Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Tránh nguy cơ “dịch chồng dịch” mùa tựu trường?”

Kênh VOV Giao thông: Thứ năm 05/09/2024, 08:58 (GMT+7)

8 tháng đầu năm 2024, khu vực phía Nam ghi nhận hơn 2000 ca sốt phát ban nghi sởi. Trong đó, có hơn 800 ca dương tính với vi rút sởi và có 3 ca tử vong. Riêng tại TP.HCM, ghi nhận hơn 500 ca mắc, chiếm hơn 1/2 toàn khu vực.

Trước tình hình số ca mắc sởi tăng đột biến, cuối tháng 8 vừa qua, TP.HCM đã công bố dịch bệnh sởi với quy mô toàn thành phố. Song song đó, hiện khu vực phía Nam cũng ghi nhận sự gia tăng trở lại của các bệnh truyền nhiễm khác như ho gà… Đặc biệt, trong thời điểm mùa tựu trường, học sinh các cấp quay lại trường học, nguy cơ trẻ mắc và lây truyền bệnh là rất lớn…

Trước thực trạng đáng “báo động” này, ngành chức năng có những giải pháp ứng phó ra sao để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho bệnh nhi? Người dân cần lưu ý gì để chủ động phòng chống dịch bệnh?

Hãy cùng với VOV Giao Thông tìm câu trả lời trong chương trình Tọa Đàm tuần này với chủ đề “Kịch bản nào để TPHCM và các tỉnh thành phía Nam tránh nguy cơ “dịch chồng dịch” mùa tựu trường?” phát sóng vào lúc 12h30 – 13h30, ngày 05/09 trên Kênh VOV Giao thông FM91Mhz, website: vovgiaothong.vn và fanpage: VOV giao thông

Cùng sự tham gia của các vị khách mời: ThS.BS Lê Hồng Nga – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) và BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TPHCM, Nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM

 

Hầu hết các ca nhập viện không tiêm phòng

Ngày 29/8, đoàn công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm trưởng đoàn đã kiểm tra hoạt động phòng chống dịch sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM. Tính từ ngày 26/8/2024 đến ngày 01/9/2024, tại TP.HCM ghi nhận ghi nhận 118 ca sốt phát ban nghi sởi, tăng 53,7% so với trung bình 4 tuần trước (77 ca).

Trong đó có 106 ca sởi gồm 22 ca xác định phòng thí nghiệm và 84 ca nghi ngờ lâm sàng. Tổng số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy từ đầu năm đến tuần 35 là 644 ca. Các quận huyện có số ca mắc cao bao gồm quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn. 

Tiêm vaccine ngừa sởi cho trẻ tại trạm y tế ở quận 10. Ảnh: Trung tâm Y tế quận 10

Tiêm vaccine ngừa sởi cho trẻ tại trạm y tế ở quận 10. Ảnh: Trung tâm Y tế quận 10

Tại BV Nhi đồng 1, TP.HCM tuần qua có 28 ca sởi điều trị nội trú, đa số các ca này đến từ các tỉnh miền Đông và miền Tây lên. Bác sĩ cho biết hầu hết các ca nhập viện đều không chích ngừa, các trẻ nhập viện đều có biến chứng viêm phổi nặng phải điều trị kháng sinh từ 7-10 ngày. 

BSCK2 Dư Tấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần Kinh khuyến cáo lúc này với các phụ huynh cần rà soát lại sổ chích ngừa của trẻ và cần phải tiêm đủ trước mùa tựu trường: “Tôi nghĩ bây giờ mình nên bắt tay vào để tiêm chủng ngay bây giờ trước khi vào học vẫn còn kịp, sẽ ngăn chặn được dịch sởi xảy ra. Đặc biệt các nhóm đối tượng nguy cơ cao cần phải chích ngừa luôn như những bệnh lý nền: huyết học, thận hư, suy dinh dưỡng, tim bẩm sinh…Và những em chưa chích ngừa mắc sởi sẽ lây lan rất cao, khi vô lớp học lây cho những bé khác, về nhà lây cho em  của bé những đứa chưa đủ 9 tháng tuổi để được chích ngừa” 

Dạo quanh các phòng bệnh, nhiều bé mắc sởi với vẻ mặt mệt mỏi, thở khò khè, toàn thân phát ban liên tục kêu khóc. Những phụ huynh gần như mang nét mặt âu lo và ân hận khi có người quên cả lịch chích ngừa cho con khiến con nhập viện trong tình trạng nặng.

