. Toàn bộ 85 trẻ em đã được đưa về các cơ sở bảo trợ xã hội công lập được khám sức khoẻ, bố trí người chăm sóc và ổn định tinh thần. 

Chị Mai - một nhà hảo tâm, thường xuyên đến các Mái ấm để thiện nguyện không thể kìm nước mắt khi xem những đoạn clip. Nhưng theo chị, hành vi xảy ra ở Mái ấm Hoa hồng không phải là hiếm gặp.

“Khi có nhà hảo tâm đến có thể là nhẹ hơn, các bảo mẫu có đánh, nạt nộ, la lối, thậm chí đút cho các con ăn một cách bạo lực, tôi nhìn thấy rất nhiều lần. Mình tự hỏi rằng, tại sao có tình trạng này xảy ra mà chính quyền địa phương không biết?”

Trả lời phóng viên VOV Giao thông, ông Cao Hà Đức Trọng, Chủ tịch UBND phường Trung Mỹ Tây, quận 12 khẳng định, địa phương có đi kiểm tra, giám sát mái ấm này thường xuyên, gần đây nhất là tháng 7/2024, nhưng rất khó phát hiện vì những hành vi đánh đập trẻ “diễn ra vào ban đêm” và cơ sở này đối phó tinh vi.

“Có đôi khi kiểm tra thì thấy số lượng trẻ tăng lên so với cấp phép. Theo quy định cấp phép cho tối đa không quá 39 cháu. Tuy nhiên, có thời điểm kiểm tra thấy con số vượt lên 60, 70 cháu. Những hành vi này, phường cũng đã yêu cầu khắc phục. Chủ cơ sở này có giải thích là do chuyển cơ sở 2 ở huyện Củ Chi về cho các cháu chơi chung với nhau”. 

Ảnh: Báo Thanh Niên

Ảnh: Báo Thanh Niên

Tại cuộc họp báo chiều 4/9, ông Nguyễn Tăng Minh, Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nhấn mạnh vụ việc rất nghiêm trọng, đáng tiếc và có sự buông lỏng quản lý từ địa phương.

“Những cá nhân, tổ chức liên quan sẽ xử lý nghiêm minh. Chúng tôi cũng sẽ có giải pháp để tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở bảo trợ xã hội công lập (16 cơ sở) cũng như ngoài công lập (64 cơ sở)”.

Theo ông Lê Xuân Đồng, Chuyên gia Giới và phát triển xã hội, việc phát hiện ra tình trạng quá tải không chỉ là một nhiệm vụ hành chính.

“Nguồn gốc của các trẻ em được tiếp nhận vào mái ấm là ai, các em có được quản lý hồ sơ chi tiết không? Việc thiếu quản lý chặt chẽ có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng như mua bán trẻ em hay cưỡng bức lao động trẻ em. Một hệ thống quản lý yếu kém cũng có thể làm suy yếu quá trình chăm sóc và phát triển của trẻ”.

Chuyên gia Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững (MSD) cho rằng, sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời của chính quyền địa phương là cần thiết nhưng quan trọng hơn là cần những giải pháp toàn diện và lâu dài.

“Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ, đặc biệt là trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật và dễ bị tổn thương là công việc khó khăn. Đây không chỉ là việc từ thiện, từ tâm, ai cũng làm được mà còn là công việc xã hội chuyên nghiệp đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ chuẩn mực, chuyên nghiệp”.

Ảnh: TTXVN

Ảnh: TTXVN

ĐỂ KHÔNG CÒN CÁC VỤ LẠM DỤNG, BẠO HÀNH NHÂN DANH “TỪ THIỆN”

Dù 2 con đã học tiểu học và THCS, song chị Nguyễn Thị Dung (ở Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn bàng hoàng, phẫn nộ khi nghe thông tin vụ bạo hành trẻ em ở cơ sở Mái ấm Hoa Hồng (TP. HCM):

"Nghe thông tin đấy em thấy rất đáng sợ, chỉ mong muốn bên chính quyền địa phương, các cấp, các ngành giúp đỡ các em bị bơ vơ, cơ nhỡ như thế, để các em có được mái ấm, được bảo vệ quyền lợi. Đối với người vi phạm thì cần đưa ra pháp luật, xử lý nghiêm minh".