Anh Nguyễn Đức Trung (27 tuổi) đưa con từ Vũng Tàu lên nhập viện, anh chia sẻ rằng gia đình đã quên cả 2 mũi ngừa sởi từ khi  bé Nguyễn Lê Minh Triết chào đời đến nay đã 23 tháng: “Lúc ở dưới Vũng Tàu thì khám mấy phòng khám ngoài bác sĩ kêu là tay chân miệng, sợ quá đưa lên đây chẩn đoán bé viêm phổi. Cách đây 2 ngày thì nổi ban lên nên bác sĩ kêu bé bị sởi và nhập viện. Hiện bé chích ngừa bị thiếu mũi do đợt rồi bé đi mổ nên thời gian đó chưa chích được cho bé”

Tương tự chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (quê An Giang) làm công nhân ở Bình Dương, con gái chị được gần 3 tuổi nhưng chưa hề được chích ngừa sởi. Vì vậy, khi mắc bệnh con trở nặng phải lên Nhi Đồng 1 nằm phòng cách ly, chị Thúy xót xa bên giường bệnh khi thấy con sốt, mệt mê man: “Trước bé cũng chích ngừa được mấy mũi gì đó, đến 9 tháng thì cháu không có thuốc, bác sĩ hẹn tới tháng rồi đi chích. Song, tới tháng hẹn lại 3 lần cũng không có rồi đến 6 tháng cũng nghỉ luôn. Tại bận công việc quá nên điện lại không có nên thôi mình nghỉ luôn”. 

Những trận dịch năm 2014, 2019 luôn để lại những gánh nặng cho ngành y tế, cộng đồng. Những sinh mệnh trẻ em cần được cả cộng đồng chung sức chung lòng để bảo vệ, khi mà ngày nay nhiều bà mẹ trẻ gen Z nhiều khi lơ đễnh vì bệnh sởi, những hội nhóm anti vắc xin khiến ngành y tế vẫn còn đau đầu. Vì thế, mũi tiêm nhỏ lợi ích lớn, phòng bệnh cần được truyền thông rộng rãi để trẻ được khỏe mạnh trước mùa tựu trường đang đến dần.

Cần tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch

PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ThS.BS. Lương Chấn Quang - Trưởng khoa Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật - Viện Pastuer TPHCM.

Nhân viên Trung tâm Y tế quận 6 tiêm vắc xin phòng bệnh sởi - rubella cho trẻ ngày 2-9. Ảnh: HCDC.

Nhân viên Trung tâm Y tế quận 6 tiêm vắc xin phòng bệnh sởi - rubella cho trẻ ngày 2-9. Ảnh: HCDC.

PV: Thưa ông, hiện nay dịch sởi và ho gà ở các tỉnh, thành phía Nam diễn biến như thế nào? Ông có dự báo gì về tình hình dịch sắp tới khi mà học sinh bắt đầu trở lại trường học?

BS. Lương Chấn Quang: Hiện nay thì số ca mắc sởi, ho gà ở khu vực phía Nam đều có xu hướng tăng, chủ yếu là ghi nhận trên nhóm trẻ nhỏ mà những trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng hoặc là tiêm phòng chưa đầy đủ. Số ca sởi có dấu hiệu gia tăng từ cuối tháng 4, đến hiện nay thì chưa có dấu hiệu giảm.

Từ trung bình 10 ca nghi sởi/ tuần, 4 tuần gần đây thì ghi nhận khoảng 250 ca một tuần. Còn với ho gà đó thì đa số là dưới 2 tuổi và hơn 80% là chưa có tiền ngừa. Nếu xét trên địa bàn thì chỉ khoảng 30% trong số ca nghi sởi và 50% số ca ho gà đó là thuộc TPHCM, còn lại là của các tỉnh khu vực phía Nam.

Hai bệnh này đều là bệnh lây truyền qua đường hô hấp cho nên nó rất dễ lây truyền khi mà tụ tập đông người và những người đó là chưa được tiêm phòng cho nên cái mùa tựu trường tới là cái mùa mà trẻ em tập trung lại cùng lúc sau một cái kỳ nghỉ hè dài trẻ thì đi du lịch, có nguy cơ cũng bị lây nhiễn xong rồi đem vào trong trường thì có nguy cơ làm cho dịch phức tạp thêm. Nếu như mà tỷ lệ tiêm chủng của trẻ em ở các cái độ tuổi là nó chưa đạt.

PV: Với số ca mắc sởi, ho gà gia tăng như hiện nay, Viện Pasteur TP.HCM đã có chỉ đạo gì đến các địa phương để phòng chống dịch bệnh lây lan thưa ông?

BS. Lương Chấn Quang: Bộ Y tế có khuyến cáo và yêu cầu các địa phương là phải rà soát tiêm bộ đi rét cho những trẻ trong độ tuổi tiêm trọng không phải chỉ của Sởi, không phải chỉ của ho gà mà tất cả các cái mũi vaccine mà trong một cái chương trình tiêm chủng mở rộng và thực hiện xuyên suốt từ đầu năm tới giờ rồi.

Đồng thời thì các địa phương cũng với sự chỉ đạo của Viện cũng đánh giá nguy cơ của sởi đó và ra quyết định đem cách thức tiêm vaccine sởi phòng bệnh này là sẽ triển khai theo kiểu gì, kiểu chiến dịch hay là kiểu tiêm bù, bét thì trên cơ sở đó Bộ Y tế mới ban hành cái kế hoạch chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ 1 - 10 tuổi và TP.HCM đã thực hiện từ cuối tháng rồi. Đây là giải pháp quan trọng trong việc kiểm soát sởi hiệu quả và sớm nhất.