Theo Bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, chính quyền phường phải có nhiệm vụ quản lý các cơ sỏ mẫu giáo, nhà trẻ, cơ sở từ thiện, mái ấm tình thương, trực tiếp là chủ tịch phường:

"Tất cả những cơ sở, từ là từ thiện, thì trách nhiệm của lãnh đạo phường, lãnh đạo quận vẫn phải có trách nhiệm, mà trách nhiệm cao là khác. Cho nên trách nhiệm ở đó, ông chủ tịch phường, cho đến những người được giao nhiệm vụ ở đó xuống cấp đạo đức công vụ, không thực hiện đúng, không làm tốt nhiệm vụ được giao".

Bà Trần Thị Đào, công chức văn hóa- xã hội phương Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, trên địa bàn không có cơ sở mái ấm tình thương, song có khá nhiều cơ sở mầm non tư thục. Để không xảy ra các vụ bạo hành trẻ em, phường thường xuyên thành lập các tổ trực tiếp kiểm tra hoạt động tại các cơ sở này, với tần suất bình quân 2-3 lần/năm. Ngoài ra còn có các lực lượng khác như: Phòng Giáo dục của quận, để giám sát hoạt động của các cơ sở mầm non:

"Riêng loại hình mái ấm thì cần có văn bản quản lý nhà nước mang tính chất hệ thống và có sự chỉ đạo từ trung ương đến địa phương mang tính chặt chẽ. Vì đối tượng ở đó thường là trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, không có bố mẹ hoặc người chăm sóc thay thế, thành ra các con không có người bảo trợ, bảo hộ, cuối cùng hoàn toàn phụ thuộc chủ cơ sở mái ấm đó".

Ảnh: Báo Thanh Niên

Ảnh: Báo Thanh Niên

Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội (Hà Nội) cho hay, nhóm trẻ từ thiện chưa có quy định cụ thể, dẫn đến việc thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng về an toàn, chất lượng chăm sóc. Bởi vậy, các cơ sở nuôi dạy trẻ em, bao gồm cả các cơ sở từ thiện, cần được đưa vào một hệ thống quản lý chặt chẽ, minh bạch và toàn diện để đảm bảo quyền lợi và an toàn cho trẻ em:

Để ngăn ngừa những vụ việc tương tự, luật sư Trần Xuân Tiền đề xuất: "Việc tăng mức phạt đối với những hành vi vi phạm mà nạn nhân là trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ là một xu hướng được nhiều nước áp dụng. Chúng tôi rất đồng tình với việc có biện pháp mạnh mẽ, đủ răn đe và phải ưu tiên tất cả cho trẻ em không phải bằng lời nói, khẩu hiệu, mà bằng hành động cụ thể".

Ngoài biện pháp xử lý, một số ý kiến cũng cho rằng cần tăng cường công tác kiểm tra đăng ký và cấp phép hoạt động; kiểm tra và giám sát định kỳ; tăng cường vai trò giám sát của xã hội, giám sát cộng đồng để góp phần giảm thiểu, ngăn ngừa tình trạng bạo hành trẻ em.

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Khoảng 10h sáng nay (9/9), cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) đã bị sập 2 nhịp cầu do mưa bão. Nhiều người dân cho biết, thời điểm cầu sập, trên cầu có cả ô tô và xe máy.

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

 Giao thông sáng nay (9/9) trên nhiều cung đường tại thủ đô Hà Nội gặp rất khó khăn do nhiều cây xanh bị gãy đổ sau cơn bão số 3 hiện vẫn chưa thể khắc phục, lòng đường bị thu hẹp, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

11h ngày 09/9, theo nguồn tin của PV VOV Giao thông, đến thời điểm này các vị trí sạt lở trên tuyến QL 32 đoạn qua địa phận huyện Mù Cang Chải dã được khơi thông đất đá sạt lở, giao thông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trở lại bình thường.

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Nhà Bè là huyện ngoại thành cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, thông qua quận 7, quận 4, và cũng là huyện có hệ thống sông, kênh rạch bao quanh. Do vậy, những cây cầu kết nối với các quận, huyện khác của thành phố, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương.

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học y tế công cộng tại 10 tỉnh, thành, tỷ lệ đội MBH của trẻ em tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 40-44%, trong đó tỷ lệ đội MBH đúng cách của trẻ dưới 6 tuổi tại Hà Nội chưa đến 20%.

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Những ngày qua mưa, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người, tài sản và đặc biệt nhiều công trình giao thông bị sạt lở, đứt gãy, giao thông nơi bị tê liệt.

Những người “dọn bão”

Những người “dọn bão”

Sau bão số 3, Hà Nội có hàng vạn cây xanh bị đổ. Ngay sau khi bão đi qua, mặc dù vẫn còn mưa, những người dân phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương khắc phục, nhằm sớm ổn định cuộc sống cũng như giao thông tại thủ đô.