Ngoài ra thì chúng tôi cũng chỉ đạo giám sát chặt cái tình hình dịch khi phát hiện ra các ca bệnh lẻ tẻ, ổ dịch nhỏ là kịp thời điều tra, xử lý khoanh vùng liền. Nếu nó xảy ra ở trường là khoanh vùng ngay. Điều tra có những trẻ nào là chưa tiêm ngừa bởi những kẻ đó sẽ là những trẻ có nguy cơ bị lây nhiễm khi mà học chung với cái trẻ bị mắc.

Rồi ở cộng đồng cũng giống vậy và coi như theo dõi chặt cái nhóm mà tiếp xúc gần để chúng ta hạn chế được cái nguy cơ lây nhiễm.

Nhân viên y tế quận Tân Phú tiêm vắc xin cho trẻ trên địa bàn. Ảnh: HCDC

Nhân viên y tế quận Tân Phú tiêm vắc xin cho trẻ trên địa bàn. Ảnh: HCDC

PV: Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, thì khả năng đáp ứng vaccine ở TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam như thế nào. Và công tác phân bổ, điều phối vaccine về các địa phương được thực hiện ra sao?

BS. Lương Chấn Quang: Vaccine của quốc gia thì lâu nay vẫn là được phân bố theo yêu cầu, nhu cầu, kế hoạch của từng địa phương, kể cả lần chiến dịch tiêm sởi kỳ này. Viện Pasteur TP.HCM thì đã chuẩn bị sẵn sàng tất cả các phương tiện. Viện Pasteur TPHCM phụ trách khu vực phía Nam và có nhiệm vụ là nhận vaccine từ quốc gia cấp về và chuyển ngay cho các tỉnh.

Để đáp ứng cho chiến dịch kỳ này, thì chúng tôi nhận được vaccine bao nhiêu thì chúng tôi lên kế hoạch chuyển ngay. Từ máy bay mới nhận về là phải chuyển ngay như thời COVID-19 vậy để cho các địa phương có đầy đủ vaccine tiêm theo nhu cầu của các địa phương.

PV: Ngày tựu trường đã đến, để tránh dịch lây lan, ông có khuyến cáo gì gửi đến người dân, nhất là với các bậc phụ huynh?

BS. Lương Chấn Quang: Với bệnh sởi, đây là bệnh có thể ngừa được bằng vaccine. Cho nên điều đầu tiên quan trọng nhất đó là trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng là cần phải được đưa tới cơ sở y tế để tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.

Còn với những người không trong độ tuổi đó thì sao thì chúng ta biết mình chưa tiêm được, hoặc là mình không biết là mình đã từng tiêm ngừa chưa thì nên chủ động đi tiêm ngừa để phòng cho bản thân và người xung quanh, đặc biệt là những đối tượng nguy cơ cao như là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, cán bộ y tế, rồi giáo viên.

Còn về phần ngừa bệnh là khi chúng ta có các cái triệu chứng như bị sốt, có triệu chứng hô hấp, rồi sau đó phát ban thì chúng ta phải nghĩ tới liền là khả năng chúng ta bị mắc sởi, chúng ta tới cơ sở y tế khám, chẩn đoán để bác sĩ hướng dẫn cách mình tự chăm sóc hoặc phải nhập viện điều trị cho nó phù hợp.

PV: Xin cảm ơn ông. 

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Khoảng 10h sáng nay (9/9), cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) đã bị sập 2 nhịp cầu do mưa bão. Nhiều người dân cho biết, thời điểm cầu sập, trên cầu có cả ô tô và xe máy.

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

 Giao thông sáng nay (9/9) trên nhiều cung đường tại thủ đô Hà Nội gặp rất khó khăn do nhiều cây xanh bị gãy đổ sau cơn bão số 3 hiện vẫn chưa thể khắc phục, lòng đường bị thu hẹp, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

11h ngày 09/9, theo nguồn tin của PV VOV Giao thông, đến thời điểm này các vị trí sạt lở trên tuyến QL 32 đoạn qua địa phận huyện Mù Cang Chải dã được khơi thông đất đá sạt lở, giao thông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trở lại bình thường.

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Nhà Bè là huyện ngoại thành cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, thông qua quận 7, quận 4, và cũng là huyện có hệ thống sông, kênh rạch bao quanh. Do vậy, những cây cầu kết nối với các quận, huyện khác của thành phố, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương.

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học y tế công cộng tại 10 tỉnh, thành, tỷ lệ đội MBH của trẻ em tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 40-44%, trong đó tỷ lệ đội MBH đúng cách của trẻ dưới 6 tuổi tại Hà Nội chưa đến 20%.

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Những ngày qua mưa, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người, tài sản và đặc biệt nhiều công trình giao thông bị sạt lở, đứt gãy, giao thông nơi bị tê liệt.

Những người “dọn bão”

Những người “dọn bão”

Sau bão số 3, Hà Nội có hàng vạn cây xanh bị đổ. Ngay sau khi bão đi qua, mặc dù vẫn còn mưa, những người dân phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương khắc phục, nhằm sớm ổn định cuộc sống cũng như giao thông tại thủ đô